Mang thai là điều tuyệt vời nhất mà cuộc sống dành cho người phụ nữ. Trải qua 9 tháng 10 ngày, quá trình mang thai kết thúc với một cuộc chiến đấu trên bàn đẻ. Nhưng để đến đích đó, bà bầu phải kiêng cữ đủ thứ, chăm sóc thai nhi cẩn thận… Một hiện tượng thường gặp của các bà bầu khi mang thai đó là ra máu ở vùng kín. Nhưng bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5 thì như thế nào, có nguy hiểm không và cần phải làm gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đáp án trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5 khiến nhiều chị em lo lắng
Nguyên nhân bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5
Tháng thứ 5 là thời gian dễ chịu của thai kì, bởi lẽ các hiện tượng như ốm nghén hầu như đã kết thúc, không còn cảm giác buồn nôn, thai nhi đã chắc chắc và nguy cơ sảy thai giảm hẳn. Nhưng không phải vì thế mà chị em có thể lơ là, không chăm sóc bản thân, sinh hoạt, ăn uống không cẩn thận, bởi lẽ không ít trường hợp bà bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5 và đã để mất con.
Mặc dù việc chảy máu vùng kín trong thai kỳ xảy ra phổ biến, theo thống kê, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 50 người bị chảy máu âm đạo. Nhưng dù ở giai đoạn nào thì việc chảy máu khi mang thai cũng là nguy hiểm, mẹ bầu cần bình tĩnh suy xét để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục, tránh việc lo lắng thái quá mà ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo đó, mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tuần thứ 17 có thể do một trong các nguyên nhân sau:
Do cơ thể dọa sảy thai
Dù là nguyên nhân gì thì việc bị ra máu khi mang thai tuần thứ 17 đều đang ảnh hưởng đến thai nhi của bạn. Đến tháng thứ 5, vì một số tác động cổ tử cung mở ra và không khép lại được và nếu cứ để vậy thì sảy thai là điều tất nhiên sẽ đến. Nhưng bạn hãy yên tâm, khi gặp hiện tượng này, các mẹ bầu hãy đến ngay với bác sĩ khoa sản nhé! Nếu được phát hiện kịp thời và có biện pháp để cổ tử cung đóng lại thì thai nhi sẽ không ảnh hưởng và mẹ bầu sẽ tiếp tục có một thai kì bình thường, khỏe mạnh.
Do tử cung nhạy cảm hơn
Tử cung là nơi nuôi dưỡng thai nhi, là nơi các chất dinh dưỡng được đưa đến để nuôi dưỡng tế bào thai. Vì vậy, đây là nơi thay đổi nhiều nhất trong cơ thể người phụ nữ lúc mang thai. Trong chu kì thai sản, tử cung có sự thay đổi hormone, là nơi máu đến rất lớn vì vậy có thể gây ra hiện tượng chảy máu, nhất là khi đi khám phụ khoa về.
Tháng thứ 5 là lúc thai nhi đã chắc khỏe, bố mẹ có thể tùy theo tình trạng cơ thể, kích thước bụng bầu để quan hệ tình dục hợp lý. Vì vậy, nếu bị ra máu khi mang thai 18 tuần sau khi quan hệ tình dục xong thì đây là hiện tượng không nguy hiểm và không đáng lo ngại bạn nhé!
Do bị tụ máu dưới màng đệm
Nếu đã trải qua 4 tháng thai kì thì chắc hẳn mẹ bầu cũng đã tìm hiểu rất nhiều đến chu kì thai sản và đã nghe về hiện tượng trứng bong ra khỏi thành tử cung. Để thai có chu kì phát triển bình thường, trứng cần phải làm tổ trong tử cung.
Hiện tượng tụ máu dưới màng đệm là do một phần của trứng bị bong ra khỏi thành tử cung, vì vậy nếu nhẹ thì không sao, cơ thể sẽ chữa lành trong vòng 5 tháng nhưng nếu quan sát thấy tình trạng tiến triển không tốt bạn nên đến thăm bác sĩ thường xuyên vì nó có thể dẫn đến bong nhau thai ra khỏi tử cung và bị sảy thai. Đi tiểu ra máu khi mang thai ở tháng thứ 5 cũng có thể do nguyên nhân này vì vậy các mẹ bầu nên cẩn thận.
Do bị nhiễm trùng
Vùng kín là nơi rất nhạy cảm và có độ ẩm cao, vì vậy nếu bầu mắc phải các bệnh phụ khoa hay các bệnh về nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, âm đạo thì dù đến tháng thứ 5 vùng kín vẫn sẽ bị ra máu. Cứ nghĩ đây là các bệnh thường gặp ở phụ nữ, không kể gì riêng mẹ bầu nên nhiều mẹ bầu không để ý và dẫn đến sảy thai. Nếu bị ra máu khi mang thai ở tháng thứ 5 do nguyên nhân trên thì bầu nhất định phải gặp bác sĩ và điều trị liền nhé. Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn hiện tượng sảy thai dù thai nhi đã đến giai đoạn chắc chắn hoặc đẻ non ở các bà bầu.
Do bị nhau tiền đạo
Nhau thai là một cơ quan quan trọng có nhiệm vụ nối thai nhi với cơ thể người mẹ thông qua dây rốn. Nhau cũng là bộ phận đặc biệt bởi nó tự sinh ra khi cơ thể bạn mang thai và tự loại bỏ trong quá trình sinh nở.
Hiện tượng nhau tiền đạo xảy ra khi nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Đây là trường hợp nguy hiểm, khi gặp trường hợp này, cơ thể sẽ bị chảy máu hay ra máu cục ở tháng thứ 5, cơ thể mẹ và bé đều rất yếu và cần phải xử lý kịp thời.
Để chấm dứt tình trạng chảy máu, bà bầu phải nằm thẳng tại chỗ trong thời gian dài. Quá trình dưỡng thai này chỉ có thể kết thúc khi cơ thể bé đã ổn định, sức khỏe của bà bầu ổn định. Khi đó, nếu có thể, bác sỹ sẽ chỉ định đẻ mổ để giữ an toàn cho cả bé và mẹ. Nếu không đi gặp bác sĩ và chăm sóc cẩn thận như trên, máu có thể chảy liên tục và dẫn đến nguy hiểm tính mạng cả mẹ và bé.
Bà bầu hãy cẩn thận với hiện tượng ra máu dù đến tháng thứ 5 của thai kỳ
Dấu hiệu ra máu khi mang thai tháng thứ 5
Cơ thể người mẹ rất nhạy cảm vì vậy trước khi thai nhi có biểu hiện lạ thể hiện ra ngoài, thai nhi sẽ báo hiệu cho các mẹ. Vì vậy mẹ bầu cần phải tỉnh táo để nhận ra biểu hiện ra máu kèm theo đau thắt vùng bụng.
Đối với các mẹ bầu mang thai tháng thứ 5, thai nhi dù đã khỏe nhưng vẫn có ra máu ở vùng kín. Có thể ra nhỏ giọt khi đi tiểu hay vón thành các cục máu, ra máu màu nâu khi mang thai tháng thứ 5. Để biết được hiện tượng ra máu khi mang thai ở tháng thứ 5, các mẹ bầu nên để ý “quần nhỏ” của mình và khi đi vệ sinh nên quan sát để phát hiện kịp thời hiện tượng trên.
Giải quyết như thế nào nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5
Mang tâm lý của một người sắp làm mẹ và mình đang bị ra máu, chắc hẳn rằng mẹ bầu nào cũng lo lắng. Nếu ra máu không bình thường thì đây là một dấu hiệu thai nhi gửi đến cho mẹ để báo động sức khỏe của mình. Vì vậy, bà bầu cần phải cảnh giác, quan tâm đến thai nhi, nắm bắt các biểu hiện của thai nhi để kịp thời ứng phó.
Nếu bị ra máu khi mang thai tuần thứ 18 và kèm theo các biểu hiện như: chuột rút, co thắt, máu chảy, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu. Đặc biệt hiện tượng co thắt, đau theo từng cơn xảy ra thì các bầu nên làm như sau: Đầu tiên các mẹ bầu phải tình tĩnh, không được hốt hoảng vì sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi và mẹ. Hít thở sâu, thư giãn. Sau đó nhanh chóng liên hệ người thân đưa đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn thai kì tháng thứ 5
Thời gian thai kì là 9 tháng 10 ngày và thật sự sẽ đau đớn khi đã đến tháng thứ 5 mà bị mất thai nhi chỉ vì sự vô tâm hay bất cẩn của mẹ bầu và gia đình. Để có chu kì thai sản an toàn, khỏe mạnh mẹ bầu và gia đình nên thực hiện các biện pháp, hướng dẫn chăm sóc sau:
- Về chế độ luyện tập, sinh hoạt
Bà bầu nên chăm luyện tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh và thai nhi khỏe mạnh
- Các mẹ bầu nên uống nhiều nước, không nên tập luyện quá sức.
- Các mẹ bầu nên đi bộ, tập yoga, bơi và các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cho hệ xương mềm dẻo, sẵn sàng cho cuộc chiến cuối cùng.
- Các mẹ bầu cần tâm lý, lắng nghe cơ thể của mình. Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt. Nằm nghiêng về bên trái khi nghỉ ngơi. Cố gắng dành thời gian ngủ đêm và hạn chế ngủ ngày.
- Trong quan hệ vợ chồng, mẹ bầu có thể tùy vào tình trạng sức khỏe và sự ổn định của thai nhi để có thói quan quan hệ tình dục hợp lý.
- Ngoài ra, tác động của người ngoài, gia đình ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và sức khỏe của các mẹ bầu. Vì vậy, cần tạo cho mẹ bầu không gian thoải mái, được quan tâm chăm sóc đặc biệt, lao động chân tay trí óc điều độ…
- Về chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng cần thiết theo tiêu chuẩn dành cho bà bầu
Không chỉ quan tâm đến chế độ luyện tập, sinh hoạt các mẹ bầu nên chú ý trong vấn đề ăn uống để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tháng thứ 5 là giai đoạn cơ thể bé phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng, mẹ bầu cần bổ sung:
DHA: giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Ngoài ra, nó còn giúp tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả. Các thực phẩm chứa nhiều DHA tốt cho các mẹ bầu là cá hồi, các loại rau lá xanh, quả óc chó, trứng…
Canxi: Canxi cùng với các vi lượng như Kẽm, Photpho, Magie sẽ giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Để cung cấp thai nhi cho cơ thể mẹ và bé, mẹ bầu cần ăn các thực phẩm như cua đồng, tôm đồng, rau cần, cà rốt, …
Sắt: giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Thịt bò, bí đỏ, lòng đỏ trứng, nước cam…là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Ngoài việc bổ sung sắt bằng thực phẩm, trong suốt thai kì bầu nên bổ sung sắt ở dạng viên uống.
Vitamin: giúp hệ xương phát triển và giúp cơ thể mẹ bé có đầy đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh trong suốt thai kì. Các loại thực phẩm có nhiều vitamin như: ngũ cốc, đậu nành, bông cải xanh, sữa…(Vitamin D), các loại rau quả như cà rốt, cà chua, dưa hấu…(Vitamin A), chuối, dưa hấu, đậu xanh (B1, B6).
Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập dành cho các mẹ bầu 5 tháng tuổi. Để có được thai kì khỏe mạnh các mẹ bầu phải luôn khám định kì, theo dõi tình trạng thai nhi và nghe lời khuyên, tư vấn của bác sĩ.
Kết luận
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc bị ra máu khi mang thai ở tháng thứ 5 rất phổ biến và ít nguy hiểm. Các mẹ bầu cũng như gia đình có người mang thai nên chú ý, quan sát hiện tượng, tìm hiểu nguyên nhân để có một chu kì thai sản khỏe mạnh.
Xem thêm: