Updated at: 22-04-2020 - By: admin

Về cơ bản, bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Trĩ thường không tạo ra biến chứng vì chúng rất phổ biến: khoảng 20-50% phụ nữ sẽ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở một mức độ nhiều hay ít. Có 1 điều đặc biệt là hầu hết phụ nữ đều không mắc bệnh trĩ cho đến khi họ mang thai.

Được mang thai và làm mẹ luôn là một điều vô cũng hạnh phúc của mỗi bà mẹ, nhưng để sinh ra một em bé, bà mẹ nào cũng phải trải qua những “người bạn đồng hành” không mấy dễ chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý khi mang thai. Trĩ (lòi dom) là một trong những chứng khiến bà bầu khó chịu nhất.

Tại sao mang thai dễ bị trĩ?

Mang bầu, chị Trần Duyên (ở Hưng Yên) đã rất khổ sở vì ốm nghén. Vừa mới cảm thấy ăn uống được chút thì chị lại khốn khổ vì chứng táo bón. Sang tháng thứ 7 thai kỳ, chị hay bị táo bón và đi ngoài ra máu. Sau một lần đi ngoài, chị lại thấy hậu môn “xổ” ra cục thịt thừa kèm theo cảm giác vướng víu, đau rát. Tình trạng khó nói này khiến chị cảm thấy khó chịu, nhất là rất khó tiểu tiện, cuộc sống bị ảnh hưởng. Đi khám chị được chẩn đoán bị trĩ.

Trĩ khi mang thai

Trước khi mang bầu chị Bùi Thị Thảo (ở Hà Nội) đã bị bệnh trĩ độ 1. Thai càng lớn khiến cơ thể chị càng nặng nề ngại di chuyển, vận động trong khi công việc của chị lại hay ngồi nhiều, cũng vì vậy mà bệnh trĩ ngày càng nặng. Mỗi khi đi vệ sinh với chị là nỗi ám ảnh tới bởi chứng táo bón rồi chảy máu thành từng giọt như bị đứt tay. Đi vệ sinh đã khổ, ngồi một chỗ cũng không yên bởi vừa đau rát, vướng víu và hàng tá bất tiện khác.

“Nhiều lúc mình phải xin nghỉ làm vì rất khó chịu. Giờ không biết làm thế nào để thoát khỏi bệnh trĩ, nếu cứ bị những triệu chứng bệnh trĩ hành hạ thế này không biết sinh con xong sẽ chăm con kiểu gì nữa”, chị Thảo lo lắng.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam cho biết, thực chất trĩ là đám rối mạch máu ở hậu môn bị cương lên, khi mạch máu to ra, cơ thể thấy lạ thì tống ra ngoài, thuật ngữ chuyên khoa gọi là đám rối trĩ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh trĩ. Tuổi từ 15 trở lên và càng nhiều tuổi càng hay gặp.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ. Có thể trước khi mang thai người phụ nữ đã mắc và khi mang thai trĩ sẽ nặng hơn. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7-8 người bị bệnh lý này. Nguyên nhân do khi mang bầu, nội tiết thay đổi nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai tăng lên.

Thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Hơn nữa do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón, khó đi cầu. Khi táo bón buộc phải rặn gây áp lực lên hậu môn, rặn lâu dài sẽ chuyển sang trĩ, búi trĩ to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.Trĩ khi mang thai

Với những người phụ nữ có thai lại kèm thêm bệnh như viêm đại tràng, táo bón, gan, đái đường hay mắc một số bệnh cấp tính phải uống nhiều kháng sinh thì nguy cơ bị trĩ càng nặng hơn.

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho việc mang thai bị trĩ. Dưới đây là một số nguyên do phổ biến nhất:

  •  Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
  •  Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
  •  Sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ: Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn  40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi
  •  Mẹ bầu có tiền sử bệnh trĩ , nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn.

Bệnh trĩ là chứng khó tránh khỏi khi mang thai vì thế các bà mẹ nên trong mong vào sức đề kháng, sinh hoạt của mình để tránh bị căn bệnh này.

Biểu hiện nhận biết khi mắc bệnh trĩ là gì ?

Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Trĩ không biến chứng, ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn. Triệu chứng chính là xuất huyết.

 

Trĩ khi mang thai

Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh trĩ trong nhiều hơn là trĩ ngoài với những biểu hiện điển hình là xuất huyết và sa búi trĩ. Khi mắc dạng trĩ trong, mẹ bầu có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Còn khi ở dạng trĩ ngoài tạo cảm giác như có một vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng  như một quả nho. Các mẹ có thể lấy một cái một gương và kiểm tra.

  • Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số bà bầu mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy mình bị trĩ  mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.
  • Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác. Mẹ bầu nên lien hệ với bác sĩ khám kỹ vì sẽ tốt hơn cho sự an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
  • Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể.
  • Sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Biện pháp điều trị giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ ở bà mẹ mang thaiTrĩ khi mang thai

Bệnh trĩ gây rất nhiều khó chịu cho mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu mắc bệnh trĩ không thể dùng thuốc như người thường được vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ cùng tham khảo các mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bổ ích dưới đây nhé:

  • Tránh táo bón: Đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều  khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ.
  • Uống nhiều nước ít nhất là 2,5 lít một ngày: Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác…có thể giúp bạn tránh táo bón.
  • Không nên ngồi quá lâu: Việc ngồi lâu càng làm tăng áp lực ổ bụng và làm cho bệnh trĩ nặng them.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Không nên sử dụng các giấy lau khô cứng mà nên dùng khăn mềm , ướt để tránh làm tổn thương hậu môn.
  • Tắm bằng nước ấm: giúp tuần hoàn máu dễ dàng, giảm sưng, đau các búi trĩ.
  • Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh vì điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh.
  • Chú ý về chế độ ăn uống: ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ  hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.

Trĩ có thể gây nhiều đau đớn và cảm giác hơn khi chúng nhô ra ngoài. Tìm cách nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại bên trong hậu môn, nó sẽ giúp làm giảm sự khó chịu và ứ máu. Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ nhằm biết cách tốt nhất để làm việc đó, xua tan cảm giác khó chịu, đau đớn và bảo vệ sức khỏe cả mẹ bé. 

Xem thêm:

Mang Thai Bị Xuống Máu Chân Có Nguy Hiểm Không

5/5 - (2 votes)