Updated at: 23-03-2020 - By: admin

Cháo cua đồng là một trong những món cháo ngon và giàu dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tăng cân, mau lớn và kích thích bé thèm ăn bởi cua đồng giàu kẽm dễ hấp thu. Nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm sẽ là lựa chọn thông minh của mẹ dành cho bé trong giai đoạn tập ăn.

Nấu cháo cua đồngMón cháo cua đồng cho bé ăn dặm

Lý do vì sao nên chọn cháo cua đồng cho bé ăn dặm?

Cua đồng là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam. Trong ẩm thực Việt, cua đồng được dùng để chế biến các món ăn cho gia đình như canh cua đồng, lẩu cua, cháo cua và nhiều món ăn ngon khác.

Trong y học cổ truyền, cua đồng được xem như một vị thuốc quý dùng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Trong y học hiện đại, nhiều công trình khoa học đã chứng minh cua đồng có nhiều canxi phosphat, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng cua đồng vào thực đơn hàng ngày vì rất tốt cho trẻ còi xương, người bị loãng xương hay phụ nữ cần bổ sung canxi trong giai đoạn cho con bú.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng (đã bỏ mai và yếm) có 74,4gr nước, 12,3gr protid, 3,3gr lipid, 2gr glucid, cung cấp lượng calo cao. So với nhiều loại thực phẩm khác, hàm lượng vitamin, muối khoáng và canxi trong cua đồng rất cao, trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin A, C, B1, B2, axit amin và các chất thiết yếu.

Lượng đạm dễ tiêu dồi dào của cua đồng giúp trẻ tăng cân nhanh, axit béo omega 3 hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ. Hàm lượng vitamin A và C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển thị lực. Dinh dưỡng thịt cua đồng còn có thành phần vi lượng dễ hấp thu như kẽm, crom, selen giúp cân bằng cơ thể, kích thích trẻ them ăn và ăn ngon miệng.

Chất lượng protein trong cua đồng thuộc vào loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Các axit amin quý đó bao gồm: lysine, methionine, leucine, valine, isoleucine, threonine, phenylalanine và tryptophan. Riêng arginine và histidine không thấy có trong cua đồng.

Với hàm lượng đạm cao, chất lượng protein tốt và rất nhiều chất thiết yếu có sẵn thuộc loại dễ hấp thu, việc lựa chọn cua đồng để chế biến những món ăn cho gia đình là một lựa chọn sáng suốt, đặc biệt là nấu chao cua dong cho be.

Cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm đơn giản 

Cách chế biến các món ăn từ cua đồng khá đơn giản, đặc biệt là đối với món cháo cua đồng. Tuy nhiên, đặc thù hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên để món cháo cua đồng cho bé ăn dặm thực sự ngon và dinh dưỡng thì các mẹ phải thực hiện kỹ càng trong từng bước khi nấu.

Nguyên liệu để nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm bao gồm: gạo tẻ ngon (có thể dùng các loại gạo thơm), 200gr cua đồng sống, hành lá, dầu ăn, muối.

Nấu cháo cua đồngNguyên liệu cua đồng để nấu cháo cua đồng cho bé

Các bước nấu cháo cua đồng:

Bước 1: Ngâm gạo

Vo gạo tẻ cho sạch, ngâm nước khoảng 30 – 40 phút cho hạt gạo mềm, sau đó vớt ra để ráo và giã nhỏ (có thể không cần giã nếu trẻ trên 1 tuổi đã biết ăn).

Bước 2: Sơ chế cua đồng

Cua đồng sống mang đi rửa sạch, tách mai và bỏ yếm, khều gạch cua để riêng. Cho phần ức, chân, càng cua vào giã nguyễn cùng vài chút xíu rồi đem lọc lấy nước, bỏ bã đi.

Nấu cháo cua đồngSơ chế cua đồng chuẩn bị nấu cháo cua đồng

 Bước 3: Nấu cháo

  •  Cho nước cua đã lọc vào nồi đun sôi nhỏ lửa, đợi thịt cua kết tủa thì vớt ra một cái bát nhỏ và cho gạo vào nồi nước nấu thành cháo, đun nhỏ lửa để hạt cháo mềm nhừ và không bị trào ra ngoài.
  •  Xào gạch cua: cho dầu ăn vào chảo nhỏ, đợi dầu nóng thì cho hành khô băm nhuyễn vào phi thơm, sau đó cho gạch cua và thịt cua vào đảo cho dậy mùi rồi tắt bếp.
  •  Khi chào chín mềm nhừ thì cho thịt cua vào đảo đều, rắc thêm hành lá thái mịn vào là món cháo cua đồng cho bé ăn dặm đã hoàn thành.

Nấu cháo cua đồngXào gạch cua để cho vào nồi cháo cua đồng

Như vậy, không quá tốn thời gian và chỉ với 3 bước đơn giản là đã có món cháo cua đồng cho bé ăn dặm, các mẹ hãy thử làm cho bé yêu nhà mình nhé.

Cháo cua đồng nấu với gì ngon để cho bé ăn dặm

Cháo cua đồng tốt như thế nhưng có mẹ đang băn khoăn có thể dùng cháo cua đồng cho bé 8 tháng ăn dặm được không? Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm (khoảng 7 tháng), hệ tiêu hoá của bé còn non yếu nên sẽ khó hấp thụ thực phẩm giàu protein, vì vậy các mẹ nên cho bé tập ăn cháo cua đồng khi bé được khoảng từ 9 tháng tuổi. Nấu cháo cua đồng cho bé 9 tháng tuổi chỉ nên cho lượng thịt cua nhỏ để bé tập ăn cho quen.

Khi bé lớn hơn chút nữa và đã quen ăn cua đồng rồi thì các mẹ lưu ý đổi vị cho bé bằng cách bổ sung thêm các loại rau để tăng chất xơ và đa dạng dinh dưỡng. Nhưng cháo cua đồng nấu với rau gì ngon? Các loại rau có thể kết hợp nấu cháo cua đồng cho bé như mồng tơi, rau dền, rau cải, rau ngót, rau muống.

Cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm bổ sung các loại rất đơn giản và không khác mấy so với cách nấu cháo cua đồng ăn dặm bình thường ở trên. Điều quan trọng là phải lựa chọn loại rau non, ngon và an toàn. Để bổ sung rau vào cháo ăn dặm, các mẹ hãy làm sạch và xay rau nhuyễn ra, sau đó nấu chín trước khi cho vào cháo để bé không bị hóc hay khó nuốt.

Nếu bé nhà bạn đã tập ăn dặm sớm hơn và ít bị các triệu chứng về đường tiêu hóa thì có thể cho bé ăn cháo cua đồng sớm hơn. Tuy nhiên cách nấu cháo cua đồng cho bé 7 tháng là chỉ nên cho lượng cua đồng nhỏ và tăng dần để hệ tiêu hóa của bé quen với món cháo cua.

Cháo cua đồng cho bé còi xương, chậm biết đi

Chiều cao của con khi còn nhỏ từ 1 đến 3 tuổi cũng là một thông số ảnh hưởng đến chiều cao của con khi trưởng thành. Do vậy, nếu bé nhà bạn bị còi xương, chiều cao không đạt chuẩn thì thì bạn phải cân nhắc điều chỉnh bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé.

Cách đơn giản và hiệu quả đã được các nhiều bác sĩ dinh dưỡng khuyên làm là bổ sung canxi từ cua đồng vào thức ăn hàng ngày cho trẻ. Với cua đồng sống, các mẹ hãy làm sạch, dùng chân, càng, mai, yếm vào chảo rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán thành bột. Dùng 1520 gr (1/2 muỗng cà phê) khuấy với bột gạo, bột ngũ cốc, hoặc cháo cho trẻ ăn mỗi ngày.

Cháo cua đồng cho bé biếng ăn, chậm tăng cân

Có nhiều trẻ đã qua khỏi giai đoạn ăn dặm nhưng vẫn lười ăn, tăng cân rất chậm, còi cọc dẫn đến tình trạng hay ốm vặt, đặc biệt hệ miễn dịch kém nên thường mắc bệnh theo mùa (thường ho hay viêm phổi mùa lạnh hoặc nổi mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng, chốc đầu vào mùa nắng nóng).

Các cụ ta thường nói “đói ăn rau, đau uống thuốc”, tuy nhiên câu nói này chỉ đúng với những trẻ phát triển bình thường. Còn đối với trẻ có sức đề kháng yếu và quá thường xuyên ốm đau thì các mẹ phải tìm cách để tăng cường sức đề kháng bền vững cho trẻ chứ không nên lạm dụng thuốc tây để tránh những tác dụng phụ do thuốc tây. Cách để tăng sức đề kháng bền vững nhất cho trẻ là thông qua con đường ăn uống khoa học.

Nấu cháo cua đồngMón lẩu cháo cua đồng Bến Tre hấp dẫn

Để trẻ chịu ăn và hấp thu tốt nhất thì mẹ phải chọn những món ăn ngon, bổ dưỡng và thường xuyên thay đổi khẩu vị bằng những món lạ khác nhau để kích thích vị giác của trẻ. Các mẹ có thể lựa chọn cua đồng để chế biến những để nấu cháo cua đồng cho bé 1 tuổi trở lên rất đơn giản nhưng ngon, bổ dưỡng và lạ vị như: lẩu cháo cua đồng hột vịt lộn, cháo cua đồng khoai lang, cháo cua đồng khoai tây, cháo cua đồng rau mồng tơi.

Ngoài ra, ở một số địa phương còn có công thức nấu các món cháo từ cua đồng ngon nổi tiếng như: lẩu cháo cua đồng Bến Tre, cháo cua đồng Hồng Thuỷ Bến Tre, cháo cua đồng miền Tây, cháo cua đồng Mỹ Tho,…

Lưu ý cách chọn cua để nấu cháo cua đồng cho bé ngon và an toàn 

Cua đồng tự nhiên có màu đen hoặc xám đen, mai cua sáng, mình cua thường dính nhiều bùn đất và bò rất khỏe. Cua nuôi có màu sáng, rất yếu, cua ít bò khi để trong chậu, dễ rụng càng và chân.

Cua còn sống và khỏe, còn đủ chân và càng, chạy nhanh và càng hướng lên trên phía tay người bắt. Tuyệt đối không được dùng cua chết để nấu cháo cho trẻ.

Chọn cua theo nhu cầu bằng cách chọn cua đực hay cua cái. Nếu muốn nấu cháo nhiều gạch thì chọn cua cái và muốn cháo cua nhiều thịt thì hãy chọn cua đực.

Cua chắc thịt: lật ngửa con cua và ấn vào yếm cua, nếu thấy yếm không bị lún là cua chắc thịt. Nếu yếm bị lún thì đó cua bị ốp, ít thịt, bị khai, vị ăn không ngon.

Nên chọn mua cua vào đầu và cuối mỗi tháng âm lịch. Giữa tháng là thời gian cua thay vỏ nên thịt cua bở và gầy.

Vỏ cua dính phèn càng nhiều thì thịt càng chắc.

Đặc biệt lưu ý không chọn các loại cua như: Con cua đồng có 4 hoặc 6 chân (loại cua đồng ăn được có 2 càng to và 8 chân), con cua có mắt đỏ, con cua dưới bụng có lông, con cua trong bụng có xương, con cua chân có khoang, con cua đầu lưng có chấm sao.

Kết luận

Như vậy, cháo cua đồng với nguồn nguyên liệu đơn giản là con cua đồng quen thuộc thêm chút thời gian là các mẹ đã có món cháo cua đồng cho bé yêu nhà mình. Một người mẹ dù không giỏi nấu ăn nhưng với cách nấu cháo cua đồng đơn giản và tình yêu thương con sẽ vẫn có thể tạo ra được món cháo cua đồng bổ dưỡng và đong đầy tình cảm để con ăn ngon miệng và phát triển toàn diện.

Tài liệu tham khảo

http://bbcooker.vn/cachnaumonandamchobe/cachnaumonnoinauchaocuadongthomngonchotrenhocoi.html

https://www.dienmayxanh.com/kinhnghiemhay/cachnauchaocuadongnoitiengmientaythomngo1140689

http://giadinhhiendai.info/monbaithuocchuabenhcuacanhcuarauday.htm/

https://wokkingmum.blogspot.com/2013/06/flowercrabporridge.html

Rate this post