Dư ối được xem là biểu hiện nhẹ, xảy ra vào thời gian đầu khi mới gặp vấn đề của các bà bầu. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, hiện tượng dư ối này có thể biến thành đa ối. Vì thế, để bản thân không rơi vào tình huống này, mẹ bầu sẽ cần biết lượng nước có trong từng loại thực phẩm mà mình muốn mua để chế biến. Từ đó, tạo ra được một lịch trình ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Để giúp cho các mẹ bầu biết dư ối nên ăn gì và không nên ăn gì, chúng tôi đã tạo ra một số gợi ý dưới đây giúp mẹ tìm hiểu dễ dàng hơn.
Mẹ bầu bị dư ối nên ăn gì?
Tuy rằng bà bầu bị mắc dư ối nhưng vẫn có thể ăn uống theo chế độ dành cho bà bầu bình thường. Trong đó, việc bổ sung lượng đạm là rất quan trọng. Các mẹ bầu có thể cung cấp chất đạm qua những thực phẩm giàu protein. Các món thủy hải sản từ tôm, cua, ghẹ, mực, hàu… hay thịt các loại động vật như trâu, bò, heo, gà, vịt… đều giúp mẹ có thêm nhiều protein để cơ thể mẹ và bé đều được đủ chất và khỏe mạnh.
Nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý rằng các loại thực phẩm này nên mua và dùng khi chúng còn tươi sống, không nên dùng các loại thực phẩm đã qua đông lạnh. Và phải luôn rửa sạch và nấu chín trước khi ăn.
Mẹ bầu bị dư ối vẫn nên cung cấp cho bản thân đầy đủ chất đạm
Bên cạnh nguồn cung cấp đạm cho cơ thể, chất xơ có trong rau cũng là thứ mà các mẹ không nên bỏ qua. Vì thế, trong bữa ăn hằng ngày mẹ nên ăn nhiều rau củ từ nhiều loại. Nhất là những loại rau sẫm màu bởi chúng chứa nhiều axit folic giúp thai nhi tránh bị dị tật. Ngoài ra, khi mẹ chế biến rau thì cần chú ý rửa sạch và chế biến thành các món xào và luộc. Không nên nấu thành canh vì canh là món ăn có chứa nhiều nước nên dễ khiến cho tình trạng dư ối nghiêm trọng hơn. Thêm nữa, mẹ cũng không nên ăn các loại rau cải vì chúng cũng có nhiều nước.
Chất xơ không chỉ được cung cấp qua các loại rau củ mà mẹ còn có thể lấy chúng từ trái cây. Không chỉ có chất xơ, trái cây còn cho mẹ và bé vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu khác dành cho cơ thể. Những loại trái cây mà mẹ nên ăn như đu đủ, táo, lê, chuối… và tránh ăn các loại quả như cam, bưởi, quýt, dưa hấu, thanh long… vì trong những trái này cũng chứa rất nhiều nước.
Dư ối nên kiêng gì?
Ngoài ăn những thực phẩm cần thiết kể trên thì mẹ cũng cần cho mình kiến thức để biết bà bầu dư ối thì không nên ăn gì để tránh tình trạng dư ối có thể chuyển biến nguy hiểm. Đối với những người bị dư ối thì không nên sử dụng các loại trái cây có chứa nhiều nước như cam, quýt, bưởi, dưa, lựu… vì nếu ăn chúng nhiều sẽ tạo thêm nước ối trong tử cung. Thêm vào đó, các loại rau cải mẹ cũng không nên ăn vì nước có nhiều trong rau cải. Và việc nấu thành canh để ăn cũng nên hạn chế.
Và khi chế biến, mẹ cũng cần nhớ giảm bớt lượng cho trong các món ăn vì muối sẽ khiến hiện tượng bệnh trở nên nặng hơn do muối có tính ngậm nước. Ngoài những lưu ý này mẹ cũng không nên uống quá nhiều nước như trước mà chỉ uống khoảng 2,5 lít mỗi ngày.
Những điều cần biết về tình trạng dư ối và đa ối
Dư ối là gì?
Nước ối là một phần không thể thiếu khi mang thai. Nó tạo môi trường giúp cho thai nhi có thể sống và phát triển. Nhờ có nước ối, thai nhi được tái tạo năng lượng và cung cấp dưỡng chất đầy đủ. Bên cạnh đó, các chèn ép từ tử cung sẽ được giảm thiểu đáng kể và các vi trùng, vi khuẩn từ bên ngoài cũng sẽ không xâm nhập và làm hại tới thai nhi. Lượng nước ối bình thường có ở một người phụ nữ mang thai là 250-600ml khi thai nhi đa được 16-32 tuần tuổi. Càng về sau lượng nước ối sẽ tăng lên. Đến tuần thai thứ 34, tử cung của mẹ sẽ có 800ml nước ối. Sau đó, nước ối sẽ lại tăng thêm 200ml nữa khi mẹ đã mang thai đến tuần thứ 36.
Giai đoạn này cũng đã giai đoạn cuối thai kỳ cũng có nghĩa là ngày sinh nở của mẹ càng tới gần. Chính vì thế, lượng nước ối từ thời điểm này trở đi cũng không còn tăng lên nữa mà sẽ giảm dần. Đến ngày sinh thì nước ối chỉ còn 600-800ml. Nhưng khi mẹ bầu bị tình trạng dư ối thì mực nước ối có thể tăng lên 1500ml. Nhiều hơn nữa thì hiện tượng dư ối này sẽ chuyển thành đa ối. Lượng nước ối lúc này đã không chỉ còn là 1 lít hay 1,5 lít nữa mà đã tăng lên 2 hoặc 3 lít. Nếu mực nước ối mà càng cao thì sức khỏe và tính mạng thai nhi càng nguy hiểm.
Các loại đa ối
Dựa theo các khám bệnh lâm sàng, tình trạng đa ối có thể được chẩn đoán dưới hai dạng là đa ối cấp và đa ối mãn. Tuy nhiên, các trường hợp đa ối thường rơi vào đa ối mãn. Đa ối cấp rất hiếm gặp.
Biểu hiện của dư ối và đa ối
Dư ối
- Vòng bụng của mẹ to ra và không đúng với tuổi thai của thai nhi.
- Khi đi khám, bác sĩ gặp khó khăn trong việc nghe và xác định tim thai.
- Lúc đo vòng bụng, mẹ có thể thấy được bụng mình to hơn 100cm. Kèm theo đó là các triệu chứng đau bụng, khó thở, khó tiêu, giãn tĩnh mạch, bị bệnh trĩ.
Khi bị dư ối mẹ có triệu chứng đau bụng
Đa ối cấp
- Với những trường hợp khi mắc phải đa ối cấp, tình trạng này thường xảy ra khi mẹ đã mang thai được 16-20 tuần. Bên cạnh đó, nếu không chữa trị từ sớm thì khi chưa đến tuần thai thứ 28 mẹ có thể đã có những dấu hiệu chuyển dạ sớm hoặc bị các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc cần làm lúc này chính là phải đình chỉ thai kỳ.
- Khi bị dư ối, mẹ có thể thấy bụng của mình to nhanh hơn, sờ vào có cảm giác căng cứng.
- Nếu mẹ thử ấn vào bụng mẹ sẽ thấy đau. Ngoài ra các phần thai nhi không thể sờ thấy được. Lúc đi khám thai thì phát hiện thấy có cục đá nổi.
- Đi khám siêu âm bác sĩ không thể nghe được tim thai.
- Có thể thấy phần dưới âm đạo bị căng phồng, cổ tử cung hé mở ra và đầu ối căng
- Hai bàn chân của mẹ bị phù lên và giãn tĩnh mạch. Điều này là do sự chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới.
- Lúc đầu mẹ sẽ thường hay có cảm giác khó thở, càng về sau càng nặng hơn và có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
Đa ối mãn
- Giai đoạn thường xảy ra đa ối mãn ở các bà bầu là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Diễn biến đa ối mãn thường là chậm nên mẹ bầu khó có thể nhận ra và cũng chính điều này giúp cho mẹ thích nghi dễ dàng hơn. Cho nên, các biểu hiện trong đa ối mãn sẽ từ từ xuất hiện.
- Kích thước vòng bụng của mẹ và tuần thai không khớp nhau. Có thể chỉ đang ở giữa thai kỳ nhưng bụng đã to như giai đoạn cuối thai kỳ. Khi mẹ bầu bị như vậy có khả năng cao là mẹ đã bị dư ối.
- Mẹ có thể cảm nhận được dấu hiệu sóng vỗ
- Khi sờ nắn vùng bụng, các cực của thai nhi khó có thể nhận ra và cảm thấy được các cục đá nổi.
- Khi thăm khám phụ khoa, thấy được phần dưới âm đạo bị căng phồng.
Nguyên nhân gây dư ối và đa ối
- Mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường.
- Mẹ bị thiếu máu do kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát có dấu hiệu bất thường.
- Mẹ bị loạn dưỡng tăng trương lực cơ.
- Bé bị suy tim vì bị u mạch máu màng đệm.
- Bánh rau bị tổn thương bởi mẹ mắc các bệnh viêm nội mạc tử cung.
- Thai nhi có dấu hiệu bất thường về hệ thống thần kinh trung ương.
- Cấu trúc hệ thống tiêu hóa của thai nhi gặp vấn đề.
- Bé bị bất thường nhiễm sắc thể.
Thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường có thể khiến mẹ bị dư ối
- Thai hoặc rau thai bị sưng phù.
- Có hội chứng truyền máu song thai ở những bà bầu mang đa thai.
Dư ối và đa ối ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
- Khả năng mẹ sinh ngược cao.
- Khi trong tử cung càng có nhiều nước ối thì thai nhi càng khó chuyển ngược đầu xuống.
- Mẹ bầu bị dư ối dễ bị chảy máu âm đạo, băng huyết sau sinh hơn những người bình thường.
- Khi bị dư ối hoặc xuất hiện biến chứng nặng, chuyển dạ sớm thì mẹ có thể sẽ phải dùng phương pháp sinh mổ. Khi đó, trẻ sinh ra sẽ bị sinh non.
- Nếu để lâu, màng ối có thể vỡ ra.
- Mẹ bị bong nhau thai, sa dây rốn.
- Trẻ gặp các vấn đề trong quá trình phát triển khung xương.
- Tử cung gặp khó khăn khi muốn co lại sau khi sinh.
- Kích thước thai nhi khi mới sinh ra có thể sẽ lớn hơn bình thường.
- Khả năng thai chết lưu là rất cao nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Điều trị dư ối như thế nào?
- Sử dụng phương pháp chọc ối: vì nước ối trong tử cung bị dư ra nhiều nên nếu xét thấy thể trạng của mẹ phù hợp, bác sĩ sẽ cho tiến hành lấy nước ối ra ngoài bằng cách chọc ối.
- Dùng thuốc: ngoài cách chọc ối, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc. Loại thuốc này giúp cho nước ối không tăng nhanh và nhiều nữa. Nhờ đó, lượng nước ối có thể giảm đi.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, không ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều nước, các món canh hay cho quá nhiều muối.
- Uống nước với lượng vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Có thể uống thêm nước râu bắp nhưng chỉ nên uống mỗi ngày một ly.
Uống mỗi ngày một ly nước râu bắp giúp mẹ làm mát cơ thể, đi tiểu tốt hơn
- Khi xác định nguyên nhân gây dư ối có liên quan đến lượng đường trong máu tăng cao thì mẹ cần hạn chế ăn những món ăn nhiều đường.
Làm sao để mẹ bầu không bị dư ối?
- Đi khám định kỳ vừa để kiểm tra tình hình thai nhi vừa theo dõi lượng nước ối
- Không ăn các món ăn mặn, chứa nhiều muối hay nhiều nước
- Không nên uống quá nhiều nước trong một ngày, chỉ nên uống một lượng vừa đủ
- Không ăn các loại trái cây cung cấp nhiều nước như cam, quýt, bưởi, dưa hấu…
- Khi thấy dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bản thân bị tình trạng dư ối, cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi.
Kết luận
Dư ối tuy là mức độ nhẹ hơn đa ối nhưng từ tình trạng dư ối sang đa ối cũng rất nhanh nếu mẹ không chú ý và phát hiện sớm. Quan trọng nhất chính là cân bằng chế độ ăn uống. Những điều cần biết về việc ăn uống hằng ngày của mẹ bầu, dư ối nên ăn gì và kiêng gì, đều đã được chỉ rõ. Cho nên, mẹ hãy tham khảo chúng và giúp cho sức khỏe của bản thân và thai nhi luôn được khỏe mạnh nhé.
Xem thêm:
Tình Trạng Dư Ối 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không Và 5 Lưu Ý
Nguồn tham khảo
- https://www.vinmec.com/en/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/da-oi-khi-mang-thai-can-lam-gi-de-me-tron-con-vuong/
- http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/the-nao-la-du-oi-trong-thai-ky-cach-khac-phuc-hieu-qua-danh-cho-me-293217.html
- https://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/polyhydramnios-high-amniotic-fluid/