Chích thuốc ngừa thai là một biện pháp tránh thai tạm thời mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng, hơn nữa nó còn tiết kiệm thời gian và an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó thuốc tiêm tránh thai cũng gây ra một số tác dụng phụ như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau khi tiêm,… Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi tiêm thuốc tránh thai ra máu là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tiêm thuốc tránh thai là gì? Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm tránh thai.
Tiêm thuốc ngừa thai là biện pháp tránh thai được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn hiện nay. Thuốc dùng để tiêm tránh thai có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là ba loại: Depo – Provera, Noristerat và Sayana Press; trong đó Depo – Provera và Noristerat sẽ được tiêm vào cơ sâu là cơ mông và có tác dụng tránh thai trong 13 tuần, Sayana Press sẽ được tiêm vào vùng dưới da hoặc vùng mặt trước đùi và có tác dụng tránh thai trong 8 tuần. Sau khi được tiêm loại hooc môn progesterone có trong thuốc sẽ làm ức chế sự rụng trứng đồng thời làm chất dịch nhầy ở trong cổ tử cung tiết ra nhiều, dày đặc hơn nhằm ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với trứng để thụ tinh.
Các chị em muốn tiêm thuốc tránh thai cần liên hệ với các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng tại địa phương hoặc các bệnh viện chuyên khoa sản phụ để được hướng dẫn, tư vấn và thực hiện tiêm. Các loại thuốc trên thực tế thường có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng từ sau khi tiêm, vì vậy sau 3 tháng nếu muốn tiếp tục áp dụng biện pháp này các chị em sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Hiện nay thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế, thuốc tiêm tránh thai được hỗ trợ cho các chị em hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, bạn chỉ phải trả chi phí dịch vụ tiêm, thường sẽ rơi vào khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả cao
Những lưu ý trước khi tiêm thuốc tránh thai:
Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa với các trường hợp phụ nữ có những biểu hiện hay bệnh lý sau sẽ chống chỉ định với việc tiêm thuốc tránh thai:
- Người đã hoặc đang bị ung thư vú trong thời gian 5 năm;
- Người bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, đã hoặc đang bị tai biến, nhồi máu cơ tim;
- Người mắc hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp như phụ nữ lớn tuổi, hút thuốc lá, huyết áp cao (huyết áp tâm thu > 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 100 mmHg), đột quỵ và các bệnh lý về máu;
- Người bị ra máu âm đạo bất thường chưa xác định rõ nguyên nhân;
- Người có tiền sử tiểu đường, đã có biến chứng như suy ga, suy thận,… hoặc chưa có biến chứng nhưng thời gian bị trên 20 năm;
- Người mắc các bệnh lý mãn tính như suy gan, suy thận, xơ gan mất bù, bệnh tuyến giáp;
- Người có kháng thể kháng phospholipid, bị lupus đỏ hệ thống;
- Người có số lượng tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu;
- Người mẫn cảm, dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc tiêm.
Như vậy không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai này, các chị em muốn áp dụng biện pháp này nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn kĩ lưỡng hơn.
Các chị em cần được thăm khám tổng quát trước khi tiêm thuốc tránh thai
Những tác dụng của tiêm thuốc tránh thai.
Ưu điểm.
Tiêm thuốc tránh thai bộc lộ rất nhiều ưu điểm được các chị em phụ nữ rất hài lòng như:
- Hiệu quả tránh thai của biện pháp này rất cao, gần như là tuyệt đối, lên đến 99,6%, chỉ có một số ít trường hợp không đạt được hiệu quả do những yếu tố khách quan;
- Thực hiện đơn giản, với 1 mũi tiêm sẽ có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng và tiêm nhắc lại theo đúng chu kỳ, không mất thời gian như việc sử dụng thuốc uống;
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm hứng tình dục cũng như sự hưng phấn trong mỗi cuộc yêu;
- Không gây ra các rối loạn về tim mạch, huyết áp;
- Là biện pháp tránh thai tạm thời, có thể thụ thai ngay sau khi dừng sử dụng thuốc mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh sản;
- Thực hiện được với cả phụ nữ cho con bú mà không ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ;
- Được áp dụng cả với những chị em vừa sinh, những người bị bệnh van tim chưa biến chứng hoặc đang bị u xơ;
- Các chị em có thể tiêm thuốc tránh thai ở bất kì cơ sở y tế uy tín nào, chi phí cho mỗi lần tiêm không quá cao, chỉ từ 100.000 đến 200.000 cho dịch vụ tiêm còn thuốc bạn sẽ được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
99,6% là con số chứng minh cho hiệu quả của biện pháp tránh thai
Nhược điểm.
Ngoài nhưng điểm nổi bật về hiệu quả tránh thai thì biện pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như:
- Sau khi tiêm thuốc chu kỳ kinh nguyệt của các chị em bị thay đổi không đều, xuất hiện rong kinh, rong huyết, chảy máu âm đạo;
- Có nguy cơ loãng xương với những người tiêm thuốc tránh thai từ 2 năm trở lên;
- Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lo lắng, cơ thể mệt mỏi, đau tức ở vú;
- Nhiều trường hợp tăng cân nhanh chóng, thậm chí tăng 10kg trong vòng 3 tháng;
- Không phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, bệnh lậu, …;
Thông thường các triệu chứng trên chỉ xuất hiện một thời gian ngắn sau khi tiêm mũi đầu tiên và giảm dần sau đó. Nhưng một triệu chứng mà xuất hiện hầu hết ở các chị em và làm họ lo lắng đó chính là việc ra máu sau khi tiêm thuốc tránh thai. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và cách xử lý chúng như thế nào?
Vì sao tiêm thuốc tránh thai lại ra máu?
Tiêm thuốc tránh thai bị ra máu là hiện tượng xuất hiện ở đa số các chị em. Thuốc tiêm chứa nội tiết tránh thai về cơ chế có vai trò ngăn cản không cho sự thụ thai xảy ra. Với hai loại hooc môn chính là estrogen và progesterone có tác dụng ức chế sự rụng trứng, kích thích tiết ra nhiều dịch nhầy trong cổ tử cung để ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng, làm nội mạc tử cung không còn thích hợp để trứng làm tổ được. Chính các hooc môn này đã gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng, điển hình là hiện tượng ra máu sau khi tiêm do có sự giảm sức bền mạch máu nông, sự đáp ứng của nội mạc với nồng độ estrogen và progesterone trong quá trình sử dụng kéo dài ảnh hưởng đến mô học nội tử cung.
Ngoài ra với những chị em xuất hiện cả hiện tượng viêm cổ tử cung thì càng làm cho tình trạng ra máu âm đạo trầm trọng hơn, thậm chí có trường hợp sau khi tiêm thuốc tránh thai bị ra máu đen. Mỗi người sử dụng có một thể trạng và cơ địa khác nhau nên có thể tình trạng ra máu sau khi tiêm sẽ khác nhau nên sẽ có những cách xử lý khác nhau cho phù hợp.
Cách xử lý khi tiêm thuốc tránh thai ra máu.
Có thể thấy hiện tượng ra máu sau khi tiêm thuốc tránh thai thường xảy ra ở đa số các chị em. Hiện tượng này thông thường sẽ xuất hiện sau mũi tiêm thứ nhất rồi hết dần trong vài ngày và không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng nếu hiệu tượng này còn diễn ra trong thời gian dài thì các chị em cần theo dõi lượng máu ra ở mức độ nào và đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện chuyên khoa sản phụ để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng khó lường xảy ra.
Có nhiều trường hợp, cơ thể các chị em quá nhạy cảm nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cầm máu. Khi đã được điều trị tại bệnh viện, các cơ sở y tế mà tình trạng vẫn không tiến triển bạn cần dừng việc tiêm mũi thuốc tránh thai tiếp theo đồng thời điều trị ngắn hạn ethinylestradiol, bổ sung sắt, khám phụ khoa định kỳ và sử dụng biện pháp khác đi để đảm bảo sức khỏe.
Ra máu là hiện tượng thường xuất hiện sau khi tiêm thuốc tránh thai
Một số biện pháp tránh thai khác.
Khi áp dụng biện pháp tránh thai mà gặp tác dụng phụ như chảy máu âm đạo trong thời gian dài các chị em nên lựa chọn một biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn với cơ thể như:
Uống thuốc tránh thai.
Thuốc uống tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời khá phổ biến, gồm 2 loại thông thường và khẩn cấp. Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng sau khi quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào, loại thuốc này được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên vì nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là vô sinh. Thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (ngày có kinh) cho đến ngày thứ 21 của chu kỳ; thuốc phải uống vào 1 giờ cố định; nếu bạn lỡ quên thuốc 1 ngày thì hiệu quả tránh thai có thể bị ảnh hưởng; sau khi uống hết 21 ngày thì ngưng 7 ngày rồi tiếp tục vỉ thứ 2. Sử dụng thuốc uống tránh thai nhìn chung có hiệu quả rất cao, lên đến 99% với thuốc hàng ngày và 75% với thuốc khẩn cấp; ngoài ra còn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm các dấu hiệu khó chịu trong những ngày hành kinh; có thể thụ thai ngay sau khi dừng sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó những loại thuốc này còn có một số tác dụng phụ cần lưu ý như: thuốc không có khả năng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; đối với thuốc tránh thai khẩn cấp nếu lạm dụng có thể dẫn đến vô sinh.
Tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt.
Đây là một biện pháp tránh thai hoàn toàn tự nhiên, an toàn và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự hưng phấn tình dục của các chị em. Muốn áp dụng tốt biện pháp này các bạn cần tính chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết các giai đoạn nào là an toàn, nguy hiểm. Khi quan hệ trong những ngày của giai đoạn an toàn, trứng đang phân hủy nên sẽ không có sự thụ tinh. Điểm trừ của biện pháp này là khi bạn tính không chính xác chu kỳ kinh nguyệt và không sử dụng biện pháp tránh thai nào khác thì hiệu quả tránh thai không cao.
Tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt là biện pháp tránh thai tự nhiên, an toàn.
Thắt ống dẫn trứng.
Đây là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn cho các chị em, nó chỉ phù hợp với những chị em đã có gia đình, không muốn sinh thêm con. Biện pháp này được thực hiện bằng việc dùng thủ thuật để cắt, chặn ống dẫn trứng lại; không cho trứng tiếp xúc với tinh trùng để thụ tinh. Ưu điểm của biện pháp này là hiệu quả gần như tuyệt đối, lên đến 99,6% mà không phải sử dụng thêm bất kỳ biện pháp nào khác.
Tuy nhiên người áp dụng biện pháp này sẽ không tránh được nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai,…; có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng; khi muốn phục hồi khả năng sinh sản rất khó khăn, phải có sự can thiệp của bác sĩ và có thể gặp nhiều biến chứng.
Có thể thấy rằng biện pháp tiêm thuốc tránh thai tuy mang lại hiệu quả cao nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ điển hình là chảy máu âm đạo, rong kinh. Vì vậy, các chị em cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân sau khi tiêm để xử lý kịp thời cũng như tìm biện pháp thay thế khác khi cần thiết.
Xem thêm: