Ra máu âm đạo khi mang thai tháng thứ 9 là tình trạng khá phổ biến đối với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các thai phụ cần phải hết sức lưu ý bởi ra máu có thể là dấu hiệu báo sảy thai (3 tháng đầu) hoặc sinh non (3 tháng cuối). Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề ra máu khi mang thai tháng cuối và những lưu ý mẹ bầu nên biết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trước khi sinh nở. Nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Ra máu khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện thấy ra máu hồng khi mang thai tháng cuối thì thai phụ cũng không nên quá lo lắng. Mẹ bầu cần theo dõi, khi thấy số lượng máu giảm dần thì không đáng ngại.
Dấu hiệu ra máu khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu chỉ cần kiểm tra máu âm đạo thấm qua băng vệ sinh là nắm được
Để biết được lượng máu ra ở âm đạo nhiều hay ít, mẹ bầu có thể kiểm tra qua lượng máu thấm ở băng vệ sinh. Từ 1 – 3 tiếng nếu máu âm đạo thấm ướt băng vệ sinh dày có nghĩa là nhiều, mẹ bầu nên lưu ý.
Bị ra máu khi mang thai tháng cuối gây choáng, da xanh, xỉu là trường hợp nặng cần phải cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nếu thấy huyết ra ở âm đạo kèm theo bụng gò nhiều thì sản phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp phải nếu bị ra máu khi mang thai 3 tháng cuối
Ở tam cá nguyệt cuối cùng này, nếu mẹ bầu nào bị ra máu thì có thể nghĩ tới một số nguyên nhân sau và kịp thời tới ngay bệnh viện để được xử lý nhanh nhất.
Nhau bong non:
Trong số những nguyên nhân nguy hiểm nhất khiến thai phụ ra máu khi mang thai tháng thứ 9 là nhau bong non, dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho thai nhi trong bụng.
Hiện tượng nhau bong non là tình trạng khá phổ biến khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng cuối
Nguyên nhân là do sự hình thành của những khối máu đông sau bánh nhau. Khi những khối máu đông này lớn dần lên, bánh nhau sẽ bị bong ra khỏi tử cung khiến nguồn cung cấp dinh dưỡng vận chuyển oxy từ mẹ để nuôi sống bé yêu bị cắt đứt, gây chảy máu dữ dội ở âm đạo và dẫn đến tử vong.
Nhau tiền đạo:
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến ra máu khi mang thai tháng cuối là do nhau tiền đạo. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu bánh nhau bám vào đoạn dưới hoặc ở cổ tử cung thay vì ở vùng đáy, thân tử cung như bình thường. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1/200 nhưng các mẹ bầu hãy hết sức lưu ý và cẩn trọng bởi nhau tiền đạo sẽ khiến thai phụ bị thiếu máu, mất máu gây tử vong hoặc thai bị suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non,…, đặc biệt là những thai phụ có tử cung phát triển bất thường, sinh đẻ nhiều lần, hút thuốc lá, có con khi đã lớn tuổi, đã từng sinh hai, sinh ba,…
Thông thường nhau tiền đạo gây xuất huyết âm đạo vào những tháng cuối thai kì nhưng cũng có một số trường hợp nhau tiền đạo gây chảy máu sớm trong 3 tháng giữa thai kì.
Mạch máu tiền đạo:
Mạch máu tiền đạo là mạch máu từ dây rốn hay nhau băng ngang đường sinh trước phần thai. Nếu không may gặp phải trường hợp vỡ mạch máu tiền đạo do tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sinh sẽ khiến thai nhi bị mất hết máu nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối.
Chuyển dạ sớm:
Chuyển dạ sớm cũng là nguyên nhân khiến thai phụ ra bị ra máu khi mang thai tháng 3 tháng cuối. Nếu phát hiện ra máu âm đạo kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, đau lưng thì rất có thể mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sớm. Lượng máu của thai phụ lúc này thường loãng và có chất nhầy do vỡ nước ối hoặc nước ối bị lẫn với máu.
Có nguy cơ vỡ tử cung:
Trong sản khoa, vỡ tử cung có thể được xem là tai biến nặng nhất và thường xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Vì biến chứng tử cung có thể xảy ra bất cứ khi nào nên thai phụ nên hết sức chú ý và đi khám định kỳ để ngăn chặn những trường hợp xấu nhất cho cả mẹ và bé yêu.
Những nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân trên, ra máu khi mang thai tuần 39 hoặc tuần 40 cũng có thể do tổn thương ở cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung gây nên. Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng quan hệ tình dục quá mạnh bạo cũng có thể dẫn tới hiện tượng quan hệ ra máu khi mang thai 3 tháng cuối.
Bên cạnh đó, nếu đi tiểu ra máu khi mang thai tháng cuối thì mẹ bầu cũng cần chú ý, bởi rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay bị nhiễm trùng bàng quan, gây ra hiện tượng máu xuất hiện trong nước tiểu. Phụ nữ mang thai gặp tình trạng này nhiều hơn sở dĩ ở giai đoạn cuối của thai kì, tử cung phát triển to lên gây chèn ép bàng quang, từ đó cản trở nước tiểu thoát ra, gây viêm nhiễm.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng ra máu khi mang thai tháng cuối?
Nếu phát hiện bị ra máu khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng mà cần phải hết sức bình tĩnh. Nhiều mẹ sẽ thấy bị ra máu màu nâu khi mang thai tháng cuối, nhưng bên cạnh đó cũng có những mẹ lại thấy bị ra máu đen khi mang thai 3 tháng cuối. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi số lượng máu thấm qua băng vệ sinh để có thể biết lượng lượng máu ra ở âm đạo là bao nhiêu, nhiều hay ít, màu sắc như thế nào để nắm rõ triệu chứng.
Sau khi đã nắm rõ tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 9 của mình, thai phụ cần đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế những đáng tiếc không mong muốn xảy ra cho mẹ và thai nhi như sảy thai, sinh non,…
Cách phòng tránh để không bị ra máu khi mang thai 3 tháng cuối
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
Hiện tượng ra máu nâu khi mang thai 37 tuần sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, bất an vì khả năng sinh non, sinh sớm có thể xảy ra. Do đó mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và bình tâm theo dõi cơ thể, thăm khám thường xuyên. Còn nếu bị ra máu nâu khi mang thai 40 tuần thì đây cũng là hiện tượng bình thường, lúc này mẹ hãy giữ một tinh thần thoải mái để quá trình sinh nở sắp tới sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Dinh dưỡng hợp lý:
Trong giai đoạn này, thai phụ tuyệt đối không được bỏ bữa ăn. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Mẹ bầu nên có chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất trong ngày, đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, kẽm, vitamin A, C, E, D, magie, axit folic, beta-caroten,…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tăng lượng chất đạm trong mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi bằng cách bổ sung một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,…
Và thai phụ trong 3 tháng cuối thai kì cũng đừng nên quên bổ sung các axit béo trong thực đơn bởi chất này rất cần thiết cho sự phát triển của bộ não thai nhi. Mẹ bầu có thể tìm thấy axit béo trong hạt bí, hạt hướng dương, đậu phụ, dầu ô liu, dầu mè hay trong các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ,…
Ngoài bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ bầu cũng nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe
Giữ gìn vệ sinh âm đạo:
Thai phụ không nên thụt rửa sâu âm đạo bởi điều này có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung, gây ra máu khi mang thai tuần 38 hoặc thậm chí sớm hơn. Ngoài ra, nên tránh sử dụng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng có mùi thơm. Đồng thời, nếu thấy có những triệu chứng bất thường ở âm đạo như đau, ngứa, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì nên đến bệnh viện để khám.
Tham gia nhiều hoạt động:
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế có những chuyến du lịch đi xa, dài ngày bởi mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ khi nào hoặc gây ra máu khi mang thai tuần 40. Thay vào đó, mẹ bầu nên tích cực vận động để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Những bộ môn thể dục như đi bộ, yoga, bơi lội,… rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như thai kỳ lại vừa giúp giảm căng thẳng hiệu quả, điều trị một số bệnh lý khi mang thai như đau nhức cơ thể.
Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên gặp gỡ, nói chuyện với bạn bè hoặc tâm sự với chồng để thư giãn, giải tỏa căng thẳng tâm lý, hạn chế hiện tượng trầm cảm, đặc biệt là với những bà bầu quyết định nghỉ việc ở nhà dưỡng thai.
Khi rảnh rỗi, thai phụ cũng nên tham gia các khóa học tiền sản để tích lũy kinh nghiệm sinh nở, kiến thức trong quá trình sinh cũng như cách chăm sóc bé yêu sau này.
Đi bộ là hoạt động thể thao rất tốt cho mẹ bầu
Hạn chế quan hệ:
Khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ vì khả năng viêm nhiễm, chảy máu, vỡ ối,… có thể xảy ra gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn kiêng quan hệ từ lúc mang thai cho đến khi sinh con thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con hơn. Tuy nhiên, nếu quan hệ, hãy lưu ý hết sức nhẹ nhàng, áp dụng tư thế hợp lý, không gây áp lực lên bụng thai phụ để tránh kích thích các cơn co tử cung.
Những trường hợp tuyệt đối không nên quan hệ trong thời kỳ cuối mang thai bao gồm: quan hệ ra máu khi mang thai 3 tháng cuối hoặc nhau tiền đạo; vỡ ối sớm hoặc rò rỉ nước ối; có cổ tử cung ngắn hay từng có tiền sử sảy thai, sinh non.
Khám thai định kỳ:
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện, phòng khám phụ khoa để thăm khám, phát hiện kịp thời những dấu hiệu tai biến sản khoa (nếu có). Từ tuần 36 trở đi, tốt nhất thai phụ nên khám thai 1 tuần 1 lần, đặc biệt nếu thấy có hiện tượng ra máu cá khi mang thai tháng cuối.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ngày gần sinh:
Khoảng từ tuần 32 trở đi, mọi thứ nên được chuẩn bị sẵn sàng như các vật dụng đi sinh, lựa chọn bệnh viện hoặc bác sĩ đỡ đẻ.
Trong khoảng tháng cuối trước khi vượt cạn, việc quyết định tên ở nhà và tên đi học cho trẻ cũng rất cần thiết.
Sắp xếp mọi công việc và bàn giao lại cho người kế nhiệm. Ngoài ra, mẹ bầu nên giữ liên hệ với người phụ trách chế độ bảo hiểm thai sản của cơ quan.
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên sửa soạn đầy đủ đồ dùng để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sinh
Hiện tượng ra máu âm đạo, nhất là ra máu khi mang khi mang thai tháng cuối có khả năng cảnh báo những nguy hiểm với thai phụ và bé yêu trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu để biết được nguyên nhân và cách khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám thai định kỳ để sớm phát hiện những biến chứng bất thường của thai nhi nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Nguồn tham khảo:
Eva.vn
megates.vn
cưasotinhyeu.vn
dongythaiphuong.com
benhvienthucuc.vn
Xem thêm: