Updated at: 07-09-2020 - By: admin

Ai đã từng bị viêm da cơ địa mới thấu hiểu nỗi khổ của những người mắc căn bệnh này. Trẻ nhỏ chưa thể tự chăm sóc cho mình nên cần đến sự giúp đỡ từ bố mẹ. Viêm da cơ địa ở trẻ cần được chăm sóc và điều trị như thế nào? Đây là những kiến thức quan trọng mà mẹ cần biết để căn bệnh này không gây phiền toái khiến bé yêu khó chịu.

Mọi Thứ Mẹ Cần Biết Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bé 1

1. Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mãn tính. Đây là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ chỉ mới 2 tuần tuổi. Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ xuất hiện các vùng da sưng đỏ, bong tróc, phù nề.

Thông thường, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ở vùng mặt. Một số trường hợp nặng có thể lan xuống vùng cổ, tay hay thậm chí cả thân người. Trẻ bị viêm da cơ địa rất dễ bị tái phát bệnh, bệnh dễ trở nặng và đeo bám dai dẳng suốt cuộc đời. Vì vậy, mẹ cần sớm nhận biết tình trạng viêm da cơ địa của con để sớm có biện pháp khắc phục và điều trị hiệu quả.

2. Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Để nhận biết bé có bị viêm da cơ địa không, mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau đây để xác định: Quanh miệng, má, cổ, tay hoặc thân mình có xuất hiện những tổn thương hình móng ngựa, nơi vết thương xuất hiện những mụn nước li ti và có thể chảy dịch. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên bị nổi mụn mủ, đóng vảy tiết màu vàng rất khó chịu. Da trở nên khô ráp, đỏ sần sùi và da có dấu hiệu bị bong tróc. Một vài trường hợp bé có thể bị sốt hoặc lên cơn hen suyễn.

Nếu bé yêu của bạn có những triệu chứng nêu trên thì rất có khả năng bé đã bị viêm da cơ địa.

Mọi Thứ Mẹ Cần Biết Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bé 2

3. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Mẹ thắc mắc vì không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em? Thật ra, rất khó để có thể xác định ra nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng khả năng khởi phát bệnh viêm da cơ địa, cụ thể như:

Thống kê cho thấy 60% trẻ bị viêm da cơ địa có người thân mắc các bệnh viêm da như viêm mũi dị ứng, chàm, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn,… Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh viêm da thì có đến 80% con sinh ra bị mắc bệnh viêm da cơ địa do yếu tố di truyền.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch vô cùng non nớt, cơ thể bé cũng vô cùng nhạy cảm nên nếu gặp phải các yếu tố kích thích sẽ dẫn đến bệnh viêm da cơ địa. Một số yếu tố kích thích phải kể đến như:

  • Trẻ bị dị ứng do mặc trang phục có chất liệu lạ như áo len, da hay áo quần nhuộm màu kém chất lượng.
  • Thời tiết quá hanh khô hay nhiệt độ thấp cũng là một yếu tố kích thích.
  • Trẻ em ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, thịt bò,…
  • Bé tiếp xúc nhiều với khói bụi hay hóa chất cũng dễ gây dị ứng viêm da cơ địa.
  • Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém cũng dễ mắc bệnh này hơn.

4. Ảnh hưởng của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có những ảnh hưởng và nguy hại gì? Tưởng chừng đây chỉ là một căn bệnh nhẹ nhưng thật ra, viêm da cơ địa đem đến nhiều phiền toái và ảnh hưởng không ít đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bé yêu. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu ở phần tổn thương. Nếu trường hợp nặng khi tổn thương đóng vảy tiết, bong tróc gây nên đau rát cho bé.
  • Mặc dù viêm da cơ địa chỉ là bệnh ngoài da, không tổn hại bên trong cơ thể bé nhưng khiến bé khó chịu, mệt mỏi dẫn đến bú kém, ăn ít và mất ngủ.
  • Viêm da cơ địa gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mĩ cho bé.

Trẻ bị viêm da cơ địa nếu không được chăm sóc đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm như trẻ bị hoại tử da hay bị viêm da cơ địa bội nhiễm. Do đó, khi phát hiện bé yêu có dấu hiệu mắc căn bệnh này thì mẹ cần sớm đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và nhận được sự tư vấn.

Mọi Thứ Mẹ Cần Biết Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bé 3

5. Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh chính là quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con mắc căn bệnh này. Bệnh viêm da cơ địa rất khó trị tận gốc, các biện pháp chữa trị hầu như là để giảm ngứa ngáy và đau rát, ngăn ngừa tái phát cùng những biến chứng nặng cho bệnh mà thôi.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó việc sử dụng thuốc cho bé rất dễ gặp phải các tác dụng phụ. Thế nên chỉ trường hợp bé bị nặng thì mới được bác sĩ cho phép sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé. Sau đây là một vài cách mà mẹ cần làm để giúp giảm các triệu chứng bệnh cho bé yêu.

a. Cách ly bé với các yếu tố kích thích

Như đã phân tích ở trên, các yếu tố kích thích vừa là nguyên nhân phát bệnh vừa khiến bệnh tình của bé thêm trầm trọng hơn. Do đó, mẹ cần cách ly bé với các yếu tố kích thích như:

  • Không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất.
  • Tránh mặc áo quần có chất liệu là len hay dạ cho bé vì dễ gây kích ứng.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé, tránh để bé bị khô lạnh.
  • Không nên cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng và tăng cường các thực phẩm tốt cho da và hệ miễn dịch của bé.

b. Sử dụng kem dưỡng ẩm da

Thoa kem dưỡng ẩm cho da cũng giúp bé giảm ngứa ngáy và đau rát. Kem dưỡng da cũng có thể giúp các tổn thương nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý lựa chọn loại kem dưỡng ẩm da tốt cho bé.

c. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Bụi bẩn, mồ hôi có thể khiến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ chuyển nặng. Vì vậy, mẹ cần giúp bé yêu giữ vệ sinh bằng cách tắm rửa cho bé sạch sẽ, mặc áo quần thoáng mát, áo thấm mồ hôi cần được thay ngay. Ngoài ra, nệm, gối, chăn, mùng,… cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh gây kích ứng da bé hay tạo điều kiện để bệnh tái phát thường xuyên.

d. Sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa

Một vài trường hợp bé bị viêm da cơ địa nặng, dai dẳng và rất thường tái phát, mẹ có thể được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc cho bé. Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại thuốc điều trị viêm da như thuốc sát trùng (hồ nước), thuốc dùng để duy trì độ ẩm da và làm giảm tổn thương do viêm da cơ địa gây ra (như thuốc bôi chứa ceramides), thuốc giảm ngứa ngáy và viêm đỏ để kích thích tổn thương nhanh lành (như thuốc bôi chứa Panthenol).

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên nhận được sự tư vấn và cho phép từ bác sĩ vì hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc trị viêm da, trong đó có những loại thuốc có hoạt tính mạnh. Những loại thuốc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên bố mẹ không nên tự ý dùng cho con.

e. Trị viêm da cơ địa bằng Đông Y

Mẹ cũng có thể trị chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp đông y như sử dụng các loại thuốc để tắm cho bé. Hiện có các loại thuốc dùng để uống, để rửa và để bôi có thể giúp giảm viêm da cơ địa cực kỳ hiệu quả nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng cho bé.

f. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ theo phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian dù chưa được kiểm nghiệm khoa học nhưng nhiều minh chứng cho thấy các phương pháp điều trị này thật sự hữu hiệu. Mẹ có thể sử dụng lá ổi, lá đơn đỏ, lá chè xanh, lá khế để nấu nước tắm cho bé. Nhiều chị em đã áp dụng cách trị viêm da cơ địa cho bé và nhận thấy những tổn thương nhanh chóng được chữa lành, bé cũng giảm hẳn tình trạng ngứa ngáy và đau rát khó chịu.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chọn lá còn tươi, tắm cho bé tại nơi kín gió và nếu bé có các vết thương hở thì không nên áp dụng cách điều trị này.

6. Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì? Đây cũng là một câu hỏi vô cùng quan trọng mà mẹ cần nắm rõ để chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa tại nhà. Sau đây là danh sách những món ăn mà cần loại bỏ khỏi thực đơn của con để tránh khiến bệnh tái phát hay trở nặng.

a. Các thực phẩm dễ gây kích ứng

Nói không với các thực phẩm dễ gây kích ứng vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vô cùng non nớt và nhạy cảm. Bé sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng sẽ tăng nguy cơ phát bệnh viêm da cơ địa. Nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng phải kể đến là hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, các loại thịt đỏ,..

b. Các thức ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhiều dầu mỡ vốn không tốt cho sức khỏe của bé vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trẻ bị viêm da cơ địa càng không nên ăn nhiều các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vì hệ miễn dịch của các bé rất yếu nên dễ bị kích ứng.

d. Các thực phẩm đóng hộp hay thức ăn nhanh

Mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn các thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích chiên, cá viên,… Vì các loại thức ăn nhanh này thường nhiều dầu mỡ, nhiều cửa hàng chế biến các loại thức ăn nhanh không vệ sinh nên cũng không tốt cho bé. Thực phẩm đóng hộp để lâu ngày, các bé lại có hệ tiêu hóa yếu nên ăn vào cũng không tốt nếu đang điều trị bệnh viêm da.

e. Các loại thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như cải chua, dưa chua, cà muối,… để lâu ngày trong quá trình lên men có thể chứa nhiều độc tố nên rất không tốt cho trẻ nhỏ. Ăn các thực phẩm này có thể làm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em trở nặng hơn.

f. Các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước có gas cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa tái phát nên mẹ cần tránh không cho bé tiếp xúc với những thực phẩm nêu trên.

Trường hợp nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cũng nên kiêng những thực phẩm nêu trên để đảm bảo
an toàn cho sức khỏe của con yêu nhé.

7. Những thức ăn tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa:

Ngoài việc loại bỏ các thực phẩm cần kiêng nêu trên, mẹ cũng nên thêm các loại thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa như:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, B như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bông cải xanh, ngũ cốc vì các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo da và làm giảm ngứa ngáy cho bé.
  • Nhóm thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá chép,… vì các thực phẩm này có tác dụng giúp kháng viêm, chữa trị tổn thương hiệu quả.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên thêm nghệ vào các món ăn của bé vì nghệ là một vị thuốc được dân gian tin dùng trong việc điều trị viêm da cơ địa.

Mong rằng với những chia sẻ của Healthyblog.net về vấn đề viêm da cơ địa ở trẻ ở bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp mẹ chăm sóc bé yêu chẳng may mắc bệnh này một cách tốt nhất nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post