Updated at: 26-04-2020 - By: admin

Mọc răng hàm khiến bé khó chịu, thường gây sốt khiến cha mẹ lo lắng. Vậy bạn có biết bé mọc răng hàm trong bao lâu? Cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những nỗi băn khoăn, thắc mắc cho các ông bố bà mẹ để giúp con yêu mau hết sốt mọc răng và sớm ổn định sức khỏe.

Các dấu hiệu nhận biết bé mọc răng hàm

Bé mọc răng hàm trong bao lâu là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ có con đang trong giai đoạn mọc răng. Thường thì thời điểm mọc răng hàm của mỗi bé là không giống nhau.

Trẻ mọc răng hàm trong bao lâuThời điểm mọc răng hàm của mỗi bé thường không giống nhau

 Răng hàm đảm nhiệm vai trò chính trong việc ăn uống, giúp trẻ nhai và nghiền nát thức ăn. Đây cũng chính là những chiếc răng to khỏe, có kích thước lớn nhất trên cung hàm của trẻ. Trẻ mọc răng hàm vào lúc đã ngừng bú bình, bắt đầu ăn bột và chuyển sang giai đoạn ăn dặm.

Thời điểm trẻ mọc răng hàm thông thường như sau:

  • Mọc răng hàm sữa nhỏ số 1 (còn gọi là răng cối nhỏ thứ nhất hoặc răng sữa số 4): Khi trẻ được khoảng 13 – 19 tháng tuổi.
  • Mọc răng hàm sữa nhỏ số 2 (còn gọi là răng cối nhỏ thứ hai hoặc răng sữa số 5): Khi trẻ được khoảng 23 – 33 tháng tuổi.
  • Mọc răng hàm cối lớn số 1 (còn gọi là răng vĩnh viễn số 6): Khi trẻ được 6 – 7 tuổi.
  • Mọc răng hàm cối lớn số 2 (còn gọi là răng vĩnh viễn số 7): Khi trẻ được 11 – 13 tuổi.
  • Mọc răng hàm cối lớn số 3 (còn gọi là răng vĩnh viễn số 8 hoặc răng khôn): Khi đến độ tuổi 17 – 25.

Ngoài ra, một số chiếc răng như răng số 4 và số 5 còn là răng sữa mai nay trẻ sẽ rụng đi và thay bằng răng vĩnh viễn. Độ tuổi mọc răng hàm vĩnh viễn ở trẻ như sau:

  • Chiếc răng hàm vĩnh viễn số 4 mọc khi bé được 9 – 11 tuổi.
  • Chiếc răng hàm vĩnh viễn số 5 mọc khi bé được 10 – 12 tuổi.
  •  Thông thường, cha mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu mọc răng hàm của trẻ như:
  • Dấu hiệu đặc trưng nhất khi trẻ mọc răng hàm đó là trẻ bị sưng lợi, nướu sưng và viêm tấy đỏ, đôi khi còn bị loét. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và thường hay quấy khóc, lười ăn, ăn uống kém. Khi mọc răng, cơ thể trẻ cũng thường mệt mỏi nhưng trẻ lại ít ngủ và khó chịu, hay cáu gắt do trong người có những “rối loạn” và thay đổi lớn.
  • Đa số trẻ mọc răng hàm còn bị chảy nhiều nước dãi, thích gặm, cắn, nhai mọi thứ đồ vật ở xung quanh do bị ngứa lợi.
  • Một số trẻ mọc răng hàm thường bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, như theo cách dân gian thường gọi đó là “tướt mọc răng”.
  • Trẻ mọc răng hàm thường sốt nhẹ. Cha mẹ khi đó không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể trẻ ở dưới 38,5 độ C. Thay vào đó, các mẹ hãy cho bé uống sữa, nước trái cây giải nhiệt và mặc quần áo dễ chịu, thoáng mát. Có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt và giảm đau nếu như trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.

Trẻ mọc răng hàm trên hay dưới trước?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ mọc răng hàm đầu tiên sẽ là chiếc răng số 4. Thông thường, bé sẽ mọc răng hàm trên trước vào trong khoảng thời gian từ 13 – 19 tháng tuổi. Sau đó là chiếc răng số 4 hàm dưới khi trẻ đã được 14 – 18 tháng tuổi.

Trẻ mọc chiếc răng hàm thứ 2 sẽ diễn ra ngay sau đó trong vòng 1 vài tháng nhưng sẽ ít đau đớn và các dấu hiệu cũng nhẹ nhàng hơn chiếc răng hàm số 4 đầu tiên rất nhiều.

Trẻ mọc răng hàm trong bao lâuThông thường, bé sẽ mọc răng chiếc răng số 4 ở hàm trên trước

 Nhưng trên thực tế, có nhiều trẻ có thể mọc răng hàm dưới trước, mọc đan xen giữa răng hàm trên cùng với răng hàm dưới. Thậm chí bé còn mọc 2 chiếc răng hàm dưới hoặc hàm trên cùng 1 lúc. Do vậy, nếu bé đang mọc răng hàm dưới trước thì cũng là điều hết sức bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Theo quy luật tự nhiên, sau khi đã mọc hết răng nanh và răng cửa, bé sẽ mọc răng hàm. Trong trường hợp bé yêu nhà bạn mọc răng hàm trước cả răng nanh hay răng cửa thì cần đưa bé đi khám vì đây là hiện tượng không bình thường.

Bởi lẽ, nếu trẻ mọc răng hàm trước thì khi răng cửa và răng nanh mọc lên sẽ có thể gây xáo trộn trật tự của hàm răng, khiến cho răng bị xô lệch và khấp khểnh.

Khi đó, bạn cần đưa bé đến nha sĩ để có thể theo dõi sát sao quá trình mọc răng cũng như tìm biện pháp can thiệp kịp thời. Vì có thể răng cửa và răng nanh của bé không chịu mọc hoặc bị mọc lệch, mọc ngầm rất nguy hiểm.

Bé mọc răng hàm trong thời gian bao lâu?

Để biết được các mốc thời gian bé mọc răng hàm trong bao lâu thì cha mẹ cần đặc biệt theo dõi và nắm vững để từ đó có chế độ chăm sóc, quan tâm điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé phù hợp. Quá trình mọc răng hàm diễn ra trong suốt giai đoạn trưởng thành của bé (trung bình từ khi bé được 13 tháng tuổi cho đến 25 tuổi), bắt đầu mọc từ răng hàm số 4 đến chiếc răng hàm số 8.

Một số trường hợp rất đặc biệt đó là đến 30 tuổi vẫn còn mọc răng hàm số 8, thậm chí còn lâu hơn nữa.

Mọc răng hàm ở trẻ bình thường sẽ mất khoảng 8 ngày, bao gồm 4 ngày trước và 4 ngày sau khi răng mọc lên, đi xuyên qua nướu. Để những chiếc răng hàm mọc đầy đủ phát triển thì cần phải mất vài tháng. Riêng chiếc răng số 8 mọc thì cứ 1 tháng lại nhú lên 1 vài lần và kết thúc quá trình mọc răng số 8 có thể mất tới vài năm.

Trẻ sốt mọc răng hàm trong bao lâu?

Răng hàm là những chiếc răng có kích thước lớn và cứng chắc nhất của trẻ, nên khi mọc răng hàm bé có thể sẽ cảm thấy đau đớn hơn những chiếc răng còn lại. Một số trẻ có sức đề kháng yếu còn có thể kèm theo một số dấu hiệu mọc răng khó chịu như: sốt cao, biếng ăn, cáu gắt, phát ban,…

Trẻ bị sốt do mọc răng hàm là một hiện tượng sinh lý, do đó thường sẽ tự hết sau 7  8 ngày sau khi chiếc răng đã nhú lên. Về bản chất, quá trình mọc răng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây sốt, mà chính là do nướu răng của bé bị rách, cọ xát vào gây đau.

Trẻ mọc răng hàm trong bao lâuTrẻ mọc răng hàm sẽ khó chịu, sốt cao, biếng ăn, cáu gắt, phát ban,…

 Tình trạng cọ xát còn khiến cho trẻ ngứa ngáy, nên trẻ thường hay cho tay hoặc lấy các vật dụng khác cọ vào miệng để làm giảm tình trạng khó chịu. Việc này vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại như vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng,… xâm nhập vào cơ thể.

Từ đó, gây viêm nhiễm xung quanh khu vực nướu bị tổn thương. Để chống lại nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ gây ra phản xạ tự nhiên là sốt, đây được xem là 1 cơ chế có lợi cho trẻ.

Thường thì khi đã hết sốt, trẻ sẽ bị sốt trở lại sau đó vài tuần hoặc sau 1 tháng. bởi vì trẻ không chỉ mọc 1 chiếc răng hàm mà chúng mọc thành nhiều đợt, từng cái cách nhau.

Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải tình trạng sốt nóng kéo dài, sốt cao trên 39 độ C thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm một số bệnh khác. Cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng xử lý, điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng hàm?

Sốt mọc răng là phản xạ có lợi, do đó các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng hay can thiệp nhiều. Chỉ khi tình trạng này gây khó chịu cho trẻ thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

Đo nhiệt độ trên cơ thể bé: Nếu dưới 38 độ C chỉ là sốt nhẹ, cha mẹ không cần phải làm gì ca. Trên 38 độ C được xem là sốt vừa, nên sử dụng một vài biện pháp như chườm khăn ấm để giảm sốt cho trẻ. Tuyệt đối không lau người cho trẻ bằng nước quá nóng, nhưng nước quá lạnh cũng không được nhé.

Nếu nhiệt độ cao trên 39 độ C kèm tình trạng ngủ li bì hay co giật thì bé cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để tránh các biến chứng có hại cho trẻ như thiếu oxy não, thậm chí là tổn thương các tế bào thần kinh.

Với trẻ còn bú thì nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc có thể vắt sữa ra để bón cho trẻ ăn bằng thìa.

Bổ sung thật nhiều nước lọc cho trẻ, trường hợp trẻ không chịu uống nước lọc, có thể lấy bông thấm nước đắp quanh miệng để tránh tình trạng trẻ bị khô môi, khô họng.

Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách thường xuyên lau chùi vùng miệng, chải răng sạch sẽ. Tốt nhất, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để cho trẻ súc miệng.

Trẻ mọc răng hàm trong bao lâuGiữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên 

 Không để trẻ tiếp xúc gần với các vật có cạnh sắc, tránh tình trạng trẻ sẽ ngậm, cắn đồ vật, gây tổn thương ở nướu lợi của trẻ.

Có thể cho trẻ uống Paracetamol với liều lượng từ 10  15 mg/ kg cân nặng để giúp giảm đau và hạ sốt cho trẻ. Bổ sung thêm khoáng chất như canxi và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

Đưa trẻ đến nha sĩ để thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. Như vậy sẽ giúp mẹ theo dõi quá trình mọc răng của trẻ tốt hơn, từ đó có phương pháp điều trị, khắc phục sớm đối với các vấn đề răng miệng của trẻ.

Kết luận

Trẻ mọc răng hàm thường bị sốt, bỏ ăn, quấy khóc,… khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng và băn khoăn không biết bé mọc răng hàm trong bao lâu. Bên cạnh đó có một số trường hợp, trẻ sốt cao nhưng do bị một số bệnh khác mà không phải là do mọc răng. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi, tìm hiểu và phân biệt rõ tình trạng sốt mọc răng hàm ở trẻ với các căn bệnh khác nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://bottamnhanhung.vn/bemocranghamtrongbaolauthixong
  • https://niengrangdep.net/dauhieutremocrangham.html
  • https://www.webmd.com/oralhealth/guide/dentalhealthyourchildsteeth#1

 

5/5 - (1 vote)