Updated at: 07-05-2020 - By: admin

Thời tiết đang chuyển sang mùa nóng, bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng bụng là tình trạng phổ biến, khiến cha mẹ lo lắng. Bởi lẽ, làn da bé vốn mỏng manh, yếu ớt nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này là điều cần làm để giúp con yêu thoát khỏi tình trạng khó chịu.

Nguyên nhân khiến các bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng bụng?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng, có khi còn ngứa toàn thân. Trong đó phổ biến là do bé bị dị ứng thực phẩm. Cho dù bé chưa ăn được gì nhưng mẹ vẫn cho con bú mà sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng,… cũng có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Hoặc khi bé sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai cũng có thể  bị mẩn đỏ và ngứa.

Trẻ nổi mụn đỏ khắp ngườiTrẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng có thể do dị ứng thời tiết, thức ăn

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nhiều phấn hoa, lông thú, bụi bẩn,… cũng khiến làn da bé bị tổn thương, dị ứng do còn quá mỏng manh. Từ các tác nhân đó khiến làn da trẻ trở nên mẫn cảm, dễ bị kích ứng và xuất hiện các nốt đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Có những trẻ sau sinh từ 4 tuần trở đi rất dễ bị chàm sữa, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bé bú mẹ xong lại không được vệ sinh miệng sạch sẽ. Loại mụn do chàm sữa có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và mẩn đỏ, vì thế bé hay đưa tay lên để gãi càng khiến cho vết mụn lan rộng ra hơn.

Đôi khi, do chủ quan, bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho con cái dễ tạo điều kiện cho khuẩn nấm sinh sôi, phát triển. Tình trạng nhiễm nấm khiến làn da của bé bị mẩn đỏ, tổn thương và ngứa ngáy khó chịu.

Đồng thời, việc “ủ con” quá kỹ bằng cách mặc đồ quá dày, kín, mặc dù thời tiết khô hanh, nóng nực cũng khiến mồ hôi ra, cơ thể bị ẩm ướt làm cho bé bị rôm sảy và mẩn đỏ khắp người. Thậm chí, vì vấn đề vệ sinh, có những trẻ được cha mẹ mặc bỉm cả ngày lẫn đêm khiến vùng kín của bé nổi mẩn ngứa, toàn thân bứt rứt, khó chịu.

Trẻ nổi mụn đỏThời tiết nóng nực làm cho bé bị rôm sảy và mẩn đỏ khắp người

Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng bụng, cha mẹ phải làm sao?

Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi phát hiện bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay là nên đưa bé đi khám da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám cho trẻ sẽ tiến hành những xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh lý liên quan đến các vết mẩn đỏ, hăm da ở trẻ và tư vấn cho cha mẹ cách trị liệu phù hợp.

Thứ hai, khi bé bị nổi mẩn đỏ ở hai cánh tay, chân, lưng, bụng,… cha mẹ cần trông cẩn thận, ngăn trẻ đụng chạm và vết mẩn đỏ. Làm như vậy sẽ giúp phòng ngừa việc bé cậy gãi, chà xát mạnh làm vết ban càng lở loét nhiều hơn gây nhiễm trùng. Tốt nhất, cha mẹ nên dùng băng gạc sạch để băng tạm vết thương và tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc dưỡng ẩm an toàn cho bé nhé.

Thứ ba, khi tắm rửa cho bé cần hết sức cẩn thận với các vết mẩn đỏ. Nhiều cha mẹ còn cho rằng nếu bé bị phát ban nên ở trong phòng kín, tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió. Thực ra, đây là một sai lầm khiến trẻ bị bí bách, khó chịu, thậm chí sốt cao hơn. Tốt nhất, khi trẻ bị mẩn ngứa, cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm pha muối loãng hoặc chanh, sau đó lau khô và mặc đồ thoáng mát cho trẻ.

Thứ tư, nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, chân tay, cha mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Nếu nghi ngờ thực phẩm hoặc các loại thuốc đang dùng có thể khiến trẻ bị dị ứng, cha mẹ cần ngưng dùng ngay. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ dẫn về chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và hợp lý giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, mau khỏi bệnh.

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Và Lưng Do Đâu? Nguy Hiểm Không 1Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng khiến cha mẹ lo lắng

Các bài thuốc dân gian khi bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng bụng

Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, chân, lưng, bụng và ngứa mà không kèm theo bất cứ triệu chứng đáng lo ngại nào khác thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Cha mẹ có thể sử dụng những loại lá có sẵn trong vườn nhà để tắm cho trẻ. Dưới đây là một số loại lá được dùng để tắm khi bé bị mẩn ngứa vừa an toàn, lành tính, dễ kiếm mà lại tiết kiệm cho cha mẹ tham khảo khi cần.

  •  Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở tay, hãy tắm lá kinh giới: Cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá kinh giới tươi đem rửa sạch rồi vò nát bằng tay. Sau đó cho vào trong chậu nước để tắm cho bé. Ngoài ra, cũng có thể dùng lá kinh giới khô đun sôi với nước sạch rồi pha ấm để tắm cho bé. Chỉ cần tắm như vậy vài lần là các vết đỏ mẩn ngứa trên da bé sẽ “lặn không sủi tăm”, trả lại làn da mịn màng cho bé.
  •  Tắm lá dâu tằm giúp trị ngứa mẩn đỏ ở bé: Rất đơn giản, chỉ cần 1 – 2 nắm lá dâu tằm đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi, thêm nước và đun sôi thật kỹ, sau đó pha nước này với nước mát cho ấm rồi tắm cho bé thật nhẹ nhàng. Cha mẹ hãy kiên trì như vậy 3-4 lần/ tuần sẽ giúp bé cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, chứng mẩn đỏ và ngứa ngáy cũng biến mất nhanh chóng.
  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân? Hãy tắm cho trẻ bằng lá khế: Lấy khoảng 1 nắm lá khế bánh tẻ đem rửa sạch, thêm chút muối hạt vào rồi giã nát. Sau đó, bỏ lá khế đã giã nát vào rây lọc lấy phần nước rồi pha thêm 1 lượng nước vừa đủ cho con tắm. Thực hiện đều đặn như vậy trong vòng vài ngày, cha mẹ sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Khi tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Khi tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm, cha mẹ cần rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn trong lá cây. Tốt nhất, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và cho thêm chút muối hạt để gia tăng hiệu quả. Đồng thời, nhà tắm cần kín đáo, tránh gió để phòng trẻ nhiễm lạnh khi tắm.

Tuy nhiên, khi da trẻ đã bị trầy xước thì không nên tắm bằng nước lá vì rất có thể lá cây sẽ gây xót cho bé. Đồng thời, tắm như vậy cũng dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn còn sót trong lá tấn công vào các vết thương, gây mụn mủ cho làn da của bé.

Sau khi tắm xong, cần nhanh chóng lau khô người bé rồi mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh việc mặc quần áo quá kín sẽ càng khiến bé khó chịu, nóng nực hơn. Mặt khác, cần chú ý thường xuyên vệ sinh tay chân, mặt mũi, quần áo để cơ thể bé luôn sạch sẽ. Không để móng tay của bé quá dài khiến bé cào gãi gây trầy xước da, và đây cũng là nơi tích tụ chất bẩn, trứng giun, có thể sẽ chui vào bụng khi bé mút tay.

Nếu không có thời gian để tắm cho bé bằng các loại lá cây, cha mẹ nên lựa chọn sử dụng những loại sữa tắm cho bé có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Tuyệt đối không dùng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh để tránh kích ứng da cho bé.

Trẻ nổi mụn đỏNên cho bé sử dụng những loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, chân, bụng,… nếu cha mẹ đã thực hiện các bước chăm sóc tốt mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt li bì, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, bỏ bú, tiêu chảy,… thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Từ đó, các bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho trẻ, tránh để bệnh nặng và diễn biến phức tạp hơn.

Làm thế nào để phòng tránh nổi mẩn đỏ ở trẻ?

Để phòng tránh nổi mẩn đỏ ở tay chân, lưng, bụng cho trẻ, cha mẹ phải luôn đảm bảo giữ vệ sinh da toàn thân cho bé thật sạch sẽ. Môi trường xung quanh nhà và nơi ở của bé phải luôn sạch sẽ, thông thoáng. Hơn nữa, cha mẹ cần chú ý cách ly bé khỏi những tác nhân dễ gây dị ứng, mẩn đỏ và ngứa ngáy như bụi bẩn, lông chó, mèo và các loại vật nuôi khác.

Khi tắm cho trẻ, không sử dụng xà phòng rửa da vì chúng có chất xút sẽ làm tình trạng mẩn ngứa của trẻ nặng thêm. Đặc biệt, quần áo của các bé phải rộng rãi và sử dụng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Khi đưa bé đi ra ngoài, cần mặc quần áo dài tay, che chắn kỹ càng, không để cơ thể trẻ bị nắng, gió và bụi bẩn tấn công.

Trẻ nổi mụn đỏCha mẹ nên chú ý cách ly bé khỏi những tác nhân dễ gây dị ứng

Nếu trẻ bị bệnh, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng các loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng mà phải hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa. Đối với các bà mẹ đang cho con bú cũng cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý, tốt nhất nên tránh các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng khiến trẻ bị mẩn ngứa. Đồng thời, mẹ nên ăn chế độ nhạt, tránh ăn mặn để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể, nên dùng dầu thực vật để tăng thêm a-xít béo không bão hoà, giảm bớt nguy cơ phát sinh mẩn ngứa ở trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ toàn thân là tình trạng thường xuyên gặp phải ở trẻ, nhất là trong thời tiết nóng ẩm, ô nhiễm như hiện nay. Nếu có kiến thức, kinh nghiệm, các mẹ có thể giúp con phòng tránh được. Tuy nhiên, khi đã áp dụng những cách phòng tránh và chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng, bụng như trên mà tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, tốt nhất cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị hiệu quả.

Xem thêm:

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Như Muỗi Đốt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện

Nguồn tham khảo

  • https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-skin-rashes
  • https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/

 

1/5 - (1 vote)