Updated at: 24-08-2020 - By: admin

Bẹp đầu là một tình trạng phổ biến thường thấy ở trẻ sơ sinh. Không một ông bố bà mẹ nào mong muốn nhìn thấy bé yêu của mình bị bẹp đầu cả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà đôi khi bạn phải ngậm ngùi nhìn con yêu bị bẹp đầu. Câu hỏi đặt ra là bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không, có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không?
Nhận thấy rất nhiều thắc mắc từ các bậc phụ huynh về vấn đề này, do đó Healthyblog.net xin được cung cấp một số thông tin về vấn đề “trẻ bị bẹp đầu” cho quý phụ huynh.

Giải Đáp Lo Lắng Của Nhiều Bà Mẹ: Bé Bị Bẹp Đầu Lớn Lên Có Hết Không? 1

1. Bé bị bẹp đầu là như thế nào?

Trẻ bị bẹp đầu là như thế nào? Nếu như bạn vẫn chưa xác định được bé yêu của mình có bị bẹp đầu không thì bạn có thể xem xét lại một lần nữa.
Bẹp đầu là hiện tượng mà đầu bé bị méo mó, dẹp, lép phía sau hay lép sang một bên so với bình thường. Mẹ có thể phát hiện ra tình trạng bẹp đầu của bé cách rõ ràng khi nhìn từ đỉnh đầu của bé trở xuống để xem thử có thiếu cân đối hay không.
Thông thường, đầu bẹp sẽ có 2 dạng như sau:

  • Đầu lép sang một bên ở phía sau khiến cho xương sọ phát triển về phía trước của của bên đó.
  • Đầu bị lép hoàn toàn ở phía sau, nhìn sẽ thấy phía sau phẳng lì như hình chữ nhật.
  • Một số trường hợp bé bị bẹp đầu kết hợp cả hai đặc điểm nêu trên.

2. Nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu

Nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh bị bẹp đầu? Có thể nói, vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có xương sọ còn rất mềm vì đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, nếu chịu tác động ngoại lực lâu ngày đè ép lên sẽ khiến xương vùng sọ bị bẹp, lép dẫn đến tình trạng dị dạng đầu.
Sau đây là một số lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị bẹp đầu:

  • Trẻ sơ sinh thường xuyên nằm ở một tư thế như nằm ngửa lâu hay thường nằm nghiêng một bên có thể dẫn đến tình trạng bị bẹp đầu.
  • Trẻ có thể bị bẹp đầu do vị trí nằm của bé khi còn nằm trong bụng mẹ, do khung xương chậu của mẹ hay do mẹ mang song thai,…
  • Trong quá trình sinh nở, đặc biệt là đối với các mẹ sinh thường thì việc đi qua đường âm đạo khá nhỏ có thể khiến bé bị chấn thương ở đầu dẫn đến tình trạng bẹp đầu.
  • Trẻ sinh non thường yếu hơn và thời gian nằm dưỡng cũng nhiều hơn nên dễ bị bẹp đầu hơn.
  • Một số ít trường hợp các bé bị bẹp đầu do thường xuyên ngồi ghế an toàn,…

Có thể nói, chứng méo đầu, bẹp đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh vì lúc này xương sọ của bé rất mềm và dễ uốn. Bố mẹ cần theo dõi bé yêu thường xuyên và không nên xem thường khi thấy bé có dấu hiệu bị bẹp đầu.

Giải Đáp Lo Lắng Của Nhiều Bà Mẹ: Bé Bị Bẹp Đầu Lớn Lên Có Hết Không? 2

3. Bé bị bẹp đầu có ảnh hưởng gì không?

Trẻ bị bẹp đầu có ảnh hưởng gì không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm khi tìm hiểu về chứng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh.
Thật ra, chứng bẹp đầu sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của bé yêu của bạn. Cụ thể như sau:

  • Nếu bé bị bẹp đầu ở dạng nhẹ thì tình trạng này cũng ảnh hưởng không tốt đến tính thẩm mĩ cho bé sau này.
  • Nếu bé bị bẹp đầu nặng có thể gây ảnh hưởng đến một số khả năng vận động của bé.
  • Trẻ bị bẹp đầu từ nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến cho tư duy, nhận thức và trí nhớ của bé kém hơn.

Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy bé có dấu hiệu bị bẹp đầu.

4. Bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không? Cách khắc phục

Mẹ thắc mắc vì không biết bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không? Thật ra, chứng bẹp đầu hoàn toàn có thể điều trị được nếu bố mẹ sớm khắc phục cho bé yêu. Nếu không sớm giúp bé khắc phục sớm, khi xương vùng sọ của bé dần cứng hơn thì rất khó để đầu bé có thể tròn lại được.
Sau đây, Healthyblog.net xin được gửi đến các chị em kinh nghiệm về trẻ bị bẹp đầu và cách khắc phục như sau:

  • Bố mẹ thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, tránh để bé nằm nghiêng mãi một bên sẽ khiến đầu dễ bị méo.
  • Bố mẹ cũng nên bế bé đi dạo chơi, tránh đặt bé nằm một chỗ suốt ngày sẽ gây áp lực lên đầu bé.
  • Tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của bố mẹ cũng giúp bé hạn chế tình trạng bị bẹp đầu.
  • Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không để bé nằm sấp khi ngủ và thời gian nằm sấp không quá lâu để tránh bé bị mệt.
  • Khi chơi đùa với bé, mẹ có thể lựa chọn một số đồ chơi có phát ra âm thanh để có thể kích thích bé xoay đầu qua lại một cách linh hoạt.
  • Mẹ thường xuyên thay đổi tư thế cho bé bú theo hướng mà bé ít xoay qua để giúp đầu bé bớt bẹp và cân đối hơn.
  • Tiếp cận bé từ hướng bé ít thuận để bé quay sang nhiều hơn.
  • Bố mẹ cũng không đặt bé nằm võng hay ngồi xe đẩy quá nhiều vì không chỉ dễ khiến bé bị méo đầu mà còn khiến xương sống bé dễ bị cong.
  • Trường hợp bé bị bẹp đầu do vẹo cổ thì sẽ được tập vật lý trị liệu.
  • Số ít trường hợp trẻ bị bẹp đầu nặng thì sẽ được bác sĩ cho đội một chiếc mũ đặc biệt nhằm giúp cố định để hạn chế bẹp đầu nặng hơn.

Để khắc phục tình trạng bẹp đầu cho bé yêu đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và siêng trong việc quan sát, thay đổi tư thế nằm cho bé. Ban đầu các bé sẽ rất khó chịu nhưng khi đã quen dần, bé sẽ ngoan ngoãn xoay đầu linh hoạt theo nhiều hướng giúp tình trạng bẹp đầu được giảm thiểu hiệu quả.

Giải Đáp Lo Lắng Của Nhiều Bà Mẹ: Bé Bị Bẹp Đầu Lớn Lên Có Hết Không? 3

5. Một số biện pháp phòng tránh bẹp đầu cho bé ngay từ khi mới sinh

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng rất dễ bẹp đầu. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, nếu mẹ cẩn thận giúp bé phòng tránh thì có thể giữ cho bé một cái đầu tròn đẹp đẽ. Dưới đây sẽ là một số cách phòng bẹp đầu cho trẻ:

  • Thường xuyên điều chỉnh tư thế cho con, lúc thì để bé quay sang phải, khi thay quay sang trái. Còn nếu bé đi ngủ, mẹ nên để bé ngủ ngửa và giang tay chân thoải mái vì đây là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
  • Thường xuyên thay đổi chiều cho bé bú dù là bé bú mẹ hay bú bình cũng vậy.
  • Không đặt bé ngồi, nằm quá lâu. Khi bé thức, mẹ cũng hãy nghĩ đến việc bế bé đi dạo chơi.
  • Khi bé đã biết lẫy, mẹ hãy thường xuyên để bé được nằm sấp. Tuy nhiên mỗi lần nằm sấp đừng quá lâu sẽ khiến bé mệt.

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu sẽ mất một khoảng thời gian từ 3 đến 9 tháng để điều trị tùy theo từng mức độ nặng nhẹ. Bố mẹ nên có ý thức phòng ngừa chứng bẹp đầu cho bé ngay từ khi con yêu vừa chào đời sẽ tốt hơn. Tránh để bé bị bẹp đầu sẽ mất nhiều thời gian để điều trị.
Ở trường hợp sau một thời gian dài tự điều trị tại nhà, bạn không nhận thấy những thay đổi tích cực ở bé thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không dùng tay nắn đầu con vì cách này không hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nữa.
Với bài viết về vấn đề bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không, Healthyblog.net mong rằng đã đem lại những thông tin hữu ích, giúp giải tỏa được những trăn trở cho các chị em về chứng bẹp đầu trong quá trình chăm nuôi con.

 

Rate this post