Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Với những bà mẹ mang thai được 37 tuần chắc hẳn sẽ rất hồi hộp vì ngày sinh nở đang gần đến. Bên cạnh đó, việc theo dõi tình hình thai nhi luôn luôn cần thiết.

Dù đã thực hiện kiểm tra đường kính lưỡng đỉnh của bé từ trước đó nhưng khi gần đến ngày vượt cạn, bà bầu vẫn sẽ cần đi đo lại xem đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần có gì thay đổi hay không hay bé có dấu hiệu gì khác không. Vậy liệu có điều gì xảy ra với đường kính lưỡng đỉnh của bé trong thời điểm này. Mẹ hãy xem bài viết dưới đây thế nào nhé.

Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớnNhững vấn đề liên quan đến đường kính lưỡng đỉnh mà các mẹ bầu thường xuyên băn khoăn

Đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần

Vào giai đoạn trẻ đã được 37 tuần tuổi, khi mẹ đi khám siêu âm và đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ có thể xảy ra ba trường hợp khác nhau. Tùy vào từng tình trạng mà chỉ số đường kính lưỡng đỉnh chỉ ra thì bé có thể có sự phát triển khác nhau. Trong trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 80-100mm thì có nghĩa rằng trẻ đang phát triển rất tốt và không bị mắc các bệnh gì cả. Mẹ bầu vẫn có thể yên tâm chờ đến ngày chuyển dạ và sinh bé ra như bình thường.

Còn với trường hợp sau khi đo đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số đưa ra là thấp hơn khoảng tiêu chuẩn 80-100mm thì có khả năng bé sẽ bị tật đầu nhỏ. Khi bị tật đầu nhỏ, trẻ trước và sau khi sinh đều có phần đầu nhỏ, não bộ không phát triển được bình thường, có thể bị những thương tổn. Ngoài ra, khi trẻ chào đời, bé có thể sẽ phát triển chậm cả về trí tuệ lẫn thể trạng. Khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng, tay chân cùng những bộ phận khác trên cơ thể sẽ thiếu sự linh hoạt.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 37Tật đầu nhỏ ở trẻ khi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thấp

Khi mẹ đo đường kính lưỡng đỉnh và có chỉ số cho thấy cao hơn 80-100mm, điều này có nghĩa trẻ đã phát triển hơn mức bình thường. Bác sĩ và mẹ có thể thấy phần đầu của bé có phần to hơn. Với những trẻ bị mắc tật đầu to như vậy, mẹ sẽ không thể sinh thường được vì trẻ đã phát triển to hơn bình thường nên sẽ khó chui được ra khi mẹ sinh. Vì thế, giải pháp được sử dụng lúc này phần lớn sẽ là sinh mổ. Dù rằng sinh mổ có thể gây ra rủi ro sau sinh nhưng có thể bảo toàn được sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Với những trường hợp trên này có thể là chính xác nhưng cũng có thể có sự sai số trong siêu âm dẫn đến kết quả sai. Vì vậy, khi mẹ bầu được chẩn đoán trẻ bị đầu to hoặc đầu nhỏ cũng không nên quá lo lắng. Bởi tới lúc bé ra đời có thể phần đầu của trẻ vẫn bình thường hoặc dù có bị nhỏ nhưng vẫn phát triển bình thường và khả năng vận động vẫn rất tốt.

Đường kính lưỡng đỉnh thai thế nào thì mẹ nên sinh mổ?

Mẹ bầu thường có thể sinh thường khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ở trong khoảng 80-100mm. Ngoài ra, có một trường hợp khác mẹ cũng có thể sinh thường tuy rằng trẻ sinh ra có thể mắc tật đầu nhỏ. Trẻ bị tật đầu nhỏ sẽ có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn khoảng tiêu chuẩn trên nhưng nó không gây nhiều khó khăn cho việc sinh nở của mẹ. Các mẹ bầu chỉ phải sinh mổ khi thai nhi trong bụng mẹ có đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn 80-100mm. Vì có chỉ số lớn nên phần đầu của trẻ được chẩn đoán là lớn hơn mức bình thường.

Khi đó, việc sinh được ra trẻ bằng cách truyền thống cho thể gây nhiều đau đớn cho mẹ, thậm chí gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Cho nên, phương pháp sinh mổ sẽ được áp dụng vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc chắc chắn sinh mổ hay không còn phải xem các chỉ số khác có trên cơ thể của bé. Nhưng đa số mẹ bầu trường hợp này là phải đẻ mổ.

Đường kính lưỡng đỉnh thai thế nào thì mẹ vẫn có thể sinh thường?

Đường kính lưỡng đỉnh thai mà nằm trong khoảng 80-100mm thì mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh em bé bằng cách sinh tự nhiên. Vì đây là khoảng đường kính lưỡng đỉnh tiêu chuẩn cho biết bé phát triển rất tốt và không gặp trở ngại gì nhiều. Ngoài ra, còn có một tình trạng mà mẹ vẫn có thể sinh thường, chính là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thấp hơn khoảng này. Với trường hợp thấp hơn, mẹ vẫn có thể lâm bồn theo cách truyền thống. Tuy nhiên, trẻ sinh ra vẫn có thể bị chậm phát triển và giảm khả năng vận động do bị mắc tật đầu nhỏ từ trước.

Mẹ đã biết gì về đường kính lưỡng đỉnh

Tuy nói rằng đường kính lưỡng đỉnh sẽ phản ánh được phần nào tình hình phát triển và tăng trưởng của bé nhưng nhiều mẹ bầu có thể vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa thực của đường kính lưỡng đỉnh và tại sao lại cần có chỉ số đo này. Bởi ngoài chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, mẹ vẫn có thể biết tình trạng thai nhi thông qua các phương cách khác. Vì thế, để biết rõ được, các mẹ hãy đọc qua những dòng dưới đây:

Đường kính lưỡng đỉnh cho mẹ biết điều gì?

Như đã nói đến ở trên, đường kính lưỡng đỉnh sẽ cho mẹ biết khả năng phát triển của thai nhi đến đâu và có bị tật đầu nhỏ hay đầu to gì không. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng và chu vi vòng đầu. Từ những chỉ số này sẽ giúp mẹ biết rõ sức khỏe của trẻ hơn. Không những thế, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh còn giúp mẹ tính ra được cân nặng và tuổi thai của thai nhi một cách dễ dàng và chính xác.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 37Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Sau khi thực hiện khám siêu âm, các bác sĩ sẽ đo cho mẹ đường kính lưỡng đỉnh cùng các chỉ số phát triển thai nhi khác. Với các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, sẽ có ba chỉ số khác nhau tương ứng với ba hiện trạng thể trạng của bé. Với trường hợp thứ nhất, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ là 88mm, 100mm hoặc trong khoảng từ 88-100. Tất cả đều cho thấy trẻ không bị bệnh hay có biến chứng gì khác thường, cơ thể bé phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.

Với trường hợp thứ hai khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sau khi đo được có mức cao hơn 100mm. Điều này cho thấy trẻ có phần đầu phát triển to bất thường. Việc có đầu to như vậy có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh nở của mẹ. Vì thế, ở hầu hết các trường hợp mẹ bầu có thai nhi phát triển đầu quá mức sẽ được tiến hành sinh mổ.

Trường hợp còn lại là khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thấp hơn 88mm. Trẻ mà có đường kính lưỡng đỉnh thấp thì có nghĩa rằng trẻ đã bị tật đầu nhỏ. Khi phần đầu không phát triển lớn hơn được có thể khiến cho não bộ của trẻ chịu tổn thương và gặp khó khăn khi lớn lên. Đến khi bé được sinh ra ngoài, trẻ sẽ phải chịu sự chậm phát triển của não bộ và khả năng hoạt động tay chân sẽ không được linh hoạt.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 37Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ở tuần thai thứ 37

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh để tính cân nặng và tuổi thai

Xác định tuổi thai

Để xác định tuổi thai thông qua đường kính lưỡng đỉnh, mẹ có thể tính theo các công thức như sau:

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 2cm, tính tuổi thai theo công thức: (4×2)+5
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 3cm, tính tuổi thai theo công thức: (4×3)+3
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 4cm, tính tuổi thai theo công thức: (4×2)+2
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 5cm, tính tuổi thai theo công thức: (4×1)+1
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm tính tuổi thai theo công thức tương ứng: (4×6), (4×7), (4×8), (4×9)

Xác định cân nặng cho bé

Còn với cân nặng của bé, mẹ có thể sử dụng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

Với cách đầu tiên này, mẹ sẽ lấy chỉ số BPD trừ đi 60 rồi nhân với 100. Kết quả thu được chính là cân nặng của bé. Chẳng hạn, mẹ sau khi khám thai có được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 90mm. Để tính số cân nặng cho thai nhi, mẹ cũng áp dụng theo quy tắc như trên. Lấy 90 trừ đi 60 rồi nhân cho 100 sẽ ra 3 và số 3 này là trọng lượng cơ thể của bé.

  • Cách 2: trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Còn ở cách thứ 2, mẹ sẽ lấy chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhân cho 88,69 rồi trừ cho 5062 cũng sẽ ra trọng lượng của thai nhi. Cũng với ví dụ như trên, chỉ số đường kính là 90mm. Mẹ lấy chỉ số này nhân với 88,69 sau đó trừ đi 5062 cũng ra kết quả là 3kg.

Với cách làm này mẹ bầu có thể dễ dàng biết được cân nặng và tuổi thai của con. Nhưng có một vấn đề mẹ cần biết chính là để có thể thu được kết quả chính xác thì chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của bé phải đạt từ 60mm trở lên. Những chỉ số nhỏ hơn sẽ không cho ra kết quả đúng.

Trẻ phát triển như thế nào ở tuần 37?

Ở tuần thai 37, trẻ sẽ đạt mức trọng lượng 2,8kg và chiều dài cơ thể đo được sẽ là 48,5cm. mẹ bầu có thể tưởng tượng rằng trẻ lúc này chỉ to bằng một bó rau diếp. Thêm vào đó, cân nặng của bé sẽ thay đổi và tăng dần theo từng ngày (khoảng 14g). Cũng trong thời gian này, trẻ đã có thể học được cách hít vào, thở ra, mút ngón tay, nắm bàn tay hoặc chớp mắt. Thêm nữa, những chất mà bé thải ra cũng cứng hơn (còn gọi là phân non). Điều này chứng tỏ bé đã sẵn sàng đóng bỉm khi ra khỏi bụng mẹ.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 37Sự phát triển của thai nhi khi đã được 37 tuần

Kết luận

Với việc đo đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần tuy không được chính xác bằng tuần thai thứ 13 nhưng nó vẫn có thể giúp mẹ bầu phát hiện ra tình trạng của bé trước ngày chào đời. Nhờ đó, mẹ có thể an tâm và thoải mái hơn khi tới ngày sinh nở.

Xem thêm:

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 36 Tuần Và Những Chỉ Số Mẹ Cần Biết

Nguồn tham khảo

  • https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-13-tuan/duong-kinh-luong-dinh-nho-hon-so-voi-tuoi-thai-co-phai-dau-hieu-bat-on-hay-khong-63760.html
  • https://media.zalo.me/detail/806483414530291942?zl3rd=815789662550058820&id=36eda97b9c3e75602c2f
  • https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/uog.12420

 

5/5 - (1 vote)