Updated at: 23-09-2020 - By: admin

Hăm cổ vốn không phải vấn đề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vì rất nhiều lý do khác nhau mà các bé rất dễ bị hăm cổ. Khi bị hăm cổ, các bé thường thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Thế thì mẹ phải làm gì khi bé bị hăm cổ? Cùng Healthyblog.net tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé các mẹ bỉm.

Bé Bị Hăm Cổ Có Nặng Đến Mấy Cũng Hết Ngay Nếu Mẹ Chăm Sóc Bé Đúng Cách 1

1. Truy tìm nguyên nhân khiến bé bị hăm cổ

Để phòng tránh tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ. Mặt khác, khi biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ dễ dàng có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Vì vậy mẹ đừng bỏ qua nguyên nhân khiến bé yêu bị hăm cổ nhé. Healthyblog.net sẽ liệt kê 05 nguyên nhân tiêu biểu nhất ở bên dưới đây.

a. Cổ bé không được vệ sinh sạch sẽ:

Một nguyên nhân rất phổ biến có thể dẫn đến tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh đó là khi cổ bé không được vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình bú sữa, sữa có thể chảy xuống cổ bé và nếu không sớm được lau khô sạch sẽ, nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bé bị hăm cổ.

b. Bé đổ mồ hôi do thời tiết:

Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và các bé rất dễ bị hăm cổ nếu như không được chăm sóc cẩn thận. Cổ là vùng da rất dễ bị đổ mồ hôi và vì là nếp gấp nên khó được chú ý và lau sạch. Đặc biệt là khi tiết trời nắng nóng hay các bé vui chơi nhiều dẫn đến đổ mồ hôi, mồ hôi không được lau sạch gây ứ đọng dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm cổ.

c. Bé bị ma sát gây hăm cổ:

Các bé sơ sinh có thân hình mũm mĩm thường dễ bị hăm cổ hơn vì các nếp gấp ở vùng cổ sẽ chà xát với nhau. Mặc khác, cổ các bé thường khá ngắn nên dễ tạo ma sát dẫn đến tình trạng vùng da ở cổ bị hăm.

d. Lạm dụng phấn rôm gây hăm cổ:

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen sử dụng phấn rôm cho con để ngăn ngừa tình trạng nổi sảy rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều phấn rôm có thể khiến da bé bị bí bách gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến bé rơi vào tình trạng bị hăm cổ.

e. Cổ bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm:

Các nếp gấp ở cổ bé thường gây khó khăn cho phụ huynh trong việc vệ sinh cổ. Việc tồn đọng mồ hôi, sữa hay nước sau khi tắm không được lau sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập gây hăm cổ, thậm chí là viêm nhiễm cổ nguy hiểm.

Trẻ bị hăm ở cổ không phải là tình trạng hiếm gặp. Và 5 nguyên nhân trên là những nguyên nhân tiêu biểu khiến các bé sơ sinh dễ bị hăm cổ. Thế nên, mẹ đã biết được các nguyên nhân thường thấy, nếu bé yêu vẫn chưa bị hăm cổ thì mẹ hãy cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra cho con nhé.

Bé Bị Hăm Cổ Có Nặng Đến Mấy Cũng Hết Ngay Nếu Mẹ Chăm Sóc Bé Đúng Cách 2

2. Điều trị hăm cổ cho bé sơ sinh

Hăm cổ vốn là vấn đề rất thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tình trạng bé bị hăm cổ cũng có thể được khắc phục cách dễ dàng nếu bố mẹ biết cách xử lý. Mẹ có thể khắc phục tình trạng hăm cổ ở bé sơ sinh bằng cách sau đây:

a. Thứ 1: Trị hăm cổ cho bé bằng thảo mộc

Từ xưa đến nay, các phương pháp dân gian vẫn luôn được các mẹ bỉm tin dùng. Vì các loại thảo mộc từ tự nhiên thường lành tính, không chứa chất hóa học nên an toàn cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé. Vì vậy mà mẹ có thể yên tâm khi áp dụng các bài thuốc trị hăm cổ cho bé bằng thảo mộc sau đây.

  • Lá trà xanh

Lá trà xanh chính là ứng cử viên đầu tiên có thể giúp mẹ đánh bay tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều chất Lysozym – đây là chất có khả năng giúp sát trùng da nên có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây hăm da. Mặt khác, các chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ giúp da nhanh hồi phục bởi những tổn thương. Tắm lá trà xanh cũng là cách giúp dưỡng da trắng hồng và sạch khuẩn cho bé yêu.

Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lá trà xanh sạch và nguyên vẹn, rửa thật sạch nhiều lần bằng nước sạch và ngâm qua nước muối pha loãng 10 phút.
    • Vò nát lá trà xanh rồi cho vào nước đun sôi, đun thêm khoảng 5 phút nữa để tinh chất hòa vào nước.
    • Để nước nguội còn 38 độ C thì tắm bé.
    • Tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm.

Mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá trà xanh mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Lá trầu không

Mẹ cũng có thể giúp trẻ bị hăm cổ nhanh bớt khi sử dụng lá trầu không. Đây là loại thảo mộc có khả năng kháng khuẩn tốt nên có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm mốc gây hăm cổ. Do đó, lá trầu không sẽ là vị thuốc hoàn hảo để trị hăm cổ hiệu quả cho bé.

Cách thực hiện:

    • Chọn khoảng 5 lá trầu không tươi còn nguyên vẹn, rửa thật sạch nhiều lần với nước sạch.
    • Cho lá trầu không vào đun sôi với nửa lít nước, sau đó để nguội.
    • Dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước lá trầu không rồi lau sạch vùng cổ bé.

Thực hiện 1 ngày 3 lần, duy trì liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Lá khế

Thêm một gợi ý khác cho mẹ để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ đó chính là lá khế. Không chỉ nổi tiếng với công dụng điều trị hăm, lá khế còn là loại thảo mộc được dân gian tin dùng để trị chàm sữa hay mề đay ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lá khế tươi và nguyên, rửa thật sạch nhiều lần với nước sạch.
    • Thêm 1 chút muối tinh vào lá khế, giã nát.
    • Thêm 1 chút nước sôi để nguội vào lá khế giã nhuyễn, trộn đều.
    • Vắt lấy nước cốt lá khế.
    • Dùng một chiếc khăn sạch thấm nước cốt lá khế, sau đó vắt ráo nước.
    • Lau vùng da bị hăm ở cổ cho bé.

Thực hiện 1 ngày 3 lần trong 1 tuần sẽ thấy da bé được cải thiện đáng kể.

  • Lá mã đề

Sử dụng lá mã đề để trị hăm cho bé cũng là một cách hay mà ít ai biết đến. Có thể nói, mã đề là một nguyên liệu quý được đông y tin dùng để điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

    • Lấy khoảng 3 – 4 lá mã đề, nên lựa lá tươi nguyên. Rửa lá mã đề nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
    • Giã nát lá mã đề cùng một ít muối tinh. Vắt lấy phần nước cốt lá mã đề.
    • Dùng bông gòn thấm nước cốt lá mã đề và thoa vào phần cổ bị hăm của bé.

Áp dụng ngày 3 lần để giúp cải thiện tình trạng bé bị hăm cổ nặng cách tốt nhất.

  • Cỏ roi ngựa

Loại thảo dược kế tiếp mà Healthyblog.net muốn giới thiệu cho mẹ đó chính là cỏ roi ngựa. Đông Y cho rằng cỏ roi ngựa có công dụng trị viêm, giải độc, sát trùng,.. nên có thể trị hăm cho bé hiệu quả. Trong cỏ roi ngựa có chứa glycosid, stachyose, acid ascorbic giúp cải thiện hăm da rất hay.

Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm roi cỏ ngựa, phơi khô, rửa sạch.
    • Cho roi cỏ ngựa khô vào nước sôi, ủ ấm trong 10 phút.
    • Lấy 1 khăn mềm, thấm nước cỏ roi ngựa, vắt ráo rồi lau vùng da bị hăm của bé.

Thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả trị hăm nhanh chóng.

  • Cây cỏ sữa

Một vị thuốc dân gian có thể giúp mẹ trị hăm cổ cho bé đó chính là cỏ sữa. Y học Cổ Truyền cho rằng cây cỏ sữa có tính hàn, lợi ích cho việc kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc. Thế nên loại cây này rất thích hợp để điều trị tình trạng hăm da rất thường thấy ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

    • Lấy khoảng 5 cây cỏ sữa, rửa thật sạch nhiều lần với nước.
    • Vò, giã hoặc xay nhuyễn cỏ sữa với ít nước sạch.
    • Vắt lấy nước cốt cỏ sữa.
    • Thoa lên vị trí bị hăm của bé.

Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần, đều đặn mỗi ngày sẽ thấy kết quả sau một tuần.

Mẹ có thể lựa chọn một loại thảo dược trong số 06 loại đã được Healthyblog.net chia sẻ để giúp bé bị hăm cổ nhanh chóng khỏi nhé. Các thảo dược thiên nhiên thường rất an toàn cho làn da bé tuy nhiên sẽ cần có thời gian để cơ thể tiếp thu dưỡng chất nên mẹ cần phải kiên trì thực hiện.

b. Thứ 2: Sử dụng kem trị hăm

Ngoài các phương pháp dân gian nêu trên, mẹ vẫn cảm thấy lo lắng với câu hỏi: trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ phải làm sao? Thế thì, mẹ có thể nghĩ đến việc sử dụng kem trị hăm cho bé kết hợp với phương pháp dân gian nêu trên để mang lại hiệu quả tốt hơn, nhanh chóng hơn.

Trước khi bôi kem trị hăm cho bé, mẹ cần lau sạch vùng cổ của bé và để da bé khô thoáng rồi mới tiến hành bôi kem nhé. Tốt hơn hết, mẹ có thể áp dụng một loại thảo dược nêu trên để vệ sinh sạch sẽ vùng cổ của bé rồi mới bôi kem trị hăm.

Mẹ thắc mắc: bé bị hăm cổ bôi thuốc gì? Sau đây là một số loại thuốc bôi trị hăm cổ được nhiều mẹ bỉm tin dùng: kem Embe, kem chống hăm Bio Bio Baby, kem Bepanthen, kem Sudocrem,…

Bệnh hăm da vốn không khó điều trị, quan trọng là mẹ cần sớm nhận ra tình trạng hăm của bé và có cách khắc phục hiệu thì chắc chắn sẽ giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng nêu trên.

Bé Bị Hăm Cổ Có Nặng Đến Mấy Cũng Hết Ngay Nếu Mẹ Chăm Sóc Bé Đúng Cách 3

3. Chăm sóc trẻ bị hăm cổ như thế nào?

Ngoài việc điều trị cho trẻ bị hăm cổ, mẹ cũng đừng quên lưu ý chăm sóc bé đúng cách để giúp tình trạng hăm nhanh chóng được giải quyết nhé.

  • Thứ 1: Bé bị hăm cần được mặc đồ thoáng mát, tránh mặt cho bé nhiều áo quần và áo quần dày mẹ nhé. Vì việc mặc quá nhiều áo quần có thể khiến mồ hôi bị ứ đọng khiến bé bị hăm càng nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, mẹ nên mặc áo quần rộng thoáng mát, vải thấm mồ hôi để chỗ hăm được khô ráo nhanh lành mẹ nhé.
  • Thứ 2: Để tránh vị trí hăm trở nặng và khó bình phục, mẹ cần thường xuyên lau ráo mồ hôi cổ cho bé. Sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm, mẹ cũng hãy kiểm tra và lau sạch sữa còn dính trên cổ bé để tránh viêm nhiễm. Tuy nhiên, cần thực hiện lau cổ bé cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương và đau đớn cho bé.
  • Thứ 3: Mẹ cần chú ý áo quần, khăn, chăn hay ga giường phải đảm bảo sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến vị trí hăm của bé đang bị tổn thương dễ bị viêm nhiễm.

Chăm sóc bé đúng cách cũng sẽ góp phần giúp trẻ bị hăm ở cổ nhanh chóng lành hơn, thế nên mẹ hãy đặc biệt quan tâm đến cổ của bé trong giai đoạn này nhé.

4. FAQ – Các thắc mắc liên quan

Healthyblog.net sẽ giải đáp một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ có những thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua nhé.

a. Trẻ bị hăm cổ có nguy hiểm không?

Hăm cổ không phải là bệnh lý nguy hiểm nên mẹ không cần phải lo lắng. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hăm cổ vốn rất cao và bệnh có thể dễ dàng được điều trị nếu mẹ áp dụng đúng cách và chăm sóc bé hợp lý.

Tuy nhiên, mẹ đừng chủ quan khi bé bị hăm ở cổ nhé. Vì hăm cổ gây ngứa ngáy hay thậm chí là đau đớn khiến các bé rất khó chịu. Khi trẻ bị hăm cổ mức độ nặng, bệnh có thể gây viêm nhiễm da khó trị, để lại sẹo sau này gây mất thẩm mỹ nên mẹ cần hết sức thận trọng.

b. Bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm?

Một số thông tin cho rằng việc sử dụng phấn rôm giúp điều trị sảy và hăm cho trẻ sơ sinh. Thế nên không ít chị em thắc mắc vì không rõ bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm? Câu trả lời là không mẹ nhé. Vì phấn rôm gây bí bách da cho bé khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng hăm càng thêm nặng. Lạm dụng phấn rôm là một nguyên nhân dẫn đến hăm cổ nên bé đã bị hăm thì tuyệt đối không nên dùng phấn rôm.

Như vậy, Healthyblog.net đã gửi đến mẹ cách trị hăm cổ cho bé sơ sinh. Cách phương pháp điều trị trên đã được các bác sĩ da liễu khuyên dùng và rất nhiều mẹ bỉm có bé bị hăm cổ áp dụng thành công. Bạn cũng có thể thực hiện thành công cho bé yêu của mình nếu như áp dụng đúng phương pháp và những lưu ý đã được chia sẻ. Chúc bé yêu của bạn chóng hết hăm để luôn thoải mái vui chơi và phát triển mẹ nhé.

 

Rate this post