Bệnh bạch biến ở trẻ em có phải căn bệnh nguy hiểm? Bệnh có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến cho trẻ là gì? Cần chăm sóc và điều trị cho trẻ bị bạch biến ra sao?
Đây là những câu hỏi rất thường thấy ở các mẹ bỉm trong quá trình tìm hiểu về bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ. Nếu bệnh bạch biến đang là mối quan tâm của bạn, Healthyblog.net mời bạn xem qua bài viết sau đây của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc của mình nhé!
1. Bệnh bạch biến ở trẻ em là gì?
Bệnh bạch biến không phải căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên tên gọi này vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều mẹ bỉm. Thế thì bệnh bạch biến là gì?
Bạch biến là một căn bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh sẽ khiến cho làn da của bé bị mất màu từng đốm hay theo từng mảng. Nguyên nhân là do tế bào sản sinh ra sắc tố da melanocytes gặp trục trặc nên đã khiến cho sắc tố melanin bị mất đi. Bạch biến ở trẻ sơ sinh thường thấy nhất là ở mặt sau bàn tay hoặc ở mặt và nách bé.
Hiện nay, bệnh bạch biến được chia thành 03 loại phổ biến nhất:
- Bạch biến khu trú: Đây là dạng bạch biến xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên các vùng da.
- Bạch biến lan tỏa: Bạch biến xuất hiện ở hai bên cơ thể đối xứng và có thể lan rộng.
- Bạch biến đứt đoạn: Ở dạng này, các đốm trắng chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể và có thể lan sang các vùng da khác.
Bệnh bạch biến rất dễ bị nhầm lẫn với lang beng và chàm sữa, tuy nhiên nếu để ý kỹ thì bạn sẽ nhận ra những khác biệt rất rõ ở căn bệnh này.
2. Tại sao bé bị bệnh bạch biến?
Tại sao trẻ bị bạch biến? Đây là câu hỏi lớn đối với tất cả các mẹ bỉm có con mắc phải căn bệnh không mong muốn này. Thật ra, cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị bệnh bạch biến. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này hơn ở trẻ nhỏ, sau đó là một số yếu tố tác động khiến trẻ dễ mắc và khởi phát bệnh.
a. Thứ 1: Do di truyền
Bạch biến được xác định là căn bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Khảo sát cho thấy, nếu ba mẹ bị bệnh bạch biến thì khả năng con sinh ra cũng mắc bệnh này chiếm 30%. Vì vậy, nếu bạn mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ bé yêu cũng mắc phải bệnh này sẽ cao hơn.
b. Thứ 2: Do khí hậu
Khí hậu cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh. Vì khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là khi khí hậu lạnh khô là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển và rất dễ xâm hại vào cơ thể bé dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn.
c. Thứ 3: Hệ miễn dịch suy yếu
Nhiều chuyên gia cho rằng trẻ có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ mắc phải bệnh bạch biến hơn những trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì khi hệ miễn dịch suy yếu có thể làm phá vỡ các tế bào sắc tố melanin dẫn đến việc bé bị bạch biến.
d. Thứ 4: Trẻ không được chăm sóc đúng cách
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đòi hỏi người chăm phải có kiến thức, kỹ năng và chăm sóc bé thật cẩn trọng. Cách chăm sóc bé cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn như bé không được vệ sinh sạch sẽ dễ khiến các vi khuẩn, virus xâm hại gây tổn hại da.
e. Thứ 5: Trẻ mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng
Bệnh bạch biến được nhận định là có liên quan đến bệnh rối loạn chức năng gan hay bé bị tuyến giáp, bị thiếu máu trầm trọng dẫn đến khả năng bị bệnh bạch biến.
f. Thứ 6: Trẻ tiếp xúc với các chất độc hại
Làn da của trẻ sơ sinh vốn mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Trẻ tiếp xúc với các chất độc hại cũng có thể dẫn đến việc bé bị bệnh bạch biến.
Như vậy, bệnh bạch biến ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau tác động đến. Thế nên các mẹ bỉm cần trang bị cho mình kiến thức phòng ngừa bệnh và chăm sóc trẻ đúng cách.
3. Dấu hiệu trẻ bị bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là một bệnh da liễu rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh da liễu khác. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh có thể gặp khó khăn nếu như bạn không cung cấp các dấu hiệu bệnh, tiền sử bệnh đầy đủ cho các chuyên gia bác sĩ.
Nhận biết bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả. Thế thì dấu hiệu bạch biến ở trẻ sơ sinh là gì? Bạn có thể nhận biết bệnh bạch biến ở bé thông qua một số triệu chứng sau đây:
- Bé xuất hiện những đốm trắng hoặc mảng trắng khác hẳn với vùng da bình thường.
- Tại vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện những chấm màu nâu.
- Khi quan sát sẽ thấy lông hay tóc trên vùng da bị bạch biến cũng sẽ chuyển sang màu trắng.
- Một số trường hợp bé bị bạch biến còn có triệu chứng tóc bạc màu, môi bị mất màu,…
Nếu nhận thấy các biểu hiện bệnh ở bé như trên, bạn không nên chủ quan mà cần sớm đưa bé đến bệnh viện da liễu để thăm khám nhé.
4. Bệnh bạch biến ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Bệnh bạch biến vốn là căn bệnh lành tính, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ có thể an tâm rằng trẻ bị bạch biến vẫn có thể có phát triển thể chất và trí tuệ một cách bình thường như những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, bệnh bạch biến rất dễ tái phát sau điều trị, vùng da tổn thương dễ lan rộng nên bé bị bạch biến sẽ bị ảnh hưởng về yếu tố tâm lý. Khi đó, các bé rất dễ bị tự ti, mặc cảm về ngoại hình của mình. Chính vì vậy, việc sớm phát hiện ra triệu chứng bệnh để đưa con đi thăm khám và điều trị chính là vấn đề cực kỳ quan trọng mà các bậc phụ huynh cần giúp đỡ con.
5. Điều trị bệnh bạch biến có khó không?
Chắc chắn không đứa trẻ nào muốn nhìn thấy sự khác biệt màu da cách bất thường của mình đối với các bạn bè khác. Và chắc chắn không bậc phụ huynh nào lại muốn thấy con mắc phải căn bệnh này. Đó là lý do vì sao nhiều bậc làm cha làm mẹ khổ sở tìm cách chữa bệnh bạch biến cho trẻ em.
Bệnh bạch biến được nhận định là căn bệnh khó trị ở trẻ nhỏ và cho đến hiện nay vẫn chưa có cách để trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, mẹ đừng quá bi quan vì bệnh có thể được khắc phục bằng một số cách sau:
- Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bị bạch biến
- Ghép da cho bé
- Quang hóa trị liệu
- Công nghệ PTC
- Phục hồi cân bằng tế bào Đông Tây
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chăm sóc trẻ bị bạch biến để giảm nguy cơ bệnh lan rộng bằng một vài cách sau đây:
- Sử dụng kem chống nắng cho bé: Cách này giúp hạn chế tình trạng để lại sẹo do da tiếp xúc với tia cực tím. Tuy nhiên, mẹ cần chọn loại kem chống nắng chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho da bé nhé.
- Bôi thuốc: Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ về việc dùng thuốc bôi để trị bệnh bạch biến cho bé.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Như đã đề cập ở trên, hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, bé bị bệnh bạch biến cần tăng cường hệ miễn dịch bằng các loại thực hoặc thuốc điều hòa miễn dịch.
Mẹ hãy cùng với các chuyên gia bác sĩ giúp đỡ bé yêu đang bị bệnh bạch biến. Chắc chắn, bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh có thể được đẩy lùi nếu như trẻ được điều trị và chăm sóc đúng cách.
6. FAQ – Giải đáp các thắc mắc liên quan
Xoay quanh bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ, có rất nhiều thắc mắc liên quan vì bậc phụ huynh nào cũng mong muốn chăm con đúng cách. Mẹ bỉm cùng theo dõi tiếp các chia sẻ của Healthyblog.net để chăm con đúng cách nhé.
a. Phòng bệnh bạch biến cho trẻ như thế nào?
Vì không ai mong muốn nhìn thấy con yêu mắc phải bệnh bạch biến gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ này. Đó là lý do mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con từ bây giờ.
- Chăm sóc trẻ đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, thường xuyên lau mồ hôi cho bé,.. sẽ ngăn ngừa bệnh bạch biến cho bé.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường các loại thực phẩm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là cách để ngăn ngừa bệnh bạch biến cho bé.
- Khi trẻ ra ngoài, cần che chắn trẻ kỹ lưỡng vì tia UV có thể gây hại cho da và tăng nguy cơ khiến bệnh bạch biến ở trẻ em xuất hiện.
- Mẹ có thể chọn dùng các loại kem chống nắng và kem dưỡng da chuyên dùng để chăm sóc da bé được khỏe mạnh.
Ngoại trừ yếu tố di truyền, việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp phòng bệnh bạch biến rất hiệu quả nên mẹ cần lưu ý nhé.
b. Trẻ bị bạch biến nên kiêng ăn gì?
Khi phát hiện bé bị bệnh bạch biến, mẹ cũng hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho con nhé. Vì chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh và cũng có thể khiến bệnh trở nặng. Thế thì bé bị bệnh bạch biến nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm chứa nhiều gluten có thể khiến bệnh bạch biến lan rộng. Thế nên mẹ cần kiêng lúa mì, yến mạch trong thực đơn của bé.
- Nước ngọt có gas thường được lòng các em nhỏ, tuy nhiên đây là loại nước uống mà trẻ bị bệnh bạch biến cần kiêng. Thậm chí, dù bé không bị bệnh thì đây cũng là loại nước uống không tốt cho sức khỏe mà mẹ nên hạn chế cho bé.
c. Trẻ bị bạch biến nên ăn gì?
Bạch biến ở trẻ sơ sinh nên ăn gì? Đây cũng là một thắc mắc nhận được sự quan tâm của các mẹ bỉm. Khi bé bị bạch biến, mẹ hãy bổ sung các thực phẩm sau cho con nhé:
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, nước chanh, dâu, nho… sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, B1, B6 như cá hồi, bông cải, đậu xanh,.. cũng rất tốt cho trẻ bị bạch biến.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa,… cũng là thực phẩm mẹ cần bổ sung vào menu ăn dặm của bé.
- Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, thịt lợn,… cũng nên được mẹ chú trọng bổ sung cho bé.
Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện, ngăn ngừa bệnh nặng và hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến hiệu quả hơn cho bé.
Healthyblog.net tin rằng với những chia sẻ về bệnh bạch biến ở trẻ em như trên sẽ giúp mẹ có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc bé yêu cách tốt nhất. Bệnh bạch biến ở bé chắc chắn có thể được khắc phục nếu mẹ sớm nhận biết bệnh để giúp con yêu được điều trị sớm đúng cách.