Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là bệnh gì?
Những ai thường mắc phải bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)?
Bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết các ca mắc bệnh đều nằm trong khoảng độ tuổi từ 16 – 30 và 60 – 80. Bệnh ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, ở trẻ em, các bé trai chiếm phần lớn số ca mắc bệnh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là gì?
Cũng như các triệu chứng của các bệnh viêm đường ruột khác, các dấu hiệu của bệnh Crohn là:
- Chán ăn và sụt cân;
- Tiêu chảy;
- Đau bụng dưới;
- Viêm loét đường ruột;
- Có máu trong phâ
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như:
- Sốt;
- Mệt mỏi;
- Viêm ở khớp, da hoặc mắt;
- Viêm gan hoặc viêm ống dẫn mật;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Đổ mồ hôi vào ban đê
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh Crohn, đặc biệt là:
- Đau bụng;
- Có máu trong phân;
- Tiêu chảy kéo dài không tự khỏi trong 3 ngày;
- Sốt kéo dài hơn một hoặc hai ngày không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là gì?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm ruột từng vùng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh viêm ruột từng vùng có mối liên hệ với các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và kém vệ sinh có thể tạo điều kiện cho bệnh Crohn phát triể
- Hệ miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch suy yếu, virus hoặc vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công đường ruột.
- Gen di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh Crohn sẽ tăng cao nếu người thân trong gia đình bạn đã bị tình trạng này.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)?
Bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn nếu bạn:
- Hút thuốc lá;
- Nghiện rượu bia;
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Sống ở vùng có nguồn nước bị ô nhiễm;
- Có người thân trong gia đình đã từng bị bệnh Crohn.
Đường lây truyền bệnh Crohn
Bệnh Crohn không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Crohn
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn bao gồm:
- Tuổi tác. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất là khoảng 30 tuổi.
- Chủng tộc. Mặc dù bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm chủng tộc nào, nhưng người ta thấy rằng người da trắng và người gốc Đông Âu (Ashkenazi) có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh Crohn đang gia tăng ở những người da đen sống ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh.
- Tiền sử gia đình. Có đến 1/5 người mắc bệnh Crohn có thành viên gia đình mắc bệnh này.
- Hút thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và quan trọng nhất để phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ người bệnh phải phẫu thuật cao hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid.
- Nếu người bệnh sống ở khu vực thành thị hoặc công nghiệp, có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh Crohn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm chế biến sẵn đóng một vai trò quan trọng khiến nguy cơ mắc bệnh Crohn tăng lên.
Phòng ngừa bệnh Crohn
Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy bất lực khi đối mặt với bệnh Crohn. Nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát.
Chế độ ăn
Không có bằng chứng chắc chắn rằng những gì người bệnh đã ăn là nguyên nhân dẫn tới bệnh Crohn. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nếu phát hiện ra một số thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát thì người bệnh nên loại bỏ chúng. Dưới đây là một số gợi ý có thể hiệu quả:
- Hạn chế các sản phẩm sữa.
- Hãy thử các loại thực phẩm ít chất béo
- Hạn chế chất xơ như trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Nếu trái cây và rau sống khiến người bệnh khó chịu, hãy thử hấp, nướng hoặc hầm chúng.
- Tránh các thực phẩm như thực phẩm cay, rượu và caffeine có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn tồi tệ hơn.
Các biện pháp ăn kiêng khác
- Ăn nhiều bữa nhỏ.
- Uống nhiều chất lỏng. Cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước là tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí gas gây chướng bụng.
- Cân nhắc sử dụng vitamin tổng hợp. Do bệnh Crohn cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và vì chế độ ăn uống của người bệnh có thể bị hạn chế thì việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất thường hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn và một khi bạn mắc bệnh, hút thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn. Những người mắc bệnh Crohn hút thuốc có nhiều khả năng tái phát, cần sử dụng nhiều thuốc và phẫu thuật lặp lại. Bỏ hút thuốc có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của đường tiêu hóa cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh Crohn, nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tránh được căng thẳng, người bệnh có thể tìm hiểu các cách giúp quản lý tình trạng căng thẳng như:
- Tập thể dục.
- Phản hồi sinh học (Biofeedback).
- Thường xuyên thư giãn và tập thở.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)?
Hiện nay không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm các triệu chứng, kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp này có thể bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Nếu chỉ bị tiêu chảy nhẹ, bạn có thể bổ sung nước và dung dịch Oresol cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh mất nước và suy dinh dưỡng.
Nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng và không khỏi sau 3 ngày, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm như corticosteroids, thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine và mercaptopurine, thuốc kháng sinh như ciprofloxacin và metronidazole. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định và hướng dẫn bạn sử dụng viên bổ sung vitamin, thuốc bổ sung canxi, sắt, vitamin D. Bạn có thể phải dùng thuốc giảm đau nếu xuất hiện cơn đau nghiêm trọng.
Nếu việc sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng lành mạnh không thể giúp bạn kiểm soát bệnh Crohn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)?
Để chẩn đoán bệnh Crohn, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Thử máu hoặc thử phân: thử máu hoặc thử phân có thể giúp bác sĩ tìm ra các dấu hiệu nhiễm trù
- Thủ thuật: nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma, chụp CT, chụp MRI (cộng hưởng từ).
Các phương pháp trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác liệu bạn có mắc bệnh Crohn hay không, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp tôi hạn chế diễn tiến của bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)?
Để kiểm soát tốt bệnh Crohn, bạn cần duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh;
- Luôn vận động và tập luyện thể thao;
- Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: