Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ băn khoăn không biết con yêu có phát triển bình thường không, chiều cao, cân nặng ra sao, nước ối có bị dư hay thiếu không. Để nắm được các thông tin đó, mẹ thường đo đường kính lưỡng đỉnh. Vậy, nếu đường kính lưỡng đỉnh lớn có sinh thường được không? Hãy cùng mẹ bầu tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Đường kính lưỡng đỉnh tiết lộ điều gì về tình trạng thai nhi?
Mang thai là giai đoạn tuyệt vời và cũng là thời gian lo lắng nhất của mẹ bầu. Khi siêu âm để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, các mẹ bầu đừng bao giờ quên đo đường kính lưỡng đỉnh nhé. Bởi lẽ, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ thể hiện được tốc độ phát triển của thai nhi cũng như cân nặng, chiều cao và giúp mẹ bầu tính tuổi thai một cách chính xác nhất.
Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi (tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) hay còn được gọi là chu vi vòng đầu, là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất hộp sọ của thai nhi. Chỉ số BPD được thể hiện thông qua kết quả siêu âm thai và được dùng để đánh giá tình hình phát triển của thai nhi.
Chỉ số BPD được dùng để đánh giá tình hình phát triển của thai nhi
Việc siêu âm chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) sẽ được thực hiện bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ. Thông qua số đo này, bác sĩ sẽ biết chính xác được tuổi thai, chiều cao, cân nặng thai cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, chỉ số BPD còn giúp nhận biết được sự bất thường của hệ thần kinh nếu đường kính lưỡng đỉnh lớn hay nhỏ hơn quy chuẩn. Chỉ số BPD khi thai nhi chuẩn bị chào đời nằm trong khoảng 88mm đến 100mm được xem là bình thường. Theo đó, mức trung bình của BPD là 94mm, cao hơn hay thấp hơn khoảng trên đều có nguy cơ gặp sự cố về sức khỏe.
Đối với những trẻ khi siêu âm được xác định là có đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn tuổi thai sẽ có khả năng gặp phải một số vấn đề về phát triển trí tuệ so với trẻ bình thường như: trí não kém phát triển, chứng đầu nhỏ. Không những thế, đường kính lưỡng đỉnh còn ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức sinh của mẹ bầu.
Nếu chu vi đầu của con cao hơn chuẩn tức là chiều cao, cân nặng của bé cũng vượt chuẩn. Khi đó, mẹ bầu có khả năng sẽ sinh mổ vì thai quá to, đặc biệt là với những mẹ mang thai lần đầu mà lại mắc tiểu đường thai kỳ.
Đo đường kính lưỡng đỉnh trong khoảng thời gian nào là hợp lý?
Thông thường, các bác sĩ sẽ đo chỉ số BPD của thai nhi bằng máy siêu âm theo tiêu chuẩn sau: Mặt phẳng phải cắt qua vách trong suốt, bản xương sọ phải đều và rõ, đồi thị và cuống đại não cân bằng, mặt phẳng phải cân đối qua đường giữa của sọ não. Khi đó, đường kính lưỡng đỉnh được xác định từ mặt ngoài bản xương trên kéo dài đến mặt trong bản xương dưới.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cần bắt đầu đo từ khi thai nhi 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thứ 20 là dừng. Bởi lẽ, lúc này phần đầu của thai nhi đang phát triển rất nhanh, nếu không đo ngay mà để đến qua tuần thai thứ 20 mới đo thì độ chính xác sẽ không còn cao nữa.
Nên đo chỉ số BPD từ khi thai nhi 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thứ 20
Cụ thể, nếu như mẹ đo chỉ số BPD từ tuần thai thứ 13 đến 20 thì chỉ số này chỉ bị sai lệch trong vòng 10 đến 11 ngày. Tuy nhiên, nếu đến tận tuần thai thứ 26 trở đi mới tiến hành đo thì chỉ số này có khả năng sai lệch đến 3 tuần. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý lịch tái khám theo đúng quy định của bác sĩ để không bị bỏ lỡ khoảng thời gian quý giá này.
Đường kính lưỡng đỉnh to có sao không?
Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi sẽ được tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ trung bình là khoảng 94 mm. Nếu chỉ số BPD được xác định ở mức cao hơn thì nhiều khả năng mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu chỉ số BPD của thai nhi không nằm trong mức chuẩn mà lớn hoặc nhỏ hơn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu tiến hành siêu âm lại một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để đưa ra kết luận chắc chắn về sức khỏe của thai nhi.
Cụ thể, nếu chỉ số BPD khi siêu âm nhỏ hơn mức bình thường, mẹ bầu nên nghĩ đến khả năng thai nhi bị chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi bị nhỏ và phẳng hơn so với các trường hợp thông thường. Ngược lại, nếu đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn tuổi thai sẽ đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu, vòng bụng lớn hơn các trẻ bình thường.
Đối với những trẻ có kích thước lớn có thể gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường như khó sinh, băng huyết sau khi sinh. Không những thế, những em bé có chỉ số lưỡng đỉnh lớn cùng với những chỉ số khác của cơ thể như: cân nặng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng,… đều vượt so với các trẻ thông thường có thể là kết quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ.
Khi đó, việc mẹ cần làm là ngay lập tức giảm bớt lượng đường đưa vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mẹ bầu có thể tham khảo bảng đường kính lưỡng đỉnh chuẩn dưới đây để xác định xem con mình có rơi vào 2 trường hợp trên hay không nhé.
Bảng đường kính lưỡng đỉnh chuẩn tương ứng với từng tuần thai nhi
Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn có sinh thường được không?
Việc đo chính xác chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng phát hiện được các dấu hiệu bất thường của thai nhi, từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời. Thật nguy hiểm nếu chỉ số này của thai nhi thấp hơn mức chuẩn, khi đó thai nhi có nguy cơ bị chậm phát triển trí não hay phần đầu của bé sẽ phẳng hơn so với mức bình thường.
Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bình thường vào những tháng cuối sẽ đạt mức 88 – 100mm, trung bình là 94mm, nếu lớn hơn chỉ số trên sẽ được coi là thai to và mẹ sẽ khó lòng sinh thường được. Chắc hẳn có rất nhiều mẹ đang băn khoăn đường kính lưỡng đỉnh lớn có sinh thường được không?
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn tuổi thai và người mẹ được chỉ định sinh mổ. Khi đó, thai nhi có kích thước lớn quá, nếu sinh thường thì sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con. Chính vì vậy, khả năng sinh mổ là rất cao (hơn 80%). Bởi lẽ, khi thai nhi sở hữu chu vi vòng đầu tương đối lớn sẽ gây trở ngại cho mẹ trong lúc sinh, tốt nhất là mẹ bầu nên chọn can thiệp bằng phương pháp sinh mổ cho an toàn.
Khi siêu âm định kỳ, nếu chỉ số BPD không nằm trong mức chuẩn mà lệch lên hoặc xuống, mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu siêu âm lại hay tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra chính xác hơn. Bởi lẽ, máy móc cũng có khi sai sót nên các mẹ bầu cần bình tĩnh để đo lại cho rõ ràng. Đồng thời, mẹ bầu cũng không nên lo lắng nhiều vì để đánh giá khả năng phát triển của thai nhi, các bác sĩ không chỉ sử dụng số đo đường kính lưỡng đỉnh mà còn căn cứ vào 3 chỉ số quan trọng khác đó là: chu vi vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL) của bé.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ tuần thai 12 cho đến khi người mẹ chuyển dạ, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng đều đặn từ 2,5cm đến 9,0cm qua mỗi tuần. Số đo này càng ít chênh lệch với bảng đường kính lưỡng đỉnh chuẩn của từng tuần thai nhi thì càng tốt. Bởi lẽ chỉ số này cho thấy em bé sẽ càng được đảm bảo an toàn trước hội chứng Down và một số dị tật về trí não khác.
Công thức tính đường kính lưỡng đỉnh chuẩn mới nhất hiện nay
Theo thống kê, từ tuần 12 cho đến khi bé chào đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5 cm đến 9 cm. Thông qua siêu âm chỉ số lưỡng đỉnh, các mẹ bầu có thể tính được trọng lượng thai nhi một cách chính xác nhất theo các công thức sau:
- Công thức 1: Trọng lượng thai nhi (gram) = {BPD (mm) – 60} x 100
Ví dụ: nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi trong tuần 36 là 92mm thì cân nặng của thai nhi sẽ được tính = {92 – 60} x 100 = 3,2 kg.
- Công thức 2: Trọng lượng thai nhi (gram) = 88,69 x BPD (mm) – 5062 là mẹ sẽ có cân nặng của con yêu.
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 92mm thì cân nặng của thai nhi sẽ được tính = 88,60 x 92 – 5062 = 3,1 kg.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhớ rằng công thức này chỉ nên áp dụng đối với những thai nhi có chỉ số BPD hơn 600mm thì mới có độ chính xác cao. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần nhớ rằng, công thức tính cân nặng thông qua đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Chính vì vậy, nếu kết quả tính toán thấp hoặc cao hơn dự kiến, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì chỉ số cân nặng của bé sẽ còn thay đổi theo từng ngày, cho đến khi bé chào đời. Mặt khác, khi siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu hãy nhớ đừng bỏ sót chỉ số lưỡng đỉnh cùng với các chỉ số siêu âm thai như chiều dài xương đùi, chiều dài vòng bụng,… nhé.
Mẹ bầu nên siêu âm định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường
Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ không còn phải lúng túng không biết tình trạng thai nhi hiện tại như thế nào. Tuy rằng việc đo đường kính lưỡng đỉnh không còn độ chính xác cao vào giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng chỉ số BPD vẫn giúp mẹ đánh giá tổng quát sự phát triển và tình hình sức khỏe của thai nhi. Khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề đường kính lưỡng đỉnh lớn có sinh thường được không, mẹ bầu nên hỏi bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được giải đáp và chăm sóc cho con yêu tốt nhất nhé.
Xem thêm:
Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 39 Tuần Như Thế Nào Là An Toàn
Nguồn tham khảo:
- https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-12-tuan/thai-nhi-co-chi-so-duong-kinh-luong-dinh-lon-kha-nang-me-sinh-mo-hon-80-63801.html
- http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/duong-kinh-luong-dinh-an-toan-de-sinh-thuong-la-bao-nhieu-me-bau-nao-cung-can-biet-290918.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5113683/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24802187