Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Khi mang bầu, không ít chị em bị ốm nghén, tùy theo cơ địa mỗi người, mức độ ốm nghén cũng khác nhau. Trong đó, có người bị những cơn ốm nghén, nôn ói “hành hạ” cả ngày khiến cơ thể mất nước, không ăn được gì, người mệt lả, vật vã, thậm chí là kiệt sức. Chính vì vậy, vấn đề ốm nghén nặng phải làm sao chính là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ốm nghén nặng?

Những tuần đầu khi mới có thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng mẹ bầu, khả năng thích nghi với những “vật thể lạ” này có thể ở mức độ nhanh, chậm khác nhau.

Và chính điều đó quyết định bà bầu bị nghén nặng hay nhẹ. Tình trạng nghén không giống nhau, có mẹ nghén nhẹ, đôi khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, thậm chí có người không nghén.

Mẹ bầu bị óm nghén nặngỐm nghén là tình trạng mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải

Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì có thể bị buồn nôn, nôn nhiều đến mức không ăn được, thậm chí sợ hãi những thức ăn vốn quen hàng ngày. Có người thì nghén ăn 1 món nào đó hoặc nghén ngủ, tức là luôn cảm thấy buồn ngủ, bất kể thời gian nào trong ngày. Điều này được lý giải là do hiện tượng ốm nghén gây ức chế thần kinh và mẹ bầu buồn ngủ là phản xạ để cơ thể giải tỏa ức chế đó.

Thông thường, thai phụ hay nghén từ tuần 4 – 20, sau đó, khi cơ thể mẹ đã thích nghi dần với phôi thai thì tình trạng ốm nghén cũng giảm dần và hết. Cá biệt có một số mẹ bị nghén đến tận khi sinh.

Đối với tất cả các mẹ bầu, bị nghén khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, khi bị nghén nặng, mẹ bầu cũng không loại trừ hiện tượng đa thai hoặc chửa trứng (trứng bị hỏng nhưng gai rau vẫn phát triển nhờ máu mẹ). Do đó, khi bị ốm nghén nặng, thai phụ nên đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa sản để tầm soát, loại trừ hai nguyên nhân trên.

Theo 1 nghiên cứu mới đây cho rằng, mẹ bầu bị nghén nhiều chứng tỏ thai nhi đang phát triển hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, nếu cảm giác nghén đang nghiêm trọng mà lại đột ngột chấm dứt thì mẹ bầu cũng nên đi gặp bác sĩ ngay vì khả năng thai chết lưu là rất cao.

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng có nguy hiểm không?

Cũng giống như những triệu chứng ốm nghén thông thường, khi bị ốm nghén nặng, mẹ bầu cũng có những dấu hiệu phổ biến như: buồn nôn, nôn ói, đau đầu, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,… Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói sẽ trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu bị nôn nhiều và nôn khan thường xuyên, chiếm phần lớn thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống, nghỉ ngơi.

Ở những mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng có nhiều bà bầu bị nghén nặng, nôn ói suốt thai kỳ, ăn vào là nôn ra hết. Tình trạng nghén nặng không chỉ làm acid trong máu tăng cao mà còn khiến cơ thể bị nhiễm kiềm do nôn nghén nhiều. Không chỉ có vậy, mẹ bầu nôn nhiều cũng làm rối loạn cân bằng acid ở dạ dày và hạ thấp nồng độ kali của cơ thể rất nguy hại.

Nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng đến nỗi không ăn được gì thì cần uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, cua,… Đồng thời, cần chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm rau tươi, trái cây bất cứ lúc nào thấy đói.

Với những trường hợp mẹ bầu bị nôn ói nhiều gây mất nước, suy nhược cơ thể, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Tránh để lâu dài không có biện pháp khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị óm nghén nặngChứng ốm nghén nặng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng phải làm sao để phòng tránh?

Ngay từ khi mới có thai và đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc ăn uống của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Thế nhưng, có một số chị em không thể ăn uống đầy đủ để đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng do thời gian ốm nghén kéo dài 5, 6 tháng khiến họ kiệt sức.

Bởi lẽ, tình trạng ốm nghén nặng làm giảm sức ăn tự nhiên của mẹ bầu nên trong giai đoạn đầu thai nhi tăng trưởng rất ít, cá biệt có những em bé không tăng chút nào so với lúc chưa có thai. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén nặng, ói mửa rất cần được khắc phục để thai nhi phát triển được bình thường.

Những tháng cuối thai kỳ, khi hết ốm nghén, thai phụ cần ăn nhiều hơn để nạp vào đủ năng lượng cho cơ thể. Bằng cách ăn thêm bữa phụ và tăng lượng thức ăn cho cả ngày so với khi chưa mang thai.

Mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ các thức ăn như thịt, cá, trứng, đậu,… để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần hàng ngày. Bên cạnh đó, thai phụ cần uống thêm khoảng một ly sữa bầu, một viên đa sinh tố – trong đó có cả acid folic mỗi ngày.

Mẹ bầu bị óm nghén nặngMẹ bầu cần tăng lượng thức ăn và chia thành nhiều bữa nhỏ

Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong quá trình mang thai?

Trong thời gian mang thai, chị em cần tránh làm việc nặng, vận động nhiều, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sảy thai, thai lưu. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên cố gắng không để bị các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubella vì các bệnh này có khả năng gây dị dạng cho thai nhi.

Khi có thai, dù đang bị mất ngủ, mẹ cũng không được dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần. Trước đây đã từng có trường hợp những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide để trị mất ngủ, đến khi con sinh ra bị dị tật, không có chân, tay. Cho nên, nếu muốn dễ ngủ hơn, mẹ có thể dùng hạt sen nấu cháo hoặc chè để ăn sẽ giúp ngủ ngon hơn.

Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không dùng vitamin A liều cao, ngay cả các loại thuốc thoa bên ngoài để trị mụn trứng cá cũng phải cẩn trọng. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh xa môi trường có khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy và dị tật sau này.

Mẹ bầu nên ăn gì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?

Mẹ bầu có thể ăn các loại thức ăn thanh đạm, ít gia vị, tránh các đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ,… để giảm các triệu chứng ốm nghén và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Để không bị đói giữa đêm, mẹ bầu nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, mẹ nên uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ để giúp cho dạ dày trung hòa axit đồng thời giúp cho giấc ngủ sâu hơn và không bị cảm giác buồn nôn “đánh thức” giữa đêm.

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng phải làm sao? Hàng ngày, mẹ bầu nên cố gắng uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Theo kinh nghiệm của các mẹ bầu truyền cho nhau, việc uống từng ngụm nhỏ một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh hoặc gừng tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Quả thật, nếu cơn buồn nôn kéo đến, mẹ bầu hãy nhanh chóng kiếm 1 quả chanh tươi và ngửi nó.

Mẹ bầu bị óm nghén nặngNước chanh có thể giúp mẹ bầu xua tan cảm giác buồn nôn khó chịu

Phương châm hàng đầu của mẹ bầu đó là ăn bất cứ khi nào có thể để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Chính vì vậy, nếu bị ốm nghén nặng không ăn nổi, mẹ bầu hãy dành thứ tự ưu tiên các món ăn “khoái khẩu” của mình. Tránh những thực phẩm quá chua, cay, nóng vì sẽ gây đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.

Chị em “bầu bí” có thể ăn một số thực phẩm có tác dụng làm dịu cơn ốm nghén, như:  ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh tây nhạt, mặn, không đường hoặc ít đường. Bên cạnh đó, các loại đậu nhiều tinh bột, bắp cải luộc, các món ăn chứa carbone hydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá,… cũng là một lựa chọn không tồi cho mẹ bầu đấy nhé.

Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và hãy tập làm quen với tất cả các sản phẩm từ gừng như: kẹo gừng, trà gừng, hàng ngày mẹ có thể dùng gừng tươi đun sôi pha với mật ong để uống thay nước. Mặt khác, cần tránh xa các món ăn có mùi vị lạ khiến mẹ bầu buồn nôn.

Trong thời gian mang thai, cơ thể nặng nề, mệt mỏi, cho nên mẹ hãy ngủ bất cứ lúc nào có thể để nhanh hồi phục sức khỏe. Tránh xa môi trường nhiều mùi hỗn hợp cũng là một cách để mẹ bầu hạn chế các cơn nghén có thể đến bất chợt.

Những cách trị ốm nghén đơn giản mà hiệu quả

Nếu đã thử nhiều cách chữa ốm nghén mà không hiệu quả, chị em có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn hàng ngày gồm:

Buổi sáng ăn 2-3 chiếc bánh quy lạt khô với phô mai và 1 ly sữa. Buổi trưa ăn món hỗn hợp gồm chuối, cơm, táo nấu nhừ, thêm vào một chút đường cho dễ ăn. Buổi tối ăn bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc ngậm gừng đóng viên nang, bia gừng. Sau khi ăn đợi thêm 30 – 45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống khác.

Với chế độ ăn như trên, các mẹ bầu có thể yên tâm không còn lo lắng những cơn ốm nghén “ghé thăm” thường xuyên nữa nhé. Trong trường hợp mẹ bầu dùng đồ uống mà bị nôn ói, có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước chanh cho đến khi tan dần trong miệng.

Khi đã khó ăn, bạn không cần phải mất thời gian trong việc chọn các món bổ dưỡng mà chỉ cần ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được như kẹo, bánh quy, hoa quả, uống nước mía, nước quả ép, uống súp, canh,… Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn ăn chín, uống sôi.

Đến đây, chắc hẳn mẹ bầu đã biết được khi ốm nghén nặng phải làm sao rồi đúng không nào? Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nôn nhiều hơn 4-5 lần/ngày, không thể ăn uống được bất cứ thứ gì thì cần tìm các biện pháp để ngăn chặn ngay cơn nghén. Nếu tình hình càng trở nên khó kiểm soát khi cơ thể trở nên mệt mỏi và bị giảm cân, nôn kèm máu, ngất xỉu,… mẹ bầu cần được đưa đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc nhé.

Xem thêm:

Bật Mí Cách Trị Ốm Nghén Khi Mang Thai Tại Nhà An Toàn

Nguồn tham khảo:

  • https://baodinhduong.com/om-nghen-khong-duoc-phai-lam-sao/
  • https://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/Om-nghen-nen-an-gi-cach-chua-khi-bi-om-nghen-nang-cho-phu-nu-2652.html
  • https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/

 

Rate this post