Updated at: 23-04-2020 - By: admin

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch tại đường ruột còn non yếu, chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt gây đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu,… Vậy, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt có nguy hiểm không? Xử lý thế nào cho hiệu quả? Nỗi băn khoăn này cũng là câu hỏi chung của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau nhé!

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là một hội chứng được tạo ra bởi những cơn co thắt bất thường trong các cơ vòng của hệ tiêu hóa, khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt. Tình trạng này có thể gây đau bụng, tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ, bao gồm cả sự thay đổi tính chất, màu sắc của phân.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốtTình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể khiến bé bị sốt

 Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp, do trẻ dùng quá nhiều kháng sinh gây rối loạn sự cân bằng các khuẩn đường ruột.

Ngoài các triệu chứng cơ bản như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu, đi ngoài phân sống thì một vài trường hợp trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa còn kèm theo sốt nhẹ cho đến sốt cao, toàn thân trẻ rã rời, mệt mỏi và xanh xao.

Tuy nhiên, triệu chứng sốt không phải là biểu hiện điển hình và cũng không thường gặp trong các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Đôi khi, sốt cao cũng cảnh báo cho cha mẹ biết việc cơ thể trẻ nhỏ đang bị viêm nhiễm ở một vùng nào đó, phản ứng chống viêm khiến cho nhiệt độ cơ thể của con tăng cao.

Do đó, nếu bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan hay xem thường. Bởi vì, có thể ngoài chứng bệnh rối loạn tiêu hóa thì có thể con yêu đang gặp phải một số bệnh lý khác kèm theo. Vì thế, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và chú ý thực hiện theo các phương pháp điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhé.

Những biểu hiện đi kèm khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Nôn trớ nhiều (thường gặp ở những trẻ sơ sinh cho đến dưới 12 tháng tuổi): Trẻ nhỏ thường hay gặp tình trạng nôn trớ vì thực quản của trẻ vốn dĩ đã ngắn, phần dưới lại nở rộng, lớp cơ ruột của trẻ cũng chưa được phát triển hoàn chỉnh và vẫn còn yếu, do đó cơ tâm vị sẽ bị co thắt bất thường.

Vì thế, nếu cha mẹ quan sát kỹ sẽ thấy trẻ cứ vài ngày lại gặp phải tình trạng trên 1 lần hoặc cứ ăn no quá lại  bị trớ. Đó cũng là hiện tượng bình thường, nhưng nếu trẻ bị nôn trớ , trào ngược thường xuyên, hễ ăn vào lại nôn ra thì có thể là đường tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.

Táo bón: Táo bón là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở mọi trẻ nhỏ. Táo bón không phải là một căn bệnh mà là biểu hiện của triệu chứng rối loạn cơ năng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý bất thường nào đó gây ra.

Trẻ bị táo bón thì phải đến 2  3 ngày mới đi đại tiện một lần, phân rất cứng, khuôn phân to. Đồng thời, phân thường có màu đen, trẻ đau bụng mỗi khi đại tiện và thậm chí còn có lẫn 1 chút máu ở trong phân. Tình trạng táo bón ở trẻ nếu nặng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột,…

Tiêu chảy: Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa thường bị tiêu chảy cấp, đại tiện phân lỏng như nước, đi vệ sinh trên 3 lần một ngày, phân thường lẫn bọt, có mùi tanh, có màu trắng hay còn lẫn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa (phân sống) hoặc phân có chất nhầy.

Đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu: Các triệu chứng này thường xuất hiện ở những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện thường gặp là hôi miệng.

Chán ăn, không chịu ăn, quấy khóc: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường kém ăn, lười ăn cho nên khả năng hấp thu và quá trình tiêu hóa cũng kém đi. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và hoàn toàn không chịu ăn cháo, ăn cơm, lười vận động, cáu gắt hay quấy khóc.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốtTrẻ bị rối loạn tiêu hóa thường kém ăn, cáu gắt và hay quấy khóc

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu được điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bố mẹ chủ quan, không chữa trị kịp thời để bệnh trở đi trở lại thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm ruột, gây tổn thương đường ruột mãn tính, tình trạng này sẽ tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Khi đó, các chức năng của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm đi, lượng thức ăn trong cơ thể của trẻ không được tiêu hóa hoàn toàn. Như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển của các vi khuẩn có hại gây bệnh cho bé, như vậy lại càng gia tăng tình trạng tổn thương cho niêm mạc của đường tiêu hóa.

Hậu quả dễ thấy nhất là trẻ rất sẽ bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển tốt cả về thể chất cũng như trí não, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy giảm. Khi đã vướng vào tình trạng này, trẻ nhỏ lại càng dễ bị các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập, bao gồm cả những triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất nguy hại. Y học gọi tình trạng này là “vòng xoắn bệnh lý”.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt nên uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ trong mọi trường hợp bố mẹ đều phải hết sức thận trọng. Cha mẹ không được tự mua các loại thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy cho bé uống mà không dựa vào chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau khi chắc chắn trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt, các bậc cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây để cải thiện phần nào tình trạng bệnh cho trẻ:

Điều chỉnh, cân bằng lại chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp. Bởi vì trẻ ở mỗi lứa tuổi và cân nặng sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món ăn có nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc đường mà nên tăng cường cho trẻ ăn các chất xơ và tinh bột.

Vấn đề vệ sinh cho trẻ, tạo môi trường sống trong lành, thông thoáng và an toàn thực phẩm phải luôn được đặt lên hàng đầu để tránh gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốtChú ý vấn đề an toàn thực phẩm để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ

 Chế biến thức ăn phải đúng cách và cách ăn phải phù hợp để trẻ ăn ngon hơn.

Giúp trẻ giảm tình trạng đầy bụng bằng cách chườm nóng và massage nhẹ nhàng.

Sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa để bổ sung các lợi khuẩn đường ruột cho trẻ. Đồng thời, tăng cường khả năng hấp thu, giải quyết triệt để một số triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu ở trẻ.

Cách phòng ngừa tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Dù trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt hay là không bị sốt thì đều cần chú ý và chữa trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, đồng thời suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến tình trạng phát triển chậm cả về thể chất cũng như trí não.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu các phương pháp để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa cho con yêu:

Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu: Vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất cần thiết để cho bé yêu có thể phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não. Mặt khác, bú sữa mẹ đầy đủ còn giúp bé nâng cao được hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa.

Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học và hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ:

  • Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, an toàn và lành mạnh, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của trẻ, tùy theo cân nặng, độ tuổi, giới tính cũng như các đặc trưng riêng của trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Tránh lựa chọn những thực phẩm dai, khô, cứng hay khiến trẻ nhỏ phải nhai nhiều vì các bé thường rất lười nhai.
  • Cân đối sao cho thời gian giữa các bữa ăn của trẻ hợp lý, tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều vì khi đến bữa chính trẻ sẽ không chịu ăn.
  • Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày của trẻ, thay vì ăn 3 bữa thì mẹ hãy cho trẻ ăn thành 5  6 bữa/ ngày.
  • Cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên.

Hạn chế dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ốm vì thuốc kháng sinh sẽ khiến cho hệ vi sinh của bé bị mất cân bằng, gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốtNên hạn chế dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ốm

Giữ gìn vệ sinh hàng ngày cho bé: Các mẹ nên cho bé rửa tay, vệ sinh cá nhân thường xuyên, liên tục trong ngày, đặc biệt nên chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh xong.

Tiêm phòng đầy đủ tất cả các mũi tiêm cho bé: Việc này sẽ giúp cho bé tránh được một số căn bệnh nguy hiểm, loại trừ được một số vấn đề về tiêu hóa.

Kết luận

Như vậy, tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng trường hợp của trẻ. Bởi lẽ, sốt không phải là dấu hiệu đặc trưng thường gặp của chứng bệnh này. Tuy trẻ nhỏ rất khó tránh khỏi những bất ổn về đường ruột, nhưng các bậc cha mẹ có thể chủ động để phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh cho con. Đồng thời, biết cách khắc phục những chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ đúng đắn nhất để trẻ phát triển toàn diện.

Nguồn tham khảo:

  • http://suckhoevang360.vn/be/benhotre/benhtieuhoa/nguyennhanvabieuhienkhitrebiroiloantieuhoa
  • https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/cactrieuchungroiloantieuhoadienhinh/
  • https://www.webmd.com/digestivedisorders/childdigestivedisordersoverview#1

 

5/5 - (1 vote)