Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Rò rỉ nước ối trước khi sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi. Thông thường, nhiều mẹ bầu sẽ thấy hiện tượng rỉ ối ngay trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy, mẹ bầu bị rỉ ối ở tuần 40 có nguy hiểm không? Làm thế nào để đề phòng rỉ ối sớm trong thai kỳ? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

Rỉ ối ở tuần 40 có phải là dấu hiệu chuyển dạ?

Để chăm sóc kỹ lưỡng thai phụ trong suốt quá trình mang thai, ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, bà bầu còn phải kiêng hút thuốc lá và các chất kích thích để giảm nguy cơ vỡ ối. Nếu mẹ bầu bị rỉ ối tuần 37, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giục chuyển dạ cho chị em trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn. Bởi lẽ, nếu túi ối vỡ sớm hơn 37 tuần thai thì rất có thể mẹ bầu phải sinh non.

Bàu Bầu Bị Rỉ ỐiNếu túi ối vỡ sớm hơn 37 tuần thai thì rất có thể mẹ bầu phải sinh non

Nếu tình hình nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nhập viện để nghỉ ngơi và chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và bé.  Trong thời gian đó, mẹ bầu sẽ được sử dụng steroid để kích thích cho phổi bé phát triển, hoàn thiện càng nhanh càng tốt nhằm chuẩn bị cho việc sinh sớm.

Nếu hiện tượng rỉ ối sớm tuần 37 là một vấn đề đáng lo ngại ở mẹ bầu thì rỉ ối ở tuần 39 lại là một dấu hiệu cho thấy em bé đang “đòi ra”, tức là mẹ sắp chuyển dạ rồi đấy. Tuy nhiên, nhiều mẹ không để ý tới tình trạng này, thậm chí còn nhầm lẫn là són tiểu.

Tuy nhiên hiện tượng rỉ ối và són tiểu lại khá khác nhau. Mẹ bầu có thể tự nhận biết bằng cách dựa vào tốc độ rỉ ối, màu sắc, mùi của nước ối và nước tiểu. Nước ối có tốc độ chảy chậm hơn, nhưng rò rỉ liên tục ngay cả khi mẹ bầu không rặn tiểu, không có mùi và cũng không màu. Trong khi đó, nước tiểu chảy nhanh hơn, có màu từ vàng nhạt tới vàng sẫm và có mùi hơi khai.

Để chắc chắn mình có bị rỉ ối không, mẹ bầu có thể thử với giấy quỳ tím. Nếu là rỉ nước tiểu thì giấy quỳ sẽ không đổi màu. Các chị em lưu ý nhé, khi giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh đen sẫm thì có nghĩa là mẹ đã bị rỉ ối, nguy cơ thai lưu rất cao.

Mẹ bầu phải làm sao khi bị rỉ ối sớm?

Ở một số mẹ bầu, kèm theo hiện tượng rỉ nước ối tuần 38 sẽ thấy xuất hiện các cơn gò tử cung ở cường độ nhẹ và sẽ tăng dần theo thời gian. Hiện tượng này chỉ chiếm khoảng 15% trên tổng số các chị em phụ nữ trước khi sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy luôn lưu ý, mỗi khi thấy vùng kín ẩm ướt, chảy ra dịch bất thường, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ nhé.

Túi ối chính là 1 màng nước bao bọc xung quanh em bé, nó giống như một chiếc túi bảo vệ sự an toàn cho thai nhi phát triển và tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Đây cũng chính là môi trường sống an toàn nhất của bé trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ. Thông thường khi đến thời điểm chuẩn bị sinh, các mẹ bầu sẽ nhận thấy có hiện tượng rỉ ối hoặc vỡ ối kèm theo các cơn đau chuyển dạ. Đó là một trong những dấu hiệu quan trọng thông báo cho mẹ về việc bé yêu sắp chào đời.

Theo các chuyên gia, hiện tượng rỉ ối là tình trạng nước ối rò rỉ ra ngoài âm đạo theo từng giọt với số lượng rất ít nên nhiều khi mẹ bầu không để ý hoặc nhầm tưởng rằng mình bị són tiểu. Mẹ bầu nên dùng băng vệ sinh để kiểm tra xem có phải rỉ ối hay không, nếu nó không có mùi và xuất hiện vào cuối thai kỳ thì chắc chắn là nước ối bị rò rỉ ra ngoài rồi.

Chính vì vậy, cho dù đang ở tuần thứ 38, 39 hay 40 của thai kỳ, nếu thấy có hiện tượng rỉ ối thì mẹ bầu phải đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám. Các bác sĩ sẽ cho biết bao lâu nữa thì việc sinh nở sẽ diễn ra. Sau khi vỡ ối, mẹ bầu sẽ có thể phải chờ từ 12-24 giờ thì các cơn co thắt tử cung mới xuất hiện.

Trên thực tế, chỉ khoảng 10-15% phụ nữ có thể chuyển dạ và sinh con ngay sau khi vỡ ối. Trong trường hợp nước ối đã vỡ mà mẹ bầu vẫn không thể sinh thường được, các bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi.

Hiện tượng rỉ ối ở tuần 40 có nguy hiểm không?

Nếu mẹ bầu bị rỉ ối ở tuần 37 của thai kỳ hoặc sớm hơn nữa thì mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý, vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sinh non hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Bởi lẽ, việc rò rỉ ối non sẽ khiến cho chiếc “tổ” của thai nhi không còn an toàn nữa. Lúc này, vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của túi ối bị kém đi, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thai và các dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi.

Bàu Bầu Bị Rỉ ỐiViệc rò rỉ ối non sẽ khiến cho chiếc “tổ” của thai nhi không còn an toàn nữa

Đặc biệt, nếu thấy dịch nước ối rỉ ra có màu bất thường như nâu hoặc xanh lá ở dạng đặc sánh lại thì mẹ bầu cũng nên nhập viện ngay. Vì đó có thể là do thai nhi bị thiếu oxy, đã hít phải phân su và đang bị ngạt thở. Trong trường hợp này, nếu như không được thăm khám và xử lý kịp thời, thai có thể bị chết lưu.

Khi hiện tượng rỉ ối xuất hiện đi kèm với các dấu hiệu co bóp tử cung sẽ khiến cho túi nước ối bị cạn dần, gây nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì thế, khi phát hiện mình bị vỡ ối hoặc rò rỉ ối, mẹ bầu cần phải bình tĩnh và yêu cầu người nhà đưa đi bệnh viện để xử lý ngay lập tức.

Cách xử lý khi có dấu hiệu vỡ ối và rỉ ối ở tuần 40

Hiện tượng vỡ ối và rỉ ối ở cuối thai kỳ không hẳn là dấu hiệu của việc mẹ bầu chuyển dạ, thai nhi chuẩn bị chào đời mà còn do nhiều nguyên nhân khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển của thai nhi. Tùy theo tuổi thai, tình trạng vỡ ối và rỉ ối sẽ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Nếu thai nhi từ 37 tuần tuổi trở lên mà mẹ bầu có dấu hiệu vỡ ối và rỉ ối thì cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vào viện để đón con yêu vì các cơn co tử cung sẽ đến rất nhanh, cổ tử cung sẽ mở ra và thai nhi chuẩn bị chào đời.

Bàu Bầu Bị Rỉ ỐiMẹ bầu bị cạn ối sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy, có thể bị chết lưu

Nếu mẹ bị vỡ ối khi thai nhi chưa đủ 37 tuần tuổi, cũng chưa xuất hiện các cơn chuyển dạ để tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài thì các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp giục sinh trong vòng 24 giờ. Bởi lẽ, nếu để lâu, việc rỉ ối có thể gây ra tình trạng cạn ối, thiếu ối, thiếu ôxy khiến thai nhi rất dễ bị tổn thương khi tử cung co bóp hoặc gặp phải các va chạm nhẹ.

Khi mẹ bị cạn ối, thai nhi cũng bị mất luôn nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ, thai sẽ bị “đói” và chết lưu. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng túi ối, giảm cơn co thắt, giúp cho túi ối ổn định trong buồng tử cung để kéo dài thời gian sống cho thai nhi trong bụng mẹ. Cũng có trường hợp mẹ bắt buộc mổ lấy thai khẩn cấp để giữ an toàn cho cả mẹ và con.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu bị rỉ ối ở tuần 40

Ngoài việc rò rỉ nước ối và đau bụng thành từng cơn vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể nhận một số dấu hiệu chuyển dạ chuẩn bị sinh như: thai nhi đã giảm chuyển động và bụng mẹ tụt xuống phía dưới, cảm giác đau trễ xuống làm cho mẹ bầu mỏi nhừ chân và không muốn bước đi.

Khi đó, cổ tử cung đã bắt đầu mở ra và mỏng hơn, mẹ bắt đầu đi tiểu với số lượng và tần suất nhiều hơn. Cá biệt có một số mẹ bầu sẽ bị chuột rút và cảm thấy đau lưng nặng hơn do lúc này, các khớp xương bị giãn ra, gân cốt trở nên lỏng lẻo, vận động kém đi.

Hệ tiêu hóa lúc này cũng gặp vấn đề với tình trạng tiêu chảy kèm theo hiện tượng đau bụng lâm râm. Sáng dậy, các mẹ bầu quan sát ở đáy quần lót sẽ thấy ra máu báo màu hồng hoặc nâu nhạt (còn gọi là máu cá). Mẹ bầu cần nhập viện ngay khi tần suất các cơn co thắt nhiều và mạnh dần lên (khoảng 1 tiếng 1 lần co thắt).

Để đề phòng hiện tượng rỉ ối khi chưa đến ngày dự sinh gây cạn ối, mẹ bầu cần khám thai cùng với khám phụ khoa định kỳ. Việc khám phụ khoa cho mẹ bầu rất quan trọng, có thể phát hiện sớm các viêm nhiễm và kịp thời chữa trị, giảm nguy cơ rỉ ối, vỡ ối sớm khi mang thai.

Bàu Bầu Bị Rỉ ỐiMẹ bầu cần khám thai cùng với khám phụ khoa thường xuyên

Ngoài ra mẹ bầu cần lưu ý, nếu đang bị rò rỉ nước ối, không nên sử dụng băng vệ sinh, tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục hoặc ngâm mình trong bồn tắm vì sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm. Hiện tượng rỉ ối, vỡ ối non thường xuyên xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu phát hiện quần lót ẩm ướt mà không phải là són tiểu, mẹ bầu cần nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu thai nhi chưa đủ 37 tuần tuổi mà bị rỉ ối, mẹ bầu hãy đến phòng khám ngay để bác sĩ kiểm tra. Nếu nước ối bị rò ít hoặc đang ở tình trạng nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể can thiệp để giúp mẹ giữ lại thai nhi trong bụng chờ đến khi sinh.

Trong trường hợp bị rỉ ối tuần 37 trở lên thì mẹ bầu cần chuẩn bị tất cả dụng cụ cần thiết để đến bệnh viện chuẩn bị đón con yêu vì rất có thể những cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện ngay sau ít giờ đồng hồ.

Mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu rỉ ối ở tuần 40 để có cách xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé yêu. Tình trạng “vỡ chum” và rỉ ối có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ nên mẹ hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất và tinh thần để đón thiên thần nhỏ chào đời khỏe mạnh, an toàn nhé.

Xem thêm:

Rỉ Ối 3 Tháng Đầu Là Hiện Tượng Gì, Có Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/hien-tuong-ri-nuoc-oi
  • https://eva.vn/ba-bau/ri-oi-bao-lau-thi-sinh-c85a349327.html
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/322878.php
  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/leaking-amniotic-fluid

 

2.7/5 - (3 votes)