Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Trong những tháng đầu thai kỳ, ốm nghén là thử thách khó khăn nhất mà các mẹ bầu phải trải qua. Mẹ bầu thường xuyên bị “hành hạ” bởi biết bao triệu chứng khó chịu, đặc biệt là chán ăn, buồn nôn, đau đầu chóng mặt,… Vậy mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì để hết ốm nghén, khỏe cho mẹ, tốt cho thai nhi?

Vì sao ốm nghén lại trở thành “nỗi ám ảnh” của các mẹ bầu?

Hai chữ “ốm nghén” từ lâu đã trở thành “nỗi ám ảnh” đối với các mẹ bầu. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu đặc trưng của ốm nghén đó là buồn nôn và nôn ói kéo dài, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị thực phẩm khiến mẹ bầu trở nên “sợ” thức ăn.

Óm nghén kiêng ăn gìỐm nghén luôn là “nỗi ám ảnh” không của riêng mẹ bầu nào

Thậm chí, nhiều mẹ bầu nghén nặng hầu như không ăn uống được gì, ăn vào là nôn ra trong suốt những tuần đầu tiên của thai kỳ. Những cơn “nghén dở” thường xảy ra nhiều vào sáng sớm, nhưng cũng có thể kéo dài suốt cả ngày khiến cho cuộc sống, thói quen sinh hoạt của mẹ bầu bị đảo lộn.

Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu kéo dài bao lâu?

Tuy có tới hơn 80% mạ bầu bị ốm nghén, nhưng triệu chứng ốm nghén ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Thông thường, khi hết 3 tháng đầu cũng là lúc bà bầu hết ốm nghén và cảm thấy tươi tỉnh, khỏe khoắn hơn. Nhưng cũng có trường hợp bà bầu nghén nặng đến vài tháng, có khi còn kéo dài đến lúc sinh.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,… là những triệu chứng thường gặp của bệnh ốm nghén. Các triệu chứng này khiến mẹ bầu khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Sau đó, dẫn đến hệ lụy là mẹ sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, ngáp ngủ liên tục, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ.

Nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá, vì tình trạng “nghén ngẩm” sẽ giảm dần vào khoảng tuần thứ 14- 16 của thai kỳ. Chỉ còn sót lại một vài cơn buồn nôn khác nhau có khi kéo dài đến tuần thứ 20, hoặc thậm chí lâu hơn với những mẹ bầu sức khỏe yếu.

Việc mẹ bầu bị nghén nặng, nôn mửa nhiều làm giảm nồng độ pH trong máu. Đồng thời, hiện tượng này lại làm tăng acid dạ dày, gây nguy hiểm cho thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nếu công việc nặng nhọc quá có thể xin nghỉ sinh sớm. Bởi lẽ, mệt mỏi kéo dài có thể làm cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì?

Nghe có vẻ khó tin, nhưng lời khuyên dành cho mẹ bầu bị ốm nghén lại là nên tích cực ăn uống càng nhiều càng tốt. Bởi lẽ, thức ăn chính là những “phương thuốc” tốt nhất giúp mẹ bầu mau chóng vượt qua được tình trạng ốm nghén. Vậy, bà bầu bị ốm nghén ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất?

Kem trái cây có thể làm giảm cơn buồn nôn: Một gợi ý không tồi dành cho các mẹ bị ốm nghén là nên ăn một vài món lạnh, thanh mát như kem trái cây. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên tự làm cho mình một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây, thêm chút sữa và để đông đá. Nếu mẹ bầu có sở thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì thay vì ép, mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn vào sữa và để đông đá là có ngay món kem thơm ngon rồi.

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì? Hãy lựa chọn quả thanh long: Thanh long là một trong những loại quả rất mát lành, có tác dụng củng cố hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Không chỉ có thế, với lượng vitamin phong phú, thanh long sẽ bổ sung những chất vi lượng cần thiết cho thai nhi khỏe mạnh hơn. Mặt khác, mẹ bầu ăn thanh long sẽ có 1 lượng nước và chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm táo bón, đầy hơi và buồn nôn.

Mẹ bầu bị óm nghén ăn gì tốt cho thai nhiQuả thanh long giúp mẹ bầu “đánh bay” cơn ốm nghén nhanh chóng

Quả nho giúp cho mẹ bầu ổn định dạ dày: Đối với những mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn, khó chịu nơi cổ họng, thì vị chua ngọt của nho sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu đấy. Nho tươi cũng là một thực phẩm cung cấp cho các mẹ vitamin C, chất xơ và đường glucose giúp ổn định dạ dày và dễ tiêu hóa. Quả là một gợi ý thật hoàn hảo cho câu hỏi “ốm nghén ăn gì”, phải không nào?

Bánh mặn – “trợ thủ” đắc lực cho các mẹ bị nghén: Những món ăn có vị mặn là “cứu tinh” của các mẹ trước cảm giác buồn nôn thường trực. Các mẹ bầu nên “thủ” sẵn một hộp bánh quy giòn, hơi mặn ở gần mình nhất để có thể “nhấm nháp” bất cứ khi nào cần thiết nhé. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều bánh mặn vì có thể gây tăng huyết áp. Chính vì vậy, dù bánh mặn có thể giúp chấm dứt cơn ốm nghén “vật vã”, mẹ không nên ăn quá nhiều mà vẫn phải bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhé.

Mẹ bầu bị óm nghén ăn gì tốt cho thai nhiBánh quy giòn mặn là lựa chọn hoàn hảo cho cơn ốm nghén

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì? Đừng quên các loại ngũ cốc nguyên hạt: Một trong những món ăn trong thực đơn dành cho các mẹ bị ốm nghén đó là các món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt. Thực ra, ngũ cốc cũng chính là một phần tất yếu trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người chứ không riêng gì bà bầu.

Các mẹ có biết, món ăn làm từ ngũ cốc nguyên hạt như: bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng hay đơn giản là bột ngũ cốc hỗn hợp lại cực kỳ hiệu quả trong việc đẩy lùi khó chịu do ốm nghén. Bởi lẽ, chất bột đường trong ngũ cốc sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, ngũ cốc còn giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm các cơn ợ nóng, trào ngược cho mẹ.

Những thực phẩm nào mẹ bầu nên tránh?

Tình trạng ốm nghén thường diễn ra ở những tháng đầu của thai kỳ. Đây có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất của thai nhi. Bởi lẽ, lúc này em bé chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung, đồng thời, cơ thể người mẹ cũng chưa hoàn toàn thích nghi với việc có mặt của bé.

Chính vì lẽ đó, các bà bầu cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và đủ chất để giúp bé phát triển tốt. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất, không hợp lý có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé sau này, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, thậm chí là thai lưu, sảy thai.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu với tâm lý “ăn cho 2 người” nên thỏa sức ăn uống vô tội vạ. Thực ra, mẹ bầu nên tránh tuyệt đối một số thực phẩm như: thực phẩm tái sống (cá sống, gỏi cá, thịt tái, rau sống chưa rửa sạch,…), các loại thực phẩm nhiễm độc hay các thực phẩm chưa tiệt trùng.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tránh xa các thức uống có hại như rượu, bia, các loại thuốc lá và các chất kích thích để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, cho dù “nghiện” đến mấy, các mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm nóng, cay, đồ ăn nhiều gia vị. Bởi lẽ, các thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, khiến cho tình trạng ốm nghén càng tồi tệ mà thôi.

Mẹ bầu bị óm nghén ăn gì tốt cho thai nhiMẹ bầu nên tránh xa các chất có hại như rượu, bia, thuốc lá

Không chỉ có vậy, với một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, dứa, nhãn, khoai tây mầm,… thì chị em nên kiêng tuyệt đối trong thời gian đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu nên “loại thẳng tay” các thực phẩm đóng gói sẵn như xúc xích, cá hộp, thịt hộp,… ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình nhé. Bởi lẽ, đây là những món ăn tuy tiện lợi nhưng lại chứa nhiều muối nitrat không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Làm thế nào để phòng tránh ốm nghén trong suốt thai kỳ?

Để tận hưởng điều tuyệt vời nhất của người phụ nữ đó là làm mẹ, hầu hết các bà bầu đều phải trải qua những cơn ốm nghén. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ốm nghén kéo dài mà không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trở nên tồi tệ.

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng ốm nghén, nôn ói trong thời gian này, mẹ bầu nên chia thành các bữa nhỏ, ăn thành nhiều bữa mỗi ngày. Không nên ăn quá no vì sẽ gây chướng bụng, khó tiêu và tăng cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, mẹ bầu không nên vừa uống vừa ăn, nên uống các loại nước, sữa, nước trái cây,… trong thời gian 1- 2 tiếng giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.

Trong khi chế biến thức ăn, mẹ bầu không sử dụng nhiều loại thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, sả, mắm tôm,… và không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào,… để tránh các cơn ợ chua, trào ngược, nôn mửa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Đồng thời, mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm có thể giúp giảm cơn ốm nghén như: quế, cam thảo, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng,… để chế biến thức ăn.

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vi chất như vitamin D, vitamin A, sắt, canxi, acid folic, protein,… đầy đủ để thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cần bổ sung theo đúng tiêu chuẩn, vừa phải, tránh tình trạng thừa chất sẽ dễ gây ra các bệnh nguy hiểm khác cho thai nhi.

Với những thông tin ở trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ không còn phải vất vả tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “ốm nghén nên ăn gì” nữa nhé. Với những thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm ở quanh ta, chuyện ăn uống để phòng tránh những cơn ốm nghén cho mẹ bầu đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết!

Xem thêm:

Bà Bầu Nghén Nặng Phải Làm Sao Mới Tốt

Nguồn tham khảo:

  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-om-nghen-nen-an-gi
  • https://vn.theasianparent.com/bau-3-thang-dau-khong-nen-an-gi-va-cach-de-han-che-om-nghen
  • https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant

 

3.5/5 - (2 votes)