Updated at: 23-04-2020 - By: admin

Nhiều trẻ cứ đến giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi là sẽ bị những vấn đề khó chịu như da nổi mẩn, phát ban, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy, ho, đau họng hay các dấu hiệu dị ứng khác được gọi là dị ứng thời tiết. Trẻ bị dị ứng thời tiết gây nhiều phiền toái cho trẻ và là mối lo lắng của cha mẹ. Do vậy, việc trang bị đầy đủ những kiến thức về dị ứng và dị ứng thời tiết ở trẻ là điều rất cần thiết đối với những gia đình đang chăm sóc con nhỏ.

Trẻ bị dị ứng thời tiếtTrẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là biểu hiện phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và không khí môi trường sống. Phản ứng dị ứng với thời tiết của cơ thể là một biểu hiện để nhận biết hệ miễn dịch đang làm việc.

  • Dị ứng thời tiết thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng hay người có hệ miễn dịch kém hoặc hoặc bị suy giảm miễn dịch.
  • Đối tượng thường bị mắc dị ứng thời tiết phần lớn là trẻ em nhỏ. Theo thống kê cho thấy, trẻ em bị dị ứng thời tiết thường vào những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi điều kiện thời tiết khô hanh, nóng ẩm, lạnh quá hoặc khi giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết 

Trẻ em bị dị ứng thời tiết có thể do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhỏ có làn da mỏng và nhạy rất nhạy cảm, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi sẽ dễ phản ứng lại và gây ra những biểu hiện dị ứng ngoài da hay còn gọi là trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa.

Trẻ bị dị ứng thời tiếtGió có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ khi thời tiết thay đổi

  • Đồng thời, khi còn nhỏ, hệ miễn dịch và thể trạng của trẻ còn yếu do còn nhỏ chưa kịp thích nghi với điều kiện thay đổi của thời tiết, do đó, trẻ thường nhạy cảm hơn so với những đối tượng khác trước những thay đổi về nhiệt độ, ẩm độ, gió, ánh sáng.
  • Trẻ phải trải qua những giai đoạn phát triển của cơ thể như ăn dặm, mọc răng, tập đi hoặc gặp phải các bệnh lý làm suy giảm hệ thống miễn dịch và chưa kịp phục hồi cũng nguyên nhân khiến cho trẻ bị dị ứng thời tiết.
  • Sự thay đổi đột ngột của các điều kiện thời tiết khiến cơ thể non yếu của trẻ không kịp thích nghi. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra kháng nguyên IgE để đối kháng với yếu tố kích thích (yếu tố môi trường). Khi nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên trong cơ thể trẻ giúp thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamin. Kết quả là làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng được gọi chung là dị ứng thời tiết.
  • Ngoài những yếu tố do thể trạng, cơ địa và hệ miễn dịch, dị ứng thời tiết còn có thể xảy ra do các nguyên nhân: độ ẩm xuống thấp làm da bị khô, bong tróc và nhạy cảm hơn; nhiệt độ thay đổi đột ngột và độ ẩm tăng cao khiến da đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng trên da gây dị ứng; hoặc không khí có gió mang theo phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn vi khuẩn làm bám vào da bé gây dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ thường gây ra những tổn thương da và một số triệu chứng dị ứng toàn thân như trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, nổi mề đay. Do hệ miễn dịch và thể thể trạng yếu ớt nên dấu hiệu dị ứng khởi phát đột ngột và nhanh chóng lan khắp cơ thể. Một số biểu hiện để nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết như:

  • Những tổn thương da thường bắt đầu ở mặt, cổ, ngực, tay, chân, bẹn, xu hướng lan tỏa ra trên diện rộng hoặc thậm chí tổn thương lây lan toàn thân.
  • Dấu hiệu tổn thương da khiến vùng da xung quanh bị đỏ, da viêm nhẹ và cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Dấu hiệu châm chích trên da, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các nốt sẩn ngứa nhỏ, mọc khu trú hoặc lan tỏa khắp cơ thể.
  • Dấu sẩn ngứa trên da gây cảm giác ngứa từ âm ỉ đến dữ dội, việc gãi, va chạm hay cào sẽ làm cho mức độ ngứa tăng lên nhanh chóng.
  • Phản ứng quá mức của các mao mạch trên da có thể khiến trẻ sốt hoặc sốt nhẹ
  • Các dấu hiệu dị ứng có thể đi kèm với nghẹt mũi, ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi
  • Một số ít trường hợp trẻ có thể bị tiêu chảy, bỏ ăn, quấy khóc, mệt mỏi, bức bối trong người.
  • Khi trẻ em bị dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc hay những cơn hen cấp hoặc viêm da cơ địa ở những trẻ có sẵn bệnh lý về cơ địa.

Cách phân biệt trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay 

Một số biểu hiện của dị ứng thời tiết cũng gần tương tự như các loại dị ứng thức ăn hay dị ứng tiếp xúc. Do vậy, phụ huynh có thể phân biệt trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay với dị ứng thức ăn và dị ứng tiếp xúc như sau:

  • Biểu hiện đặc trưng trên da của trẻ có sự thay đổi khác nhau khi thời tiết thay đổi
  • Khi trẻ bị ứng tiếp xúc thì tại những điểm da tiếp xúc thường có biểu hiện nặng hơn những vị trí khác. Trong khi đó, khi trẻ bị dị ứng thời tiết thì dị ứng mẩn ngứa có thể xuất hiện toàn thân.
  • Ngoài những dấu hiệu ngứa mẩn đỏ, nổi mề đay giống như dị ứng thời tiết, ở dị ứng thức ăn còn đi kèm với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó thở, đi ngoài…

Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi nhìn thấy những hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết làm cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi xót xa. Vấn đề dị ứng có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào, do vậy, cha mẹ cần nắm chắc trong tay cách điều trị hiệu quả tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết trong tay để biết làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết.

Khi bé gặp phải dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ, triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm dần mà không cần phải can thiệp y tế hay dùng biện pháp đặc biệt nào. Tuy nhiên, khi trẻ bị dị ứng thời tiết kéo dài hơn 36 tiếng và ngứa ngáy dữ dội thì cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp điều trị trẻ bị dị ứng thời tiết tại nhà

Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Khi trẻ bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ đến trung bình, trước khi nghĩ đến việc sử dụng thuốc thì tùy vào tình hình thực tế, cha mẹ hãy áp dụng một số cách điều trị tại nhà để giảm dần triệu chứng như sau:

  • Tắm nước ấm để mát xa giúp sự lưu thông máu tốt hơn, giảm stress cho bé, giúp bé dần quên cảm khác khó chịu khi bị dị ứng.
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh: giúp co mạch máu, giúp giảm viêm ngứa.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: bôi các loại kem dưỡng ẩm nhẹ dịu lên vùng da lên vùng da đang bị ảnh hưởng nhằm phục hồi và giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại.
  • Hạn chế hoặc ngăn cản những yếu tố có thể tạo điều kiện cho dị ứng trở nên trầm trọng hơn như: phấn hoa, mạt bụi, stress, các hoạt chất dễ gây dị ứng, căng thẳng hay thức khuya.
  • Bổ sung vitamin C cho trẻ: giúp củng cố hệ miễn dịch nhằm hạn chế những yếu tố gây dị ứng bằng các thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, lựu hay các loại loại có múi.

Có nhiều trường hợp triệu chứng dị ứng có thể giảm và biến mất hoàn toàn sau khi áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà mà không cần dùng đến thuốc.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Một số trường hợp trẻ bị dị ứng với biểu hiện dữ dội thì cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám kiểm tra và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị tốt nhất.

Trẻ bị dị ứng thời tiếtTrẻ bị dị ứng: Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Một trong số những loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn cho bé sử dụng để đối phó với dị ứng thời tiết là loại thuốc có chứa thành phần kháng histamin H1, kháng histamin H2, thuốc ức chế leukotriene, Corticoid, thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab và một số loại thuốc khi bé có đi kèm với các triệu chứng ho, đau họng hay sổ mũi.

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Khi trẻ bị dị ứng kèm theo ho thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có những hoạt chất chống dị ứng và kèm theo một số loại thuốc trị ho cho trẻ như siro ho chẳng hạn. Tuy nhiên, khi cho trẻ bị dị ứng uống thuốc thì cha mẹ phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để không bé nhanh khỏi dị ứng và không bị thêm bất cứ tác dụng phụ nào từ việc dùng thuốc.

Lưu ý cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị dị ứng

  • Không mặc quần áo quá chật để tránh ma sát kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin làm gia tăng triệu chứng dị ứng
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Hạn chế cho trẻ ăn tôm, cua, mực, sữa bò, đậu phộng, sữa bò, thực phẩm lên men và các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm.

Trẻ bị dị ứng thời tiếtNhững thức ăn có thể khiến trẻ bị dị ứng

  • Kiêng ra gió để hạn chế gặp phải tác nhân gây dị ứng thời tiết khi mới khởi phát, nên giữ ấm cơ thể và không ra ngoài khi trời lạnh nếu thấy không cần thiết.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên khác như khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi, da hoặc lông động vật, côn trùng gây dị ứng.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc và không thức khuya
  • Dành thời gian bên trẻ, hành động vỗ về yêu thương để trẻ giảm stress hay cảm giác khó chịu khi bị dị ứng.

Kết luận

Dị ứng thời tiết là “nỗi sợ ngày giao mùa” của nhiều trẻ cũng như những cha mẹ. Trẻ bị dị ứng thời tiết có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển tâm lý của trẻ. Để con trẻ được tự tin phát triển toàn diện, cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định về dị ứng cũng như dị ứng thời tiết ở trẻ, đặc biệt là khi đang sống ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu thay đổi liên tục theo mùa như ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

https://phongkhamdalieu.org/diungthoitietnoimeday.html

https://www.benhmedaymanngua.com/dauhieutrebidiungthoitiet.html

https://cih.com.vn/khoasannhi/786trebidiungthoitietphailamsao.html

https://acaai.org/allergies/whohasallergies/childrenallergies

Rate this post