Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Hiện tượng ốm nghén chắc chắn rằng không quá xa lạ gì với phụ nữ mang thai. Tuy rằng, không phải ai cũng gặp phải tình trạng này nhưng ở hầu hết các trường hợp thai kỳ đều sẽ phải trải qua. Với từng cơ địa của từng người, mức độ ốm nghén có thể nặng hoặc nhẹ. Vì sức khỏe mỗi người là không giống nhau nên vấn đề ốm nghén bao lâu thì hết được rất nhiều mẹ quan tâm. Do đó, để làm rõ điều này, các mẹ hãy đọc bài viết sau.

Óm nghén bao lâu hếtTình trạng ốm nghén của các bà bầu

Ốm nghén như thế nào?

Giai đoạn mang thai là thời kì xuất hiện nhiều triệu chứng thai kỳ, trong đó có biểu hiện ốm nghén. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các phụ nữ mang thai trong khoảng thời gian 3 tháng đầu. Theo các nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế, tuy không hoàn toàn khẳng định nhưng họ vẫn thấy rằng khả năng cao có hiện tượng ốm nghén là do di truyền từ mẹ hoặc bà. Không chỉ vậy, những thói quen sinh hoạt, ăn uống không đúng giờ, nghỉ ngơi không đúng giấc, sự thụt giảm lượng đường ở trong máu, hệ thần kinh nhạy cảm hơn và các nội tiết tố trong cơ thể tăng lên cũng sẽ khiến cho mẹ bị ốm nghén.

Tuy rằng ốm nghén sẽ mang tới những cảm giác buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, khó chịu… nhưng nó lại có tác dụng rất nhiều trong việc bảo vệ thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng này còn giúp cho các bà bầu tránh bị sảy thai và hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho thai nhi. Mặc dù ai cũng có khả năng sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén nhưng vấn đề này thường sẽ xảy ra nhiều ở những phụ nữ mang đa thai, dễ bị say xe khi đi tàu, đi xe, hay bị mệt mỏi, kiệt sức, mẹ bầu ở lần mang thai đầu tiên hay có công việc liên quan đến tổ chức sự kiện, truyền thông, chịu áp lực công việc.

Óm nghén bao lâu hếtNhững phụ nữ mang đa thai có khả năng cao bị ốm nghén

Ốm nghén xảy ra khi nào?

Ốm nghén gây ra không ít khó chịu cho bà bầu nhưng về mặt sinh học thì hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Nhưng nhiều mẹ vẫn sẽ luôn cảm thấy lo lắng rằng thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất và không thể phát triển được tốt do cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm hơn và không thể ăn một số món như bình thường. Thực tế là hoàn toàn ngược lại, bé vẫn sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng dù mẹ đang bị ốm nghén vì em bé có khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ cơ thể mẹ một cách tự nhiên.

Chỉ trừ trường hợp mẹ bị ốm nghén quá nặng hay đang bị cảm cúm khiến cho tình trạng nôn mửa xảy ra nhiều thì lúc này mẹ sẽ cần bổ sung các vitamin hoặc làm thủ tục nhập viện để theo dõi sát sao tiến trình phát triển của thai nhi. Thời gian diễn ra ốm nghén thường vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng của từng người mà thời điểm ốm nghén có thể khác biệt. Có người sẽ có triệu chứng này sớm vào tuần thai kỳ thứ 4-6. Cũng có mẹ sẽ bị tình trạng này trong suốt thai kỳ cho đến lúc sinh nở.

Ốm nghén kéo dài bao lâu thì hết?

Đối với những người phụ nữ mang thai, ốm nghén là một biểu hiện không hề xa lạ. Ngay sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, mẹ sẽ có hiện tượng thai nghén này. Bằng các cuộc tìm hiểu và nghiên cứu, các bác sĩ cho hay nguyên nhân chủ yếu khiến người mẹ bị thai nghén là do hormone thai kỳ. Loại hormone này sẽ  xuất hiện và lan ra toàn bộ cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho sự hình thành của một sinh linh mới. Vì sự thay đổi này nên cơ thể của mẹ bầu sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen. Trong khoảng thời gian đó, việc buồn nôn, nôn ọe, mệt mỏi hay sợ mùi thức ăn sẽ thường xuyên diễn ra.

Cho đến khi các cơ quan trong cơ thể bé đã phát triển thì các triệu chứng này mới có thể chấm dứt. Tuy nhiên, có nhiều bà bầu có thể chưa hiểu rõ và làm sai cách đã gây nên tình trạng động thai hoặc sảy thai. Chính vì vậy, khi mẹ đang có thai cần để bản thân được thư thái, không lo lắng thì các trường hợp xấu sẽ không xảy ra và bé vẫn sẽ phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Ngoài ra, mẹ vẫn cần nắm được khoảng thời gian có thể bị thai nghén để cho bản thân tâm lý chuẩn bị thật tốt. Với những bà bầu bình thường, ốm nghén thường bắt đầu từ tuần 4-6 của thai kỳ. Nhưng cũng có trường hợp thời gian xảy ra muộn hơn, vào khoảng 8-12 của tuần thai.

Điều này cũng có nghĩa rằng thời gian thai nghén kéo dài sẽ dao động 1-2 tháng. Có điều thời gian này cũng có thể thay đổi do sức khỏe của mỗi người là khác nhau. Có những mẹ bầu sẽ phải chịu kỳ ốm nghén từ lúc mang thai đến khi đứa bé trong bụng chào đời. Dù cho ở tình trạng nào, mẹ vẫn nên an tâm vì đây vẫn là vấn đề sinh lý bình thường, không có gì đáng ngại.

Bà bầu bị ốm nghén nên ăn thứ gì?

Khi bị ốm nghén, bà bầu thường không thể ăn được một số loại thực phẩm hay mùi của chúng vì chỉ cần lại gần mẹ đều sẽ bị buồn nôn, nôn mửa. Dù là vậy, vẫn có những thức ăn không những không ảnh hưởng đến giác quan nhạy cảm của người mẹ mà còn giúp cho tình trạng thai nghén được thuyên giảm đáng kể.

  • Kem trái cây

Có thể nhiều người chưa biết rằng thức ăn lạnh như kem trái cây lại có tác dụng không ngờ giúp cho hiện tượng thai nghén bớt trầm trọng hơn. Vì thế, việc ăn một ít kem trái cây mát lạnh sẽ khả quan hơn nhiều so với việc dùng các loại thực phẩm cay nóng thông thường khác. Nếu mẹ có thời gian, mẹ có tự làm món này tại nhà bằng cách ép trái cây lấy nước rồi để đông đá hoặc thái nhỏ trái cây rồi trộn với sữa và cho vào khuôn làm kem. Công đoạn này chỉ tốn mất 15 phút của bạn nên sẽ không khó khăn gì để có được một món ngon và mát như này.

  • Thanh long

Trong các loại hoa quả, thanh long được xem là thực phẩm rất tốt cho những bà bầu ốm nghén. Chính lượng vitamin dồi dào, phong phú có trong trái thanh long sẽ giúp bổ sung những chất vi lượng cần thiết cho cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, mẹ còn được cung cấp thêm chất xơ và nước làm cho hoạt động tiêu hóa của mẹ hiệu quả hơn, các biểu hiện đầy hơi và buồn nôn sẽ giảm thiểu được đáng kể.

Óm nghén bao lâu hếtViệc bổ sung thanh long sẽ giúp cho mẹ bớt khó chịu khi ốm nghén

  • Nho

Ngoài thanh long ra thì quả nho cũng là trái cây giúp đẩy lùi những cảm giác nôn nao khó chịu ở trong cổ họng người mẹ. Với các dưỡng chất như vitamin C, đường glucose, chất xơ, hệ tiêu hóa và dạ dày của mẹ bầu sẽ được ổn định và hoạt động tốt hơn.

  • Nước trái cây

Không chỉ có kem trái cây mà nước trái cây cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai bị ốm nghén. Nhờ các loại nước trái cây thơm và ngọt này, tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ giảm đi được rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần ưu tiên sử dụng các món nước ép từ chanh, táo, cà chua, chuối. Bởi loại hoa quả này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được kích thích hoạt động tốt hơn, nạp thêm các vitamin C, protein cùng các chất chống oxy hóa khác.

  • Bánh mặn

Một phương pháp khác cũng giúp cải thiện tình hình ốm nghén của nhiều mẹ bầu, đó chính là món bánh mặn. Các loại bánh mặn đều sẽ làm tăng vị giác của mẹ được tốt hơn. Nhờ đó, những cảm giác khó chịu, buồn nôn sẽ dễ dàng biến mất. Nhưng có một điều mà mẹ bầu cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều bánh mặn và cũng cần nạp thêm cho cơ thể những món ăn dinh dưỡng khác. Có như vậy, cơ thể mẹ không bị thiếu chất và tăng huyết áp.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh bánh mặn, các mẹ cũng có thể lựa chọn cho mình bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc hỗn hợp để ăn hằng ngày. Với chất bột đường có trong ngũ cốc nguyên hạt, hệ tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn, lượng axit dư thừa có trong dạ dày sẽ được trung hòa giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng, trào ngược.

Óm nghén bao lâu hếtCác loại ngũ cốc nguyên hạt giúp cho mẹ tiêu hóa được tốt hơn và giảm tình trạng buồn nôn

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm nghén nặng?

Tình trạng ốm nghén là điều thường gặp ở nhiều bà bầu và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại vô cùng khổ sở với chúng khi liên tục bị nôn mửa. Hiện tượng này chính là biểu hiện của ốm nghén nặng. Không như ốm nghén bình thường, ốm nghén nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả hai mẹ con nếu không được chữa trị sớm. Cho nên, khi gặp tình huống này, các mẹ cần gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn vì ốm nghén nặng có thể khiến bà bầu bị mất nhiều nước.

Thêm nữa, vì không thể hấp thu được các chất có trong món ăn, bạn sẽ cần phải cung cấp vitamin B6 để giảm thiểu triệu chứng buồn nôn, tăng khả năng dung nạp chất sắt cùng một số vitamin khác. Hằng ngày nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhẹ và uống thêm nước cam, nước ép cà chua, đu đủ chín. Mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn những món ăn mềm, không bị ngán và dễ tiêu hóa để không bị nôn ngược trở lại gây thiếu chất. Không chỉ vậy, các món ăn tanh, tái sống, nồng mùi cần phải tránh vì chúng có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Việc bổ sung nước cũng là điều vô cùng cần thiết giúp cung cấp lại lượng nước đã mất cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các mẹ cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý và quan trọng nhất là giữ cho tâm lý không bị căng thẳng. Có như vậy, tình trạng ốm nghén sẽ dần dần ít đi.

Kết luận

Vậy là giờ các chị em đã xác định được ốm nghén bao lâu thì hết. Không những thế, mẹ còn có thêm cho mình cách để giảm tình trạng ốm nghén qua chế độ ăn uống hằng ngày. Nhờ đó, mẹ sẽ trải qua được thời gian mang thai thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

Nghén Nặng Sinh Con Trai Hay Gái, Thắc Mắc Của Nhiều Mẹ Bầu

Nguồn tham khảo

  • https://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/ba-bau-bi-Om-nghen-khi-nao-va-trong-bao-lau-thi-giam-3290.html
  • https://vicare.vn/bai-viet/om-nghen-bao-lau-thi-het/
  • https://www.babycenter.com/morning-sickness

 

Rate this post