Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh luôn cần có một chế độ chăm sóc cẩn thận và đặc biệt trong việc ăn uống, vệ sinh hằng ngày. Một trong những điều cần thiết với trẻ sơ sinh là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự sinh trưởng và phát triển mà sữa chính là nguồn thức ăn quan trọng và gần như là duy nhất với các bé khi đó. Chính vì vậy việc cho trẻ bú sữa và chất lượng sẽ như thế nào là điều rất quan trọng.
Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trực tiếp là điều tốt nhất cho bé yêu nhưng trong nhiều trường hợp trẻ có thể phải bú bình, do đó việc tập làm quen cho trẻ bú bình như thế nào, khi nào nên cho bé bú bình và những điều không nên làm khi bé bú bình là rất quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về những tuyệt chiêu, những cách tập bé bú bình hiệu quả nhất.
Cho trẻ tập bú bình như vào thời gian nào và bằng cách nào là điều rất quan trọng.
Nên cho bé yêu tập bú bình khi nào?
Với các ông bố bà mẹ lần đâu nuôi con thì việc khi nào nên cho trẻ tập bú bình là điều rất băn khoăn, có nhiều người sẽ nghĩ rằng bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ rồi thì không cần quan tâm đến bú bình nữa, tuy nhiên trong thực tế dù các mẹ có nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đi nữa thì đều phải chuẩn bị kiến thức cho việc bé bú bình vì chắc chắn bạn sẽ phải cho bé yêu ăn bằng cách này.
Gần như trẻ sơ sinh đều không quá khó để làm quen và bú bình nên các mẹ không cần phải quá lo lắng, trẻ sẽ tự tìm ra cách mút từ núm vú của bình sữa bởi núm vú ở bình sữa có hình thù khá giống với núm vú của mẹ, đây là một điều đáng mừng với những mẹ cho bé yêu bú bình ngay từ khi chào đời.
Tuy nhiên nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì các mẹ nên cho bé yêu bú mẹ ít nhất trong hai đến ba tuần đầu sau sinh để bé cảm nhận được hơi ấm, sự yêu thương của người mẹ. Bởi lẽ nếu các mẹ cho bé bú bình sớm hơn còn có thể làm ảnh hưởng đến việc điều tiết ra sữa của mẹ sau này, khi bé yêu không bú ngay từ đầu mẹ sẽ không được kích thích để sản xuất, điều tiết ra sữa.
Tuy nhiên nếu bạn cho bé tập bú bình quá muộn, ở khoảng 3 đến 4 tháng tuổi thì rất có thể bé sẽ không chịu hợp tác và từ chối bú bình, khi đó trẻ đã quá quen với việc bú mẹ và bé cũng đã lớn hơn để nhận biết giữa núm vú của bình sữa với núm vú của mẹ. Có thể thấy việc lựa chọn thời gian thích hợp để bé các mẹ cho bé tập bú bình là rất quan trọng nên các mẹ cần lưu ý kỹ hơn, tránh trường hợp khi bé không thể bú mẹ mà cũng không chịu bú bình.
Thời điểm tốt nhất cho bé tập bú bình là 2 đến 3 tuần sau sinh
Những vấn đề cần lưu ý khi cho bé yêu bú bình.
Bé yêu khi tập và đã quen với bú bình sẽ giúp giảm tải sự vất vả của các mẹ, ai cũng có thể cho bé yêu bú bình được, tuy nhiên một số bé rất dễ dàng khi tập bú bình nhưng có một số bé sẽ “khó tính” hơn, cần ông bà bố mẹ dỗ dành mới chịu. Chính vì vậy khi cho bé yêu bú bình bạn có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề cần lưu ý để chăm sóc cho bé yêu tốt nhất. Với một số lưu ý và mẹo nhỏ dưới đây hi vọng sẽ hỗ trợ được bạn và bé yêu.
Báo cho bé biết sữa sắp đến.
Trước khi đưa sữa vào miệng bé bạn nên có vài hành động nhỏ để bé biết chuẩn bị có sữa, điều này tránh cho bé bị bất ngờ hay hoảng sợ khi đưa bình sữa vào miệng.
Bạn dùng bàn tay bé chạm vào bình sữa hay dùng núm vú của bình chạm vào môi bé thật nhẹ nhàng để kích thích phản xạ của trẻ, điều này giúp bạn thấy được phản ứng và thái độ của bé với việc bú bình, nếu bé lắc đầu, rụt tay lại hay quay mặt đi chỗ khác có nghĩa bé đang không hợp tác, nếu bé nằm yên và có phản xạ bú thì bạn sẽ đã thành công trong việc “dụ dỗ” bé yêu bú bình. Tuy nhiên trong trường hợp bé nhất định không hợp tác để bú bình các mẹ có thể nhỏ vài giọt sữa vào môi bé để kích thích bé yêu.
Chọn núm vú của bình phù hợp với bé yêu.
Núm vú của bình sữa có hình dáng giống như núm vú của các mẹ và có tác dụng dẫn dòng sữa từ bình vào miệng cho trẻ. Với mỗi bé ở độ tuổi khác nhau, tình hình sức khỏe, thể trạng khác nhau mà các mẹ cần tìm và chọn loại bình sữa khác nhau cho phù hợp. Ở đầu mỗi núm vú sẽ có một tia để dẫn sửa, tia càng lớn thì tốc độ chảy của sữa vào miệng trẻ càng nhanh, chính vì vậy trước khi cho bé tập bú bình các mẹ cần kiểm tra trước tốc độ chảy.
Ngoài ra chất liệu làm núm vú cũng rất quan trọng bởi đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp vào miệng, thông thường núm vú sẽ được làm bằng cao su và an toàn cho trẻ nhưng các mẹ cần sờ, ngửi để chắc chắn về chất lượng của núm vú. Trong quá trình cho bé bú bạn cần lưu ý các biểu hiện của trẻ để biết núm vú đang dùng có phù hợp với trẻ không.
Ví dụ như khi bé yêu có biểu hiện rất chăm chú mút hay có thái độ cáu gắt, bực tức thì rất có thể dòng sữa chảy vào quá chậm làm bé rất mất thời gian mà không đủ lượng sữa bú. Hay khi trẻ bú bình và phát ra tiếng kêu, tiếng rít thì có thể sữa đang bị chảy ra khóe miệng và dòng chảy của núm vú đang chảy khá nhanh. Khi bé có biểu hiện này bạn cần kiểm tra ngay vì nếu để lâu có thể sẽ khiến trẻ bị sặc.
Chọn núm vú cần phù hợp với độ tuổi, cân nặng, thể trạng của bé
Nghiêng bình sữa để núm vú luôn đầy sữa.
Khi bé yêu còn nhỏ và còn non nớt thì bạn cần cầm và đỡ bình sữa cho trẻ khi bú bình để tránh bình sữa bị rơi vào người bé, ngoài ra giữ đúng vị trí của bình sữa giúp sữa cung cấp cho bé liên tục và nhanh nhất. Hơn nữa trong quá trình bú bình bình sữa cần được nghiêng theo hướng đứng lên, điều này làm cho không khí không thể vào trong bình sữa của bé, bình sữa khi được cầm ngang để bé bú sẽ bị không khí lấp đầy làm bé bú sữa kèm không khí, điều này hoàn toàn không tốt cho bé yêu chút nào.
Cần lưu ý lượng sữa vừa đủ cho bé trong mỗi lần bú
Dung lượng của một bình sữa có rất nhiều mức độ, bạn nên chọn chiếc bình có dung tích phù hợp cho bé yêu, bởi mỗi lần bú trẻ không thể bú hết một bình đầy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bé yêu khi đã bú đủ lượng cần thiết thường ngủ thiếp đi hoặc trong nhiều trường hợp bé chưa bú đủ nhưng gặp một vài vấn đề khiến bé bỏ bú. Các mẹ cần lưu ý lượng sữa đủ cho bé trong mỗi lần bú điều này không những tránh gây lãng phí cho mẹ mà còn tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa ở trẻ.
Cần làm gì khi cho bé tập bú bình?
Khoảng thời gian đầu khi tập cho bé yêu bú bình các mẹ thường sẽ gặp một số khó khăn như việc bé không hợp tác và tiếp nhận bú bình. Tuy nhiên cũng có nhiều em bé “dễ tính” hơn khi dễ dàng và vui vẻ bú bình, điều này là rất mừng và đỡ vất vả cho các mẹ. Tuy nhiên các mẹ nên ghi nhớ một số điều khi cho bé tập bú bình sau đây:
- Các mẹ nên kết hợp cho bé bú bình và bú mẹ trừ những trường hợp bất khả kháng như mẹ bị mất sữa.
Các mẹ nên kết hợp cho bé bú mẹ và bú bình
- Khi cho bé bú bình nên áp bé vào ngực mẹ để bé có cảm giác như bú mẹ.
- Từ từ cho bé làm quen và tiếp nhận sữa, xem xét phản ứng của trẻ rồi mới tiếp tục thực hiện, khi trẻ có biểu hiện từ chối không muốn bú bình các mẹ nên cho bé thử vài giọt sữa trước để kích thích bé.
- Luôn theo dõi, quan sát và hỗ trợ trẻ khi đang bú bình, tuyệt đối không để một mình bé yêu cầm bình sữa để bú và đi chỗ khác, điều này rất nguy hiểm bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị sặc khi bú bình nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng bé.
- Cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ và phù hợp với độ tuổi, cân nặng của trẻ. Trẻ sơ sinh đặc biệt là những bé sinh non cần được cung cấp nhiều sữa hơn những trẻ bình thường. Tuy nhiên các mẹ cũng cần được tư vấn của các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định lượng sữa cũng như loại sữa cho bé yêu.
Những điều không được làm khi cho bé bú bình.
Trong quá trình cho bé tập và bú bình các mẹ cần biết một số nguyên tắc, một số vấn đề tuyệt đối không được làm nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như sau:
- Không hâm nóng bình sữa cho bé bằng lò vi sóng: nhiều người thường có thói quen sử dụng lò vi sóng bởi nó rất thuận tiện trong việc hâm nóng đồ ăn nhưng với trẻ em thì tuyệt đối không được dùng, và đặc biệt là hâm nóng sữa cho bé. Hơn nữa bình sữa khi đưa vào lò vi sóng có thể được làm nóng không đều làm trẻ dễ bị bỏng hay làm thay đổi, chuyển hóa chất dinh dưỡng trong sữa cho trẻ. Cách tốt nhất nếu bạn muốn hâm nóng sữa cho trẻ là ngâm bình sữa vào chiếc bát có nước nóng.
Các mẹ tuyệt đối không được hâm nóng bình sữa cho bé bằng lò vi sóng
- Không cho bé bú bình khi đang ngủ hoặc chuẩn bị ngủ: khi bú bình có nhiều bé sẽ ngủ thiếp đi mà miệng vẫn tiếp tục mút, điều này có thể khiến bé bị sặc bất cứ lúc nào. Do đó khi các mẹ cần theo dõi bé bú bình và khi thấy bé bắt đầu ngủ hay dừng việc bú bình của bé lại.
- Không tiết kiệm và dùng lại sữa: có nhiều trường hợp khi pha sữa cho bé bú bình các mẹ không ước chừng được lượng sữa vừa đủ cho bé làm thừa nhiều, bạn sẽ cảm thấy tiếc và giữ lại, cho vào tủ lạnh để hôm sau bé bú tiếp. Điều này là hoàn toàn sai lầm, các mẹ nên nhớ mỗi lần pha sữa chỉ sử dụng một lần cho bé nhé, lượng sữa dư thừa kia dù được bảo quản thế nào cũng sẽ không còn tốt, thậm chí là bị chuyển hóa thành một số chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cho bé.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
https://drcuaban.com/cach-cho-be-bu-binh/#Nguyen_tac_ve_sinh_khi_cho_tre_bu_binh
http://afamily.vn/nhung-dieu-me-can-biet-khi-lan-dau-cho-be-bu-binh-2013060311570276.chn
https://phunutoday.vn/6-luu-y-me-can-biet-khi-cho-be-bu-binh-d113294.html