Thời điểm ở tuần thai thứ 36, trẻ đã có những phát triển nhất định. Cũng vì thế việc có thể xác định được tình hình bé đã phát triển thế nào, đến đâu, cân nặng, chiều dài cơ thể có chuẩn không hay bé có gặp phải bệnh tật gì không là điều rất quan trọng. Do đó, khi có một phương pháp như đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần, mẹ bầu sẽ dễ dàng theo dõi sức khỏe của bé hơn và có thể an tâm đến ngày mẹ được gặp bé.
Đo đường kính lưỡng đỉnh thai trước và sau khi sinh
Xác định trọng lượng thai nhi, tuổi thai qua đường kính lưỡng đỉnh
Nhờ có đường kính lưỡng đỉnh mẹ có thể tính ra được cân nặng cùng tuổi thai của bé dù bé vẫn chưa chào đời. Để có thể tiến hành tính toán từ sớm, người ta đã đưa ra những công thức như sau:
- Tuổi thai: mẹ có thể tính ra được tuổi thai nhi khi dựa vào các trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh.
- Khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cho thấy là 2 cm thì tuổi thai sẽ tính theo cách: (4×2)+5
- Khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cho thấy là 3 cm thì tuổi thai sẽ tính theo cách: (4×3)+3
- Khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cho thấy là 4 cm thì tuổi thai sẽ tính theo cách: (4×2)+2
- Khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cho thấy là 5 cm thì tuổi thai sẽ tính theo cách: (4×1)+1
- Khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cho thấy là 6 hoặc 7cm, 8 hoặc 9cm thì tuổi thai sẽ tính theo cách: (4×6), (4×7), (4×8) hoặc (4×9)
Cân nặng của thai nhi: còn với trọng lượng của bé, mẹ có thể áp dụng một trong hai công thức:
- Công thức 1: trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ở công thức đầu tiên, mẹ sẽ lấy đường kính lưỡng đỉnh đo được trừ đi cho 60 rồi nhân cho 100 sẽ ra cân nặng của bé.
Lấy ví dụ như chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của mẹ khi mới siêu âm xong là 90mm thì áp dụng công thức như trên: (90-60)x100 sẽ ra kết quả là 3. Số 3 này biểu thị bé đã nặng được 3kg.
- Công thức 2: trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ở công thức thứ hai, mẹ sẽ không lấy đường kính lưỡng đỉnh trừ cho 60 nữa mà lấy nó nhân với 88,69 rồi sau đó trừ đi cho 5062 là ra được trọng lượng thai nhi cần tìm.
Ví dụ như chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 90mm thì sau khi dùng công thức này ta sẽ được 88,69×90-5062 và cũng ra kết quả là 3, có nghĩa là trẻ đã được 3kg.
Dù có công thức tính cân nặng như trên nhưng kết quả chỉ được chính xác khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn 60mm. Cho nên, mẹ bầu cần để ý kỹ về chỉ số này. Với những trường hợp chỉ số mà nhỏ hơn sẽ không cho ra kết quả chính xác.
Sự phát triển của bé từ tuần thai thứ 36
Ở tuần thai thứ 36 này, trẻ có thể coi là đã phát triển gần như hoàn chỉnh và ổn định để sẵn sàng tới ngày được mở mắt chào đời. Lúc này, có thể nói rằng phổi của bé đã được chuẩn bị tốt để được “ra ngoài hít thở không khí”. Vì vậy, nếu mẹ có chuyển dạ sớm vào thời điểm này đi nữa thì bé vẫn có thể thở bằng phổi và sống bình thường. Tuy vậy, không phải tất cả những đứa trẻ ở tuần thai 36 này đều giống nhau. Có những trẻ tới lúc này vẫn chưa hoàn chỉnh phổi và cần mất thêm một chút thời gian thì khi ra đời trẻ mới thở được.
Trừ những trường hợp cấp thiết bác sĩ sẽ không tiến hành đẻ mổ cho mẹ bầu dù mẹ và người nhà có yêu cầu. Vì việc đẻ sớm hay đẻ mổ đều không tốt cho thai nhi. Vào tuần thai này, trẻ đã có trọng lượng khoảng 2,8 kg và cơ thể cũng đã dài được hơn 48cm. Có những trẻ sẽ phát triển tóc sớm, nhiều lọn tóc dày và dài 1,5-4cm nhưng cũng có bé chỉ mới có một chút tóc tơ và màu tóc vẫn còn nhạt màu.
Khi được 36 tuần tuổi, bé có thể có những phát triển tóc sớm và có những cân nặng, chiều dài cơ thể nhất định
Đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần
Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai ở tuần thứ 36 của bé có thể xảy ra ba trường hợp sau khi mẹ bầu thực hiện siêu âm. Nếu đường kính lưỡng đỉnh thai đo được nằm trong khoảng 80-100mm thì có nghĩa rằng bé phát triển hoàn toàn bình thường và ổn định. Chu vi đầu của bé không quá to hay quá nhỏ nên mẹ bầu sẽ không gặp khó khăn khi sinh em bé ra hay bé bị chậm phát triển.
Trường hợp thứ hai là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh quá nhỏ hơn mức tiêu chuẩn 80-100mm. Điều này dẫn đến trẻ sinh ra bị chậm phát triển và khả năng vận động tay chân, cơ thể gặp nhiều khó khăn. Lý do là bởi từ lúc còn trong bụng mẹ trẻ đã mắc phải tật đầu nhỏ. Bệnh này có thể khiến phần đầu của trẻ không được phát triển hoàn chỉnh, có thể bị teo lại, méo mó, não bộ có thể bị tổn thương do không có chỗ phát triển lớn hơn. Nên khi bé được sinh ra đầu bé cũng nhỏ hơn so với những bé cùng tuổi.
Trường hợp còn lại là trẻ có đường kính lưỡng đỉnh to hơn mức tiêu chuẩn. Điều này thể hiện rằng chu vi phần đầu của bé đã phát triển to hơn mức bình thường. Việc đầu to hơn so với tuổi thai có thể gây trở ngại cho quá trình mẹ bầu lâm bồn. Chính vì thế bà bầu sẽ phải sinh mổ mới có thể đưa được bé ra ngoài. Tuy việc sinh mổ có thể đảm bảo an toàn cho hai mẹ con nhưng vì phương pháp sinh mổ có thể dẫn đến nhiều rủi ro hơn so với sinh thường như chảy máu nhiều hay băng huyết sau sinh.
Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cao hơn mức tiêu chuẩn, trẻ có thể bị tình trạng đầu to
Cho nên, hiện tượng phần đầu bé to ra vẫn có thể gây ra nhiều bất lợi cho mẹ và bé không kém tình trạng bé bị tật đầu nhỏ. Hơn nữa, dù phần đầu của bé có phát triển thế nào thì cũng không có cách giải quyết ngoài việc chờ đợi tới ngày chuyển dạ và sinh bé ra. Bởi ở thời điểm này cũng gần đến giai đoạn sinh nở rồi. Tuy nhiên, vẫn còn một trường hợp đặc biệt có thể xảy đến, chính là kết quả siêu âm bị sai. Vì siêu âm sai nên những chẩn đoán về đường kính lưỡng đỉnh cũng không còn chính xác. Do đó, dù lúc chẩn đoán là bị tật đầu nhỏ nhưng bé sinh ra đầu vẫn bình thường hoặc bé vẫn có đầu nhỏ nhưng vẫn không bị chậm phát triển, vận động hoàn toàn bình thường.
Ý nghĩa của việc đo đường kính lưỡng đỉnh
Đường kính lưỡng đỉnh có vai trò quan trọng để biết sự phát triển của thai nhi. Nhờ có đường kính lưỡng đỉnh này, mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng của trẻ từ chiều dài xương đùi, não bộ đến vòng bụng. Từ đó, sớm phát hiện ra các bệnh có thể xuất hiện trên trẻ cùng phương pháp sinh vào ngày mà mẹ lâm bồn.
Các loại chỉ số đường kính lưỡng đỉnh
Khi thực hiện đo đường kính lưỡng đỉnh, sẽ có ba chỉ số được thể hiện ra sau khi đo. Với trường hợp đầu tiên cũng là trường hợp cho thấy bé phát triển hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải vấn đề bất thường nào. Do đó, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh lúc này sẽ là 80-100mm, cũng có nghĩa là trung bình 94mm.
Tình trạng thứ hai là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sau khi đo là nhỏ hơn khoảng 80-100mm của mức tiêu chuẩn. Ở tình trạng này, bé được cho biết đã bị mắc tật đầu nhỏ. Hơn nữa, phần đầu của bé có thể sẽ hơi méo mó, não bộ kém phát triển và có thể bị những thương tổn không mong muốn. Khi bé sinh ra có thể sẽ chậm phát triển và khả năng vận động tay chân, cơ thể sẽ kém đi nhiều so với những trẻ cùng tuổi khác.
Còn nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh vượt quá mức tiêu chuẩn thì có nghĩa rằng phần đầu của trẻ đã phát triển to hơn bình thường. Thêm vào đó, việc bé đầu to hơn tuổi thai có thể gây nhiều khó khăn để đưa được bé ra ngoài theo phương pháp đẻ truyền thống. Vì thế mà rủi ro mang lại khá cao. Cho nên, trong tình huống này bác sĩ sẽ chỉ định việc đẻ mổ cho bà bầu giúp đứa bé và người mẹ đều an toàn.
Các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh khi trẻ được 36 tuần tuổi
Mẹ bầu có thể đẻ thường khi đường kính lưỡng đỉnh thế nào?
Việc mẹ có thể đẻ thường được hay không sẽ phụ thuộc một phần vào chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, phần còn lại sẽ còn do các chỉ số về xương đùi, vòng bụng, vòng đầu. Nếu những chỉ số này bình thường trong khi đường kính lưỡng đỉnh không nằm trong mức tiêu chuẩn đặt ra cũng có thể sinh thường như bình thường.
Bên cạnh đó, trường hợp chắc chắn nhất chính là khi các chỉ số này đều đạt mức cho phép không quá cao cũng không quá thấp, tức là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nằm trong 80-100mm thì mẹ có thể sinh con theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, trong trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn khoảng tiêu chuẩn nói trên thì mẹ vẫn có thể sinh thường vì tuy rằng trẻ sinh ra có thể bị đầu nhỏ nhưng quá trình sinh nở vẫn có thể như bình thường, không gặp khó khăn gì nhiều.
Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh mà thấp thì mẹ có phải đẻ mổ không?
Nếu như trong trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thể hiện rằng nó đang ở mức cao thì đây thường sẽ là hiện tượng trẻ bị đầu to. Với tình trạng trẻ đầu to thì sẽ khiến mẹ bầu khó rặn cho bé ra. Khi đó, để dễ dàng hơn, mẹ sẽ phải thực hiện sinh mổ. Vậy còn với tình trạng đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn thì sao? Liệu có phải đẻ mổ giống như vậy không. Mặc dù sau khi chào đời trẻ có thể bị những biến chứng như chậm phát triển hay không vận động tay chân, cơ thể được nhịp nhàng và dễ dàng như người bình thường nhưng quá trình sinh bé sẽ không giống với những trẻ đầu to. Ở trường hợp này mẹ vẫn có thể được sinh thường và không gặp phải nhiều khó khăn.
Kết luận
Với đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần, các mẹ bầu có thể biết trước tình hình của bé. Nhờ đó, mẹ sẽ được an tâm hơn và tâm trạng của mẹ sẽ luôn được thoải mái khi tới ngày sinh.
Xem thêm:
Tầm Quan Trọng Của Việc Hiểu Rõ Chỉ Số Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 35 Tuần
Nguồn tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3180748/
- https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-36-tuan/chi-so-thai-nhi-36-tuan-tuoi-nhu-the-nao-la-binh-thuong-58322.html
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/cac-chi-so-thai-nhi-chi-tiet-theo-tung-tuan