Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Mang thai là điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Để nhận được thiên chức tuyệt vời ấy, người phụ nữ phải trải qua 9 tháng 10 ngày với những niềm vui, bất ngờ cũng như lo lắng. Một trong những nỗi lo của phụ nữ khi mang thai là hội chứng tiền sản giật. Vậy, tiền sản giật là gì? Dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai cũng như nguyên nhân và cách chẩn đoán như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để có được câu trả lời nhé.

Tiền Sản GiậtTiền sản giật là hội chứng nguy hiểm, có diễn biến phức tạp xảy ra ở phụ nữ mang thai

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng phức tạp, nguy hiểm trong chu kì mang thai. Quá trình mang thai kéo dài 38 đến 40 tuần, nhưng phải đến tuần thứ 20, tiền sản giật mới xuất hiện và gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tiền Sản Giật

Huyết áp khi mang thai quyết định khả năng mắc hội chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Huyết áp của một người bình thường dao động từ 110/70 – 120/80, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai, mức huyết áp bình thường được chấp nhận là thấp hơn 140/90 mmHg. Nếu huyết áp tăng lên trên 140/90 thì nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé là rất lớn, hội chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai sẽ xảy ra rất cao gây nguy hiểm lớn.

Hằng năm, có rất nhiều trường hợp tiền sản giật xảy ra, nhưng không phải ai cũng may mắn phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Tiền sản giật đã cướp đi nhiều thứ của phụ nữ mang thai trong đó có tính mạng, con cái và sức khỏe. Vì vậy, là một người phụ nữ thông minh, trước và trong khi mang thai phải tìm hiểu để biết về biến chứng tiền sản giật nguy hiểm này và có những giải pháp xử lý thông minh khi gặp phải.

Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật

Người ta cho rằng nhau thai chính là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Nhau thai là cơ quan liên hệ giữa mẹ và bé, là nơi nuôi dưỡng bé trong suốt quá trình mang thai. Nhau thai là cơ quan thay đổi mạnh nhất trong suốt thai kì, nó vận chuyển máu đến nuôi thai nhi, nếu lượng máu cung cấp không đủ, chứng tỏ một phần do lượng mạch máu không đầy đủ và thực hiện chức năng chưa tốt. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp vượt quá mức quy định và xảy ra tiền sản giật.

Tên gọi là tiền sản giật nhưng bệnh lý này cũng xảy ra sau khi sinh, người ta gọi là tiền sản giật sau sinh. Tiền sản giật thường xảy ra nếu đó là lần mang thai đầu tiên hay bạn đang mang thai đôi. Ngoài ra tiền sản giật dễ xảy ra nếu:

  •  Thời tiết lạnh và ẩm ướt thường xuyên.
  •  Phụ nữ mang thai khi tuổi còn quá nhỏ hay quá cao, khoảng cách mang thai giữa hai lần là quá ngắn hay quá dài.
  •  Phụ nữ khi mang thai không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai và phải lao động mệt mỏi.
  •  Mắc các bệnh lý như: béo phì –  thừa cân, tiểu đường, huyết áo cao, thận, giáp…Tiền Sản Giật

Mẹ bầu trên 40 tuổi hay béo phì có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn bình thường

Dấu hiệu mẹ bầu bị tiền sản giật

Hội chứng tiền sản giật chỉ xảy ra nếu có thai và chắc chắn sẽ không xảy ra nếu bạn không có thai và cũng không có ở động vật. Để biết dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai, bạn nên khám thai định kì thường xuyên từ tuần thứ 11 đến tuần 14 thai kì để biết và theo dõi tiền sản giật. Theo WTO, tiền sản giật chỉ xảy ra trên 2 – 8% phụ nữ mang thai, nhưng một khi đã xảy ra nó sẽ mang lại những hậu quả đau lòng nên bạn phải thật tỉnh táo trong suốt quá trình mang thai để tìm ra dấu hiệu tiền sản giật sớm nhất.

Các dấu hiệu của tiền sản giật mà các mẹ bầu nên cẩn thận phát hiện sớm

Các dấu hiệu của tiền sản giật được kể ra như sau:

  • Nhạy cảm với ánh sáng, mắt bị mờ.
  • Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt.
  • Đau bụng trên, phù nề ở mặt hay chân, tay.
  • Huyết áp cao hơn 140/90.
  • Giảm lượng nước tiểu và thấy dư lượng protein trong nước tiểu,.
  • Tăng cân đột ngột.

Tùy vào “cơ địa” của từng người mà dấu hiệu tiền sản giật cũng thay đổi. Dựa vào những biểu hiện ban đầu để chuẩn đoán tiền sản giật và nếu gặp các biểu hiện đó phải nhanh chóng đến bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời.Tiền Sản Giật

Đau bụng trên kèm theo phù nề là một trong những biểu hiện của tiền sản giật

Ngoài những câu hỏi như: tiền sản giật là gì? Nguy cơ tiền sản giật là gì? Tiền sản giật có biểu hiện gì? Thì hầu hết các mẹ bầu đều quan tâm tiền sản giật nguy hiểm như thế nào? Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xử lý tiền sản giật như thế nào? Và nếu bạn cũng đang cùng những thắc mắc trên, hãy theo dõi tiếp bài viết của chúng tôi.

Tiền sản giật có ảnh hưởng đến mẹ và bé hay không?

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Tiền sản giật ảnh hưởng nhẹ đến mẹ bầu, nhưng đối với một số người thì có hiện tượng sản giật nặng và dẫn đến sinh non.

Trong trường hợp tiền sản giật nhẹ, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, chăm sóc để giảm huyết áp và lượng protein trong nước tiểu. Mẹ bầu cần đi khám ngay và tái khám mỗi tuần 1 lần đến khi sinh.

Nếu tiền sản giật nặng, huyết áp tăng cao trên 160/110mmHg, nặng ngực, đau thượng vị…mẹ bầu phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị, nhiều trường hợp phải nằm nghỉ ngơi ở viện để theo dõi chờ đến ngày sinh. Nếu nặng hơn nữa phải có sự can thiệp của bác sĩ và tiến hành mổ đẻ non.

Xem thêm:

Tiền Sản Giật Có Sinh Thường Được Không – 90% Mẹ Bầu Chưa Biết

Ảnh hưởng đến thai nhi

Tiền sản giật ảnh hưởng lớn đến thai nhi, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng dẫn đến suy thai. Nhiều trường hợp sinh non và nặng thì thai chết lưu trong bụng mẹ hay sinh non ra nhưng lại tử vong do ngạt, chấn thương, chảy máu phổi…

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tiền sản giật và được chăm sóc cẩn thận thì thai nhi vẫn khỏe mạnh và chờ đến tháng sinh bình thường.

Biến chứng tiền sản giật

Tiền sản giật và sản giật sẽ mất và trở về bình thường sau khi sinh, nhưng nếu sản phụ không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, lúc đang mang bầu cơ thể cũng có thể gặp các biến chứng như:

  •  Chảy máu, đặc biệt là xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan gây choáng nặng.
  •  Ảnh hưởng đến gan, làm giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong mẹ.
  •  Biến chứng suy thận, khả năng lọc nước tiểu, protein giảm và là một trong những biến chứng có tỉ lệ tử vong mẹ cao (23%).
  •  Trong trường hợp nặng, mẹ có thể tử vong bởi vì chảy máu, phù phổi, tan huyết, đông máu và các biến chứng nguy hiểm trong quá trình mổ đẻ…dẫn đến tử vong mẹ.

Chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả tiền sản giật

Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm, có diễn biến phức tạp, nhanh chóng. Vì vậy, khi có biểu hiện tiền sản giật, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tiến hành khám thai, siêu âm, xét nghiệm. Nếu bé còn nhỏ, đây là biện pháp duy nhất để bảo vệ mẹ và bé.

Bé và mẹ sẽ được các chuyên gia chăm sóc, chờ khi đủ tháng sẽ tiến hành mổ đẻ để bảo đảm an toàn cho những tuần tiếp theo.

Nếu tiền sản giật muộn, bé đã có đủ tháng tuổi để tiến hành sinh thì sinh sớm là cách điều trị duy nhất nên tiến hành. Bởi vì tiền sản giật dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, có thể dẫn đến tử vong.

Tùy vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của mẹ và bé mà có thể tiến hành sinh thường hoặc mổ đẻ để sinh sớm. Sinh sớm sẽ kết thúc hiện tượng sản giật và lúc này cả mẹ và bé được tách ra chăm sóc sẽ bảo đảm an toàn hơn.

Hiện nay chưa có bất kì xét nghiệm nào để chuẩn đoán tiền sản giật sớm, nhưng bệnh sẽ được báo trước qua các triệu chứng trên cơ thể của mẹ bầu như: huyết áp tăng cao hơn 140/90 và khó thở.

Vì vậy, khi có các biểu hiện tiền sản giật, mẹ bầu cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Đối với các thai phụ sau sinh cần được kiểm tra huyết áp liên tục, đưa huyết áp về trạng thái bình thường. Một vài mẹ bầu sẽ không mất đi hội chứng tiền sản giật mà sẽ chuyển qua nguy cơ mắc bệnh tim.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần khám thai định kỳ, nhất là ở tuần 11 đến 14, thực hiện kiểm tra nhịp tim thai, làm các xét nghiệm máu và protein trong nước tiểu. Để bảo vệ mẹ và bé, chúng tôi khuyên bạn tiến hành sàng lọc tiền sản và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh các yếu tố gây nên hội chứng tiền sản giật.

Xem thêm:

10+ Địa Chỉ Khám Và Xét Nghiệm Tiền Sản Giật Uy Tín Nhất VN

Cách phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Các chuyên gia cho rằng tiền sản giật sẽ được hạn chế nếu thai phụ sử dụng aspirin ở liều thấp và bổ sung canxi đầy đủ, kịp thời trong suốt thai kì. Ngoài ra, xuất phát từ các yếu tố dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, các chuyên gia khuyến cáo và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc để hạn chế nguy cơ tiền sản giật như sau:

  •  Chăm sóc sức khỏe, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn vừa đủ thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Cung cấp các chất dinh dưỡng như: chất đạm, omega 3, canxi, vitamin, các yếu tố vi lượng để đảm bảo sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé, tránh nguy cơ béo phì.Tiền Sản Giật

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giảm nguy cơ mắc tiền sản giật

  •  Không sử dụng chất kích thích, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, không hút thuốc lá và tránh xa những người hút thuốc.
  •  Khi cân nặng lớn hơn mức bình thường, sản phụ nên chú ý ăn các món hấp, luộc, ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều muối.
  •  Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt điều độ, luôn luôn thoải mái, vui vẻ khám thai định kì. Khi đi khám thai nên thăm khám các chức năng gan, thận, kiểm tra nước tiểu…để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
  •  Mẹ bầu cần luyện tập để các phản xạ nhạy cảm, sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Xem thêm:

Sàng Lọc Trước Sinh Ở Tuần Thứ Mấy Và Ở Đâu Uy Tín Nhất, BS Trả Lời

Mẹ Bầu Bị Tiền Sản Giật Thì Nên Ăn Gì Trong 5 Thực Phẩm Dưới Đây

Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm. Để có được chu kì thai an toàn, mẹ bầu và gia đình cần phải có những thông tin về căn bệnh này và hiểu biết về nó để kịp thời phòng ngừa và điều trị. Với những thông tin trên, chúng tôi hi vọng bạn sẽ có được cho mình những đáp án tuyệt vời mà bản thân đã tìm hiểu suốt thời gian qua. Cuối cùng, chúc bạn và gia đình có một chu kì thai thật khỏe và an toàn.

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, eva.vn, huggies.com.vn

 

5/5 - (2 votes)