Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Thời gian phát triển thai kỳ ở từng người là không giống nhau. Mỗi bà bầu cũng lại có các cách để an thai, sinh hoạt, ăn uống bổ sung dinh dưỡng hàng ngày khác nhau. Chính vì vậy, sẽ có những người có thói quen, chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn đến tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu. Vậy hiện tượng này nghiêm trọng không? Sức khỏe liệu có bị ảnh hưởng bởi vấn đề của người mẹ không? Bài viết này sẽ lý giải thắc mắc này của các chị em.

Xem thêm:

Ra Máu Khi Mang Thai Khi Nào Nguy Hiểm, BS Trả Lời

 

Đi Cầu Ra Máu Khi Mang ThaiTình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu khiến bà bầu lo lắng

Nguyên nhân, triệu chứng khiến bà bầu bị đau bụng và đi ngoài ra máu

Khi mẹ bầu mang thai được một thời gian khá dài, chắc chắn rằng kích thước và cân nặng bào thai sẽ lớn dần theo khoảng thời gian đó. Em bé cũng từ từ được hình thành rõ nét. Chính lúc này, việc phát triển của thai nhi đã phần nào tạo sức ép lên cơ quan vùng chậu khiến nó phải chịu một lực lớn đè nặng lên. 

Bên cạnh đó, là chế độ ăn uống hằng ngày của thai phụ có quá ít hoặc không có chất xơ, cộng thêm việc không vận động nhiều đã dẫn tới tình trạnh đau bụng và đi ngoài ra máu. Ngoài lý do trên, thì vấn đề này cũng chứng tỏ rằng bà bầu đang bị các bệnh lý sau:

  • Táo bón

Táo bón là tình trạng không hề hiếm gặp ở các bà bầu. Bởi nhiều lý do mà bà bầu không thể đi ngoài như bình thường. Trong số đó phải kể đến sự gia tăng hormone progesterone làm giảm khả năng hoạt động của nhu động ruột. Thêm nữa là trong chế độ ăn hằng ngày cùa phụ nữ mang thai bị thiếu chất và không có sự cân bằng dinh dưỡng. Chính vì những điều như vậy đã làm bà bầu dễ bị táo bón. 

Nhưng bà bầu không cần cảm thấy hoang mang bởi vấn đề này có thể giải quyết được. Chỉ cần mẹ bầu thay đổi món ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ. Cùng với đó, là các thói quen sinh hoạt thường nhật. Mẹ bầu nên có các vận động nhẹ nhàng vừa không mất nhiều sức gây nguy hiểm cho thai nhi vừa có thể hoạt động chân tay linh hoạt. Phương pháp này giống như những bài thể dục nhỏ trong ngày vậy. Tất cả nhằm mục đích để bà bầu tuy mang thai khó khăn nhưng vẫn không bị ì ạch.

Đối với những ai có thể sử dụng cách này để cải thiện tình trạng táo bón thì không có vấn đề gì. Nhưng vẫn có những người để thay đổi được thói quen sống là rất khó khăn. Vì thế, các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai sẽ phát huy hiệu quả vào lúc này. Có một điều cần lưu ý, để chắc chắn, các bà bầu nên có hướng dẫn uống thuốc chính xác từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng thai nhi.

  • Bệnh trĩ

Chính sức nặng từ thai nhi đã tạo nên một áp lực lớn tới hậu môn, lượng máu ở vùng chậu bị giảm cùng khả năng lưu thông máu kém đã hình thành nên bệnh trĩ ở thai phụ. Ngoài ra còn bởi sự thiếu hụt chất xơ trầm trọng trong các món ăn đã không ngăn được nguy cơ bị bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ này đã gây không ít phiền toái cho thai phụ. Không chỉ khiến thai phụ đi ngoài ra máu mà còn có cảm giác hậu môn bị căng tức, sa búi trĩ, luôn thấy ngứa rát hậu môn và ở trong tình trạng ẩm ướt khó chịu.Đi Cầu Ra Máu Khi Mang Thai

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ

  • Nứt kẽ hậu môn

Đi kèm với táo bón và trĩ là hiện tượng nứt kẽ hậu môn. Xảy ra hiện tượng này là do các cơ xung quanh ống hậu môn đã bị căn giãn quá mức gây tổn thương. Nghiêm trọng hơn, khi bà bầu cố gắng rặn mỗi khi đi ngoài thì vết thương lại lan rộng hơn nữa và ăn sâu vào cơ vòng. Mỗi một lần như thế, bên cạnh đi ngoài ra máu là những cảm giác đau rát kéo dài ở vùng niêm mạc hậu môn.

  • Vết rách hậu môn

Tình trạng này sẽ xuất hiện sau bị bạn đã bị nứt hậu môn. Sau những lần đi ngoài khó khăn, các vết nứt hậu môn lại phải chịu thêm áp lực và ngày càng to dần thêm. Chính điều này đã hình thành nên các vết rách lớn trên trực tràng có hình dạng như giọt nước mắt và việc đi ngoài giờ đây đã không còn như trước mà đi cùng với nó là tình trạng ra máu.

  • Rò hậu môn

Đây là căn bệnh có từ sự nhiễm trùng ở các khe và nhú trong hậu môn. Lỗ rò bị tạo ra khi các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm lên và tạo mủ, ứ đọng lại một chỗ, cùng với đó là vùng da xung quanh hậu môn cũng bị phá hủy. Đa phần các lỗ rò này sẽ thải ra chất trắng nhưng cũng sẽ có lúc nó gây chảy máu. Có thể coi đây là một trong những dấu hiệu vùng ruột bị viêm nhiễm nặng hay còn gọi là bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính).

Cách chữa trị bệnh này là dùng một số kháng sinh an toàn cho phụ nữ mang thai theo sự kê đơn từ bác sĩ hoặc sẽ tiến hành phẫu thuật sau sinh nếu thuốc không thể chữa khỏi.

  • Các hiện tượng đau bụng và đi ngoài ra máu khác ở phụ nữ mang thai

Ngoài các hiện tượng đau bụng và đi ngoài ra máu đã nói đến ở trên. Mẹ bầu có thể bị các tình trạng:

Ra máu khi mang thai nhưng không bị đau bụng

Như những trường hợp thông thường, phụ nữ mang thai thường sẽ có máu báo thai để báo hiệu mẹ đã có con. Cùng với việc có thai là chứng đau bụng âm ỉ như đau bụng kinh. Điều này có thể khiến người mẹ hiểu nhầm bản thân đang đến tháng. Tuy nhiên, hai hiện tượng này vẫn có điểm khác để phân biệt như lượng máu, màu máu, đau bụng dưới dù hết ra máu. 

Vậy với trường hợp mẹ bầu ra máu khi mang thai không đau bụng sẽ thế nào? Có phải đây là triệu chứng nguy hiểm hay không? Câu trả lời là không. Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và con. Vì cơ thể mỗi người mỗi khác nên triệu chứng ra máu cũng không thể nào giống được. Có mẹ bầu sẽ ra máu có chút đau bụng nhưng cũng có người ra máu như bình thường mà không bị đau bụng.

Tuy mẹ bầu có thể yên tâm rằng triệu chứng này không gây nguy hiểm gì cho thai nhi nhưng bà bầu vẫn nên sát sao theo dõi cơ thể chính mình phòng ngừa trường hợp không hay xảy ra.

Đi vệ sinh ra máu tươi khi mang thai

Cơ thể người mẹ khi mang bầu sẽ có vài sự thay đổi mà đến bản thân họ cũng thấy lạ lẫm. Từ bên ngoài đến bên trong đều không tránh khỏi có những triệu chứng mà bình thường chưa bao giờ có. Hiện tượng đi vệ sinh ra máu tươi khi mang thai cũng không ngoại lệ. Lúc này, bà bầu sẽ thấy lo lắng liệu bản thân bị bệnh gì không và tình trạng thai nhi có bị ảnh hưởng không. Chúng ta hãy cùng xem xét hai trường hợp sau:

Đi tiểu tiện ra máu khi mang thai

Xảy ra hiện tượng tiểu tiện ra máu là do sự chèn ép bàng quang từ thai nhi gây nên rối loạn đường tiết niệu hoặc do bị ép lâu ngày khiến bàng quang bị ứ đọng nước không thể thải ra khiến vi khuẩn thuận lợi phát triển sinh sôi gây nên bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm thận, viêm đài bể thận khiến thai phụ tiểu buốt, tiểu dắt mỗi khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn bị thêm chứng đau lưng, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn… Nhìn vào những triệu chứng này giống như bị thai nghén nên nhiều người sẽ chủ quan, không đi khám.

Đi Cầu Ra Máu Khi Mang ThaiCảm giác chóng mặt, buồn nôn khi bị tiểu tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu khi mang thai

Tình trạng đi đại tiện ra máu là dấu hiệu bà bầu có thể bị các bệnh như trĩ, bị nứt hậu môn, viêm đại trực tràng… mà nguyên nhân là do sự chèn ép thai nhi lên vùng chậu cùng việc thiếu chất xơ trong các bữa ăn. 

Cả hai trường hợp đều gây ra những biến chứng trong cơ thể gây nguy hiểm không chỉ mẹ bầu mà còn khiến thai nhi yếu đi. Vì vậy, bà bầu luôn phải vệ sinh hậu môn, vùng kín sạch sẽ, thay đổi chế độ ăn hợp lý, cung cấp đủ chất xơ, không nên nhịn đi vệ sinh và nên mặc quần áo thoải mái, có thể thấm hút mồ hôi. 

Bà bầu bị đau bụng và đi ngoài ra máu có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Nếu tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu này chỉ diễn ra trong ít ngày (chỉ từ 1-2 ngày) và có thể tự khỏi thì đây được xem là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi có thai. Nhưng nếu vấn đề này liên tục diễn ra trong nhiều ngày thì sức khỏe của cả mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng.

Vì thường xuyên ra máu khi đi ngoài nên việc thiếu máu chắc chắn sẽ xảy ra. Do đó, lượng máu cần thiết cho thai nhi vì thế mà bị hao hụt khiến thai nhi bị chậm phát triển. Tới lúc đứa bé được sinh ra sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Tệ hơn nữa, bà bầu có khả năng bị sảy thai do sức khỏe bị kém đi, cơ thể suy nhược và bị chứng rối loạn tiêu hóa. 

Để đảm bảo an toàn, các bà bầu nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép từ các bác sĩ vì nó có thể gây hại cho mẹ và bé.

Bà bầu nên làm gì để tránh bị đau bụng và đi ngoài ra máu

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc, bánh mì cùng trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày.
  • Bổ sung thật nhiều nước, ít nhất là 6-8 ly mỗi ngày

Đi Cầu Ra Máu Khi Mang ThaiCung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

  • Nếu được có thể sử dụng nước ép trái cây giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Thường xuyên luyện tập thể dục như đi bộ, bơi lội, tập yoga giúp mẹ bầu giảm táo bón và khiến cơ thể được săn chắc, khỏe mạnh hơn
  • Không nên nhịn đại tiểu tiện
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu (nhiều hơn 30 phút)
  • Có thể thay đổi tư thế đi ngoài bằng cách ngồi xổm để giảm áp lực cho vùng bụng
  • Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng vì chúng chứa nhiều chất kích thích gây nóng trong người, không tốt cho hệ tiêu hóa và còn làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
  • Hãy hình thành thói quen đại tiện đúng giờ
  • Luôn vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ ngăn chặn việc hình thành các ổ apxe gây nóng rát, sưng đỏ hậu môn

Khi nào thì bà bầu bị đau bụng và đi ngoài ra máu nào nên đến gặp bác sĩ?

Bà bầu nên đến gặp bác sĩ khi bản thân bị các triệu chứng như sốt, đau bụng, đầy bụng gây chướng khó chịu, có cảm giác buồn nôn, máu chảy ra liên tục, bị sụt kí, bị tình trạng tiêu chảy nặng, kéo dài, phân có dạng bút chì, bị rò rỉ hoặc không thể tiêu.

Nếu mẹ bầu bị nặng hơn như đi ngoài có màu đen hoặc màu nâu đỏ, mỗi lần đi bị ra nhiều máu trầm trọng, trực tràng bị đau hoặc bị chấn thương, hay có cảm giác chóng mặt, cơ thể mệt mỏi dẫn đến ngất xỉu, nhịp tim đập nhanh hơn một cách bất thường thì nên nhập viện ngay để được theo dõi và điều trị.

Các vấn đề như đau bụng và đi ngoài ra máu hay bất cứ bệnh lý nào khác sẽ luôn thường trực xảy ra với bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Vì vậy, các bà bầu không nên chủ quan mà hãy quan tâm, chăm sóc bản thân cẩn thận. Không chỉ vì sức khỏe bản thân mà còn vì sự phát triển của thai nhi trong những tháng đầu đời. 

Nguồn tham khảo: isilax.vn, hellobacsi.com, zcare.vn

Xem thêm:

Quan Hệ Ra Máu Khi Mang Thai Ở Tháng Thứ 3, Bác Sĩ Trả Lời

Rate this post