Trong khi mang thai, ngoài tử cung giúp bảo vệ thai nhi ra thì nước ối cũng là một thành phần không thể thiếu. Như tử cung sẽ bao bọc và nuôi thai nhi còn nước ối sẽ tạo nên môi trường sống xung quanh giúp thai nhi phát triển. Nếu có tử cung mà không có nước ối thì thai nhi không thể sống được và ngược lại cũng vậy. Vì thế khi có dấu hiệu rỉ ối khi đang mang thai có thể là một báo hiệu nguy hiểm. Nếu vậy, mẹ cần làm gì? Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn các vấn đề xung quanh tình trạng này.
Nước ối là gì?
Bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng đều có nước ối. Nước ối này là một loại nước có tác dụng như một lớp đệm giúp giữ ấm, bảo vệ và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi ở trong tử cung. Trong chất lỏng này thường sẽ chứa hormone, tế bào miễn dịch, chất dinh dưỡng cùng nước tiểu của bé. Mực nước ối lớn nhất trong cơ thể mẹ có thể lên đến 1,15 lít.
Đến khi tới tuần thứ 36 của thai kỳ, mực nước ối sẽ giảm để chuẩn bị cho đợt sinh nở sắp tới. Lượng nước ối này có thể được tính khi mẹ đi siêu âm.
Từ đó, có thể xác định nước ối của mẹ là nhiều hay ít. Nếu nhiều quá có thể khiến mẹ gặp tình trạng rò rỉ nước ối và khi nước ối chảy ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng vỡ ối.
Xem thêm:
Rỉ Ối Có Đau Bụng Không ? Các Dấu Hiệu Nhận Biết RỈ ỐI
Hiện tượng rỉ ối ở phụ nữ mang thai
Rỉ ối là như thế nào?
Hiện tượng rỉ ối là tình trạng nước ối rò rỉ theo từng giọt ra ngoài qua đường âm đạo. Vì lượng rò ra rất là ít nên nhiều mẹ bầu có thể lầm tưởng mình bị són tiểu mà không chú ý. Việc bị rỉ ối có thể làm thay đổi môi trường sống thai nhi. Từ đó, gây nên những ảnh hưởng như cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé sẽ bị giảm. Nếu mẹ không để ý và phát hiện từ sớm, bé có thể sẽ bị dị tật, sinh non, thai chết lưu hoặc suy thai.
Thêm nữa, biểu hiện rỉ ối có thể cho ta biết màng ối đang mỏng dần và nguy cơ vỡ ối có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ có thai bị hở eo tử cung, đa thai, đa ối, ngôi thai bất thường, xương chậu hẹp. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp mẹ bầu bị rỉ ối mà không rõ nguyên nhân. Chính vì thế, tình trạng rỉ ối có thể gặp ở tất cả các bà bầu và bất cứ thời gian nào trong thai kỳ.
Dấu hiệu nào cho thấy mẹ bầu sắp sinh?
Hiện tượng rỉ ối thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó cũng có nghĩa rằng mẹ bầu sắp chuyển dạ và sinh em bé. Ngoài ra, trước khi sinh, mẹ thường thấy các đặc điểm thường thấy như thai nhi không còn chuyển động nhiều như trước, bụng mẹ tụt xuống, cổ tử cung của mẹ mở ra và trở nên mỏng hơn, mẹ có thể bị chuột rút, đau lưng hơn, các khớp xương bị giãn ra và lỏng lẻo hơn, bị các cơn co thắt mạnh, thường xuyên đi tiểu và có máu báo. Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu này, mẹ cần đi bệnh viện ngay để chuẩn bị vượt cạn.
Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho biết mẹ sắp vượt cạn
Dấu hiệu rỉ ối và cách phân biệt nước ối với nước tiểu
Vấn đề rỉ ối có thể dẫn đến nhiều hiện tượng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi nên nếu có thể nhận biết và phát hiện sớm thì sẽ có lợi cho quá trình mang thai của mẹ. Vì thế, để nhận diện được nước ối, mẹ có thể dựa vào những đặc điểm sau:
Nước ối chảy chậm hơn nước tiểu
Khi gần tới giai đoạn sinh đẻ, mẹ bầu thường có triệu chứng són tiểu. Tình trạng này xảy ra do tử cung chèn ép bàng quang khiến nước tiểu bị chảy ra ngoài nhưng với lượng cực kỳ ít. Bên cạnh đó, bàng quang và tử cung đều nằm trong ổ bụng nên hiện tượng rỉ ối và són tiểu có thể khó nhận ra. Nhưng không phải vì thế mà mẹ không biết được đâu là nước ối. Để xác định được nước rỉ ra từ âm đạo là nước ối mẹ chỉ cần quan sát. Khi để ý kỹ, mẹ có thể thấy được rằng tốc độ nước ối chảy ra chậm hơn nhiều so với nước tiểu. Nếu mẹ là người hay vận động và để tâm nhiều tới các thay đổi của cơ thể có thể khó nhận ra được điều này.
Màu sắc và mùi
Để phân biệt được nước ối và nước tiểu, mẹ cần theo dõi khi thấy vùng kín bị ướt. Khi đó, mẹ xem màu sắc và ngửi mùi của thứ chất lỏng vừa mới ra khỏi âm đạo. Sẽ là nước ối nếu chất lỏng không có mùi và không màu còn nước tiểu sẽ có mùi khai và có màu (màu vàng nhạt tới vàng sẫm). Ngoài dùng để phân biệt với nước tiểu, việc quan sát này cũng sẽ giúp cho bà bầu kịp thời phát hiện và biết cách xử lý khi nước ối có dấu hiệu bất thường như nước ối có màu xanh, trắng đục, vàng, hồng hay lẫn máu… Các mẹ bầu có thể dùng băng vệ sinh dán vào sau khi đi tiểu xong để theo dõi dễ hơn.
Sử dụng giấy quỳ tím
Ngoài 2 cách làm trên, mẹ cũng có thể dùng giấy quỳ tím để đo nồng độ pH của chất lỏng. Các mẹ có thể thực hiện điều này tại bệnh viện hoặc mua về nhà tự kiểm tra. Sau khi ra chất lỏng, mẹ cho quỳ tím vào thử. Nếu quỳ tím chuyển xanh thì chứng tỏ mẹ bị rỉ nước ối còn quỳ tím mà không đổi màu thì đây chỉ là chứng són tiểu bình thường.
Mẹ có thể mua giấy quỳ để kiểm tra dấu hiệu rỉ ối tại nhà
Thử nín tiểu
Cách làm này nên thực hiện sau khi đã đi tiểu trước đó. Khi mẹ bầu đi tiểu xong, mẹ hãy thử nín thở một lúc. Nếu nín thở như vậy mà không có chất lỏng nào rỉ ra thì vừa rồi chính là nước tiểu. Ngược lại, khi đang thực hiện nín tiểu mà vẫn có chất lỏng chảy ra ngoài thành từng giọt nhỏ thì đây chính là phần nước ối bị rỉ.
Nguyên nhân nào khiến mẹ bị rỉ ối?
Lý do khiến bà bầu rơi vào tình cảnh rỉ ối là vì thai nhi trong bụng mẹ bị ngược, mẹ bị hở eo tử cung, có khung xương chậu hẹp, bị đa ối, mang đa thai, viêm màng ối… Tuy nhiên, trường hợp rỉ ối vẫn có thể xảy ra ở cả những phụ nữ không mắc các tình trạng như trên. Vì thế, việc quan sát và kịp thời phát hiện sẽ luôn là điều cần thiết cho mẹ bầu.
Thế nào là nước ối bình thường?
Nước ối bình thường là khi lượng nước ối đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép. Thường thì nước ối sẽ tăng dần trong suốt quá trình mang thai. Đến khi đã được 35-36 tuần, nước ối sẽ lên mức cao nhất. Các mẹ bầu có thể biết được nước ối của mình đang ở mức bao nhiêu thông qua siêu âm. Bác sĩ sẽ dùng chỉ số nước ối (AFI) hoặc đo chiều dọc túi ối (MPV) để tính ra và cho bạn biết lượng nước ối hiện tại và đưa ra lời khuyên. Nếu ở tuần 12, nước ối lúc này sẽ đạt 60ml, tuần 16 là 175ml và tuần 34-38 sẽ đạt ngưỡng 400-1.200ml.
Rỉ ối thế nào thì gây nguy hiểm?
Hiện tượng rỉ ối gây nguy hiểm thường diễn ra vào cuối thai kỳ, nhất là từ tuần 37 trở đi. Lúc này, mẹ cần lưu ý kỹ hơn hoặc đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi thấy nước ối rỉ ra có màu nâu hay xanh lá có kèm theo dịch đặc thì người thân cần đưa mẹ bầu đi nhập viện vì đây có thể là khả năng dẫn đến thai nhi bị chết lưu. Ngoài ra, rỉ ối liên tục sẽ khiến cho lượng ối bị cạn kiệt, phá vỡ môi trường sống của thai nhi trong tử cung và khiến bé rơi vào tình trạng thiếu oxy, suy dinh dưỡng, bị dị tật hoặc tử vong ngay trong bụng mẹ… Cho nên, nếu mẹ bầu rơi vào tình huống này thì cần bình tĩnh và nhờ người thân đưa vào bệnh viện nhanh chóng.
Mẹ cần lưu ý điều gì khi bị rò rỉ nước ối
- Luôn đi khám phụ khoa và khám thai định kỳ từ thời điểm mới có thai cho đến khi chuẩn bị sinh. Khi làm như vậy, mẹ có thể kịp thời biết được các bệnh mà mình có thể mắc phải như viêm nhiễm, vỡ màng ối…
Thường xuyên siêu âm để kiểm tra lượng nước ối
- Khi các mẹ thấy bản thân có dấu hiệu rỉ ối thì không nên sử dụng băng vệ sinh để thấm nước ối, không sinh hoạt vợ chồng và cũng không ngâm mình khi tắm.
- Trong trường hợp mẹ bầu bị rỉ ối trong các tuần thai trước tuần thứ 37, mẹ nên khám bác sĩ để được can thiệp vì thời điểm này nước ối chỉ mới rò rỉ với lượng rất ít và tình trạng nhiễm trùng cũng chưa có nặng.
- Còn với trường hợp bị rỉ ối khi đã mang thai tới tuần 37, mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng đi đẻ bất cứ lúc nào vì khi đã rỉ ối, thời gian để mẹ lâm bồn sẽ rất bất chợt. Nếu có thể, người thân nên đưa mẹ bầu nhập viện từ sớm để được các y tá, bác sĩ theo dõi hằng ngày.
Kết luận
Hiện tượng rỉ ối có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ không phát hiện được từ sớm. Không những thai nhi bị ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn bị gặp khó khăn trong cuộc sống sau này, nghiêm trọng hơn trẻ có thể tử vong khi chưa kịp chào đời. Cũng chính vì tính chất nghiêm trọng của việc rỉ ối như thế nên mẹ bầu phải luôn chú ý tới những bất thường xảy đến với cơ thể chính mình. Khi thấy có dấu hiệu rỉ ối, mẹ cần đi khám bác sĩ để kịp thời có biện pháp ngăn chặn hay chữa trị.
FAQ – Câu Hỏi Liên Quan:
Nguyên nhân dẫn đến rỉ ối non ở mẹ bầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rỉ ối sớm. Hiện nay, một số các yếu tố nguy cơ gây ra ối vỡ non thường gặp đó là: các bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn như: giang mai, lậu, HPV, herpers sinh dục,… và các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo do vi trùng, do nấm Chlamydia trachomatis, Trichomonas,… Tất cả các căn bệnh trên là “thủ phạm” chính gây ra tình trạng ối vỡ non.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khiến cho thai nhi phát triển không tốt cũng gây ra tình trạng rỉ ối sớm như: ngôi thai bất thường, ngôi mông, ngôi ngang, nhau tiền đạo, đa ối, đa thai, khung xương chậu hẹp,…
Những thói quen xấu của người mẹ trong lúc mang thai như hút thuốc lá, dùng các chất kích thích cũng gây ối vỡ non cao gấp đôi so với những người mẹ khác. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như: cơ địa cổ tử cung ngắn dưới 35cm, tình trạng hở eo tử cung, thể trạng suy dinh dưỡng do mẹ bầu bị ốm nghén, ăn uống kém,… cũng khiến cho ối vỡ non.
Xem thêm:
Rỉ Ối Non Là Gì, Có Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời
Rỉ ối bao lâu thì cạn?
Nhiều mẹ khi bị rỉ ối thường suy nghĩ rằng bao lâu thì nước ối trong tử cung bị cạn dần khi mà tình trạng rỉ ối vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn. Tuy nhiên, vấn đề này không thể trả lời được chính xác bởi có trường hợp rỉ ối một thời gian sẽ dẫn tới tình trạng vỡ ối. Nên để mẹ có thể biết chính xác mình bị cạn ối thì chỉ có thể dựa vào những dấu hiệu sau hoặc mẹ phải đi khám bác sĩ: Rỉ Ối Bao Lâu Thì Cạn ? Và Những Lưu Ý Cho Mẹ Bầu
Trong 3 tháng đầu, nước ối như thế nào được coi là bình thường?
Lượng nước ối trong quá trình thai nhi phát triển sẽ có xu hướng gia tăng và đạt đỉnh cao nhất là khi thai nhi ở vào tuần 35-36 của thai kỳ.
Qua việc siêu âm thai, bác sĩ có thể đo được chính xác lượng nước ối trong tử cung người mẹ. Có 2 cách để tính lượng nước ối của thai nhi, 1 là đo chỉ số nước ối (AFI), 2 là đo theo chiều dọc túi ối (MPV).
Mức chất lỏng trong suốt thai kỳ được ước lượng ở khoảng 60ml khi thai nhi ở tuần 12 và khoảng 175ml trong tuần 16. Trong giai đoạn từ tuần 34-38, thai nhi cần khoảng 400 – 1200ml cho các hoạt động sinh trưởng diễn ra được bình thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức nước ối của mẹ được coi là thấp nếu AFI trong thai kỳ nhỏ hơn 5cm hoặc MPV nhỏ hơn 2cm trở xuống.
Xem thêm:
Rỉ Ối 3 Tháng Đầu Là Hiện Tượng Gì, Có Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời
Rỉ ối ở tuần 40 có phải là dấu hiệu chuyển dạ?
Để chăm sóc kỹ lưỡng thai phụ trong suốt quá trình mang thai, ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, bà bầu còn phải kiêng hút thuốc lá và các chất kích thích để giảm nguy cơ vỡ ối. Nếu mẹ bầu bị rỉ ối tuần 37, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giục chuyển dạ cho chị em trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn. Bởi lẽ, nếu túi ối vỡ sớm hơn 37 tuần thai thì rất có thể mẹ bầu phải sinh non.
Xem thêm: Bà Bầu Bị Rỉ Ối Ở Tuần 40 Có Nguy Hiểm Không? BS Trả Lời
Xem thêm:
Nước Ối Có Màu Gì? Các Vấn Đề Bất Thường Hay Gặp
Nguồn tham khảo
- https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-34-tuan/3-dau-hieu-khang-dinh-chac-nich-me-bau-da-bi-ri-nuoc-oi-33248.html
- https://eva.vn/chuan-bi-mang-thai/dau-hieu-nhan-biet-ro-ri-nuoc-oi-me-bau-nao-cung-can-thuoc-long-c12a306516.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/322878.php
- https://www.healthline.com/health/pregnancy/leaking-amniotic-fluid