Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Đối với phụ nữ mang thai, các triệu chứng thai kỳ đều gây nên những biểu hiện, tình trạng nhất định. Có triệu chứng sẽ ảnh hưởng mạnh đến thể trạng của người mẹ và cũng có những tình trạng không gây nguy hiểm gì. Trường hợp thai nghén cũng vậy.

Tùy vào mức độ ốm nghén mà mẹ bầu sẽ bị nhẹ hay nặng. Nhưng dù ở tình huống nào mẹ cũng đều bị mất đi một lượng nước nhất định. Lúc này, có thể nhiều mẹ đang tự hỏi ốm nghén có nên truyền nước, truyền dịch không. Để trả lời, hãy cùng chúng tôi đi nghiên cứu vấn đề này.

Óm nghén có truyền dịchHiện tượng ốm nghén khi mang thai của người phụ nữ

Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Khi quá trình ốm nghén xảy đến, giác quan của các mẹ bầu, đặc biệt là khứu giác thường sẽ nhạy cảm hơn, dẫn đến cảm giác khó chịu trước một số mùi đồ ăn. Từ đó, mẹ sẽ bị hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Chính vì thế, việc tiếp nhận và bổ sung dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ đã lo lắng rằng khi bản thân không ăn uống được gì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và lớn lên bình thường. Có được điều này là do bản năng của bé. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi vẫn có thể hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Chỉ trừ những mẹ bầu bị ốm nghén nặng, nôn mửa liên tục mới là điều đáng ngại. Lúc này, người mẹ sẽ cần nhập viện ngay để được điều trị.

Vì thế, về cơ bản, ốm nghén không phải là vấn đề quá nghiêm trọng có thể gây hại cho tính mạng của mẹ và bé. Với những bà bầu bị ốm nghén ở mức độ bình thường, thời gian xảy ra thường vào tuần 8-12 trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xuất hiện sớm hơn, vào tuần thai thứ 4-6 hoặc kéo dài suốt những tháng mang thai đến lúc lâm bồn. Do đó, kỳ thai nghén của mỗi người sẽ là không giống nhau do thể trạng của từng người là khác nhau.

Ốm nghén trong bao lâu thì hết?

Như mọi người đã biết, tuần thai thường xảy ra ốm nghén của đa số bà bầu là tuần thứ 8 đến 12. Nhưng đôi khi cũng sẽ xảy ra trong tuần thai thứ 4 đến tuần thai thứ 6. Chính khoảng thời gian này cũng nói lên rằng thời gian mà ốm nghén diễn ra sẽ nằm trong khoảng 1 đến 2 tháng hoặc cũng có thể ngắn hay dài hơn. Do đó, thời điểm kết thúc ốm nghén cũng sẽ khác nhau tùy từng cơ thể. Nếu thời gian nghén kéo càng dài thì mẹ sẽ phải chịu từng ấy thời gian và ngược lại.

Ốm nghén không ăn được thứ gì?

Với những mẹ bầu thì tình trạng ốm nghén là biểu hiện thường thấy. Khi đó, mẹ sẽ gặp phải các triệu chứng nôn ói, mệt mỏi và sợ ngửi phải một số mùi, đặc biệt là trong khi ăn uống. Nhưng không phải món ăn nào mẹ cũng gặp phải tình trạng buồn nôn như vậy. Chỉ có những thực phẩm có mùi quá nồng, những món ăn tanh, còn tái hoặc sống sẽ dễ khiến cho bà bầu bị ốm nghén trầm trọng. Vì thế, các chị em khi có thai cần tránh xa những thức ăn gây ảnh hưởng nặng như vậy.

Óm nghén có truyền dịchBà bầu khi bị ốm nghén không thể ăn những thức ăn chưa chín vì nó có thể khiến tình hình trở nên nặng hơn

Ốm nghén có nên truyền nước, truyền dịch không?

Vì trong khi ốm nghén bà bầu thường có cảm giác buồn nôn và hay nôn mửa những thức ăn đã ăn vào trong bụng. Cho nên, mẹ bầu thường bị mất nước và luôn trong tình trạng mệt mỏi trong giai đoạn này. Và để bản thân có thể khỏe hơn, nhiều mẹ thường mong muốn truyền dịch. Tuy nhiên liệu truyền nước hay truyền dịch khi bị ốm nghén có nên hay không và việc làm này có ảnh hưởng tới thai nhi không. Theo các bác sĩ, thì dịch truyền vào cơ thể người sẽ gồm có 4 loại:

  • Loại 1 (truyền nước): ở loại này, người bệnh sẽ được bổ sung nước và các chất điện giải như glucose, muối natri clorid hoặc ringer lactat.
  • Loại 2 (truyền natri bicarbonat): với những ai bị bệnh, thừa toan hay thừa kiềm đều sẽ được cung cấp chất này. Nhờ có nó, bệnh tan huyết ở người bệnh sẽ được cải thiện và chất kiềm có trong cơ thể sẽ được cân bằng trở lại.
  • Loại 3 (truyền năng lượng và chất dinh dưỡng): trong những loại dịch truyền, thì dịch loại 3 thường bị nhiều người hiểu sai và lạm dụng. Với dịch này, các axit amin cần thiết, vitamin, chất khoáng và một số chất béo sẽ được truyền vào cơ thể người bị bệnh.
  • Loại 4 (truyền thay thế máu): với những ai bị mất máu thì đây là một loại dịch cần thiết. Với dextran có trong dịch truyền loại 4, máu của người bệnh có thể dễ dàng được tái tạo và thiết lập lại.

Tuy những loại dịch truyền trên đều có tác dụng giúp người bệnh khôi phục sức khỏe được nhanh hơn nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Với những bệnh nhân bình thường thì chúng sẽ giúp ích rất nhiều. Nhưng đổi lại là những bà bầu đang bị ốm nghén thì tuyệt đối không thể thực hiện công đoạn truyền dịch. Bởi thời điểm truyền dịch sai có thể khiến cho cả mẹ lẫn con gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, việc truyền nước hay truyền dịch này còn được quyết định tùy vào sức khỏe của thai phụ. Nếu mẹ chỉ ốm nghén trong 3 tháng đầu và ở mức bình thường thì việc truyền dịch là không cần thiết. Điều cần làm lúc này là mẹ nên thư giãn, chọn lựa những thực phẩm tốt cho thai nghén và nghỉ ngơi đầy đủ. Sau thời gian ốm nghén thì tình hình sức khỏe của mẹ sẽ trở lại bình thường. Còn với trường hợp cơ thể người mẹ quá yếu và không thể ăn hay uống được thứ gì thì lúc này mẹ bầu mới cần được truyền dịch. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cả quá trình, các mẹ cần tìm đến những nơi uy tín và có tay nghề bác sĩ cao.

Ốm nghén có bị sốt không?

Tuy rằng khi ốm nghén có thể xảy ra một số triệu chứng nhưng chúng chỉ là những cơn buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi chứ không hề có sốt. Việc mẹ bầu bị sốt trong giai đoạn thai nghén có khả năng cao là do cơ thể mắc phải bệnh nhiễm trùng nào đó. Qua nghiên cứu, người ta thấy được rằng khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, bị cảm cúm, đường hô hấp hoặc túi ối bị nhiễm trùng… đều có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên gây ra sốt.

Lý do khiến mẹ bầu bị sốt thường là do bị nhiễm bệnh từ những vi khuẩn gây hại chứ không phải từ triệu chứng ốm nghén

Cộng vào đó, sức khỏe yếu ớt, khả năng đề kháng không được tốt và tình hình ốm nghén càng tạo thuận lợi cho những vi khuẩn gây hại xâm nhập và truyền bệnh. Mặc dù sốt không phải do ốm nghén nhưng nó vẫn có thể gây nên những hậu quả khó lường như dọa sảy thai, đẻ non, bé bị dị tật, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ… nếu bà bầu bị sốt cao và không chạy chữa kịp thời. Chính vì điều này, mẹ cần phải luôn quan sát từng biểu hiện và sự thay đổi của chính mình.

Triệu chứng đau bụng khi bị ốm nghén

Ngoài các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi ốm nghén, đau bụng cũng có thể xảy ra ở một số bà bầu. Nhưng hiện tượng này hay xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các bác sĩ chẩn đoán rằng đây chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường cho thấy sự kết nối giữa mẹ và thai nhi đang dần được hình thành. Những cơn đau này không quá dữ dội mà chỉ lâm râm ở vùng bụng dưới giống hệt với lúc chị em trong chu kỳ kinh nguyệt vậy. Và nguyên nhân khiến bà bầu đang ốm nghén bị đau bụng là do:

  • Trứng di chuyển đến buồng tử cung và làm tổ ở đó: sau khi trứng gà tinh trùng gặp nhau hình thành nên hợp tử, lúc này phôi thai sẽ bắt đầu hành trình đến buồng tử cung. Trong giai đoạn đầu bám vào buồng tử cung để làm tổ, cơn đau bụng có thể sẽ xuất hiện. Cho đến khi tình hình của phôi đã được ổn định thì triệu chứng đau bụng cũng tự nhiên mà hết.
  • Dạ dày bị co thắt: không chỉ bị buồn nôn mà vấn đề tiêu hóa của mẹ bầu bị ốm nghén cũng gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, estrogen thay đổi càng làm cho vùng bụng co thắt lại và gây nên những đau đớn cho người mẹ.
  • Bị chứng táo bón, khó tiêu: bên cạnh chứng đau bụng do dạ dày, mẹ còn có thể bị đau do đầy hơi, ăn không tiêu. Vì tình trạng này, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để ăn.

Óm nghén có truyền dịchMẹ bầu bị đau bụng khi ốm nghén

Tình trạng ốm nghén đau đầu chóng mặt

Dù rằng ít xảy ra nhưng cảm giác đau đầu chóng mặt khi đang ốm nghén vẫn có khả năng xảy đến. Lý do gây nên điều này thường vì những thay đổi trong cơ thể người mẹ cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ hằng ngày. Nếu mẹ bầu chủ quan không đi khám từ sớm, bản thân có thể sẽ bị tiền sản giật, cao huyết áp, cơ thể bị sưng phù, dư thừa lượng đạm có trong nước tiểu… Từ đó dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Kết luận

Bạn thấy đấy, không phải ai cũng có thời điểm ốm nghén giống nhau, có tình trạng nặng nhẹ khác nhau cũng như ốm nghén có nên truyền dịch, truyền nước không. Cho nên, cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu từ trước hiện tượng ốm nghén này. Từ đó, bạn sẽ biết nên ăn gì, nên làm gì để giảm triệu chứng khó chịu này.

Xem thêm:

Bao Lâu Mới Hết Ốm Nghén – Thắc Mắc Thường Gặp Của Mọi Mẹ

Nguồn tham khảo

  • https://unix2.com/om-nghen-co-nen-truyen-nuoc/
  • https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-co-nen-truyen-nuoc-de-giam-om-nghen-khong.html
  • https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/

 

5/5 - (2 votes)