Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Từ lâu chúng ta đã nghe đến cái tên uốn ván, một loại bệnh không phải do truyền nhiễm từ người này sang người khác mà phát sinh khi chúng ta chẳng may bị thương. Vậy những con vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván này có hình dạng thế nào, chúng thường sống ở đâu, có thể diệt bằng cách thông thường như dùng thuốc không và liệu chúng ta có thể làm gì khi chẳng may mắc bệnh uốn ván.

Uốn ván là bệnh gì?

Bệnh uốn ván có một tên gọi khác là bệnh phong đòn gánh. Bệnh này do Clostridium tetani, một loại vi khuẩn uốn ván, xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn uốn ván sẽ phóng ra chất độc gây tổn thương thần kinh và làm ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Phần mà người bệnh có thể cảm thấy rõ nhất chính là các cơ.

Khi bị trúng độc từ vi khuẩn, các cơ sẽ trở nên cứng đơ và gây ra triệu chứng tê liệt. Nếu không kịp thời phát hiện sớm thì người bệnh có thể bị ngừng thở và tử vong. Căn bệnh uốn ván này không lây từ người qua người mà chúng ta chỉ mắc phải khi bị thương và không được tiêm phòng đầy đủ.

Uốn Ván Là GìVết thương chính là lối đi chính của vi trùng uốn ván vào trong cơ thể

Virus uốn ván như thế nào

Vi khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani, thuộc loại trực khuẩn kị khí. Uốn ván có hình dạng mỏng và hơi cong. Nhưng chúng sẽ chuyển thành dạng chỉ và bắt được màu khi Gr (+) khi được nuôi cấy trong môi trường đặc. Còn một đặc điểm khác của uốn ván mà nếu nhìn qua kính hiển vi chúng ta có thể thấy chính là chúng có lông (cũng có một số khác không lông nhưng chủ yếu là chủng có lông) và di chuyển nhanh trong môi trường kỵ khí.

Đến khi gặp được điều kiện không thuận lợi, nha bào sẽ được sinh ra từ vi khuẩn uốn ván với hình dạng to hơn phần thân của vi trùng nên nhìn chúng như đinh ghim. Tùy vào nhiệt độ nha bào sẽ được tạo ra nhanh hay chậm. Nếu là trong điều kiện canh thang có huyết thanh và không có glucoza thì lượng nha bào xuất hiện sẽ tăng cao.

Uốn Ván Là GìĐây là hình dạng của loại vi khuẩn uốn ván khi chúng sinh ra nha bào

Vi trùng uốn ván sống ở đâu?

Cũng giống như các vi sinh vật khác, vi trùng uốn ván có ở mọi nơi trên trái đất. Chúng có thể ở trong đất, cát, bụi, phân trâu bò, ngựa, trên gia cầm, cống rãnh, trên các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như dao, kéo…, các dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh. Con đường duy nhất giúp uốn ván vào được cơ thể người chính là vết thương. Việc tiếp xúc với những thứ kể trên khi trên người có chỗ bị thương sẽ tạo điều kiện cho vi trùng uốn ván xâm nhiễm.

Có thể mọi người sẽ nghĩ tới việc dùng các loại thuốc khử khuẩn quanh ngôi nhà của mình để diệt vi trùng này nhưng việc này là hoàn toàn không có khả thi. Bởi vi trùng uốn ván vẫn có thể sống bình thường trong môi trường qua nhiều năm dù có mùi thuốc diệt khuẩn xung quanh. Tuy vậy, vẫn có điều kiện khiến chúng có thể bị tiêu diệt. Đó là môi trường nước sôi 30 phút và môi trường dung dịch sát khuẩn 20 phút.

Dấu hiệu khi mắc bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván thường sẽ xảy ra các trường hợp là uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ và uốn ván sơ sinh. Trong ba loại này thì uốn ván toàn thân và uốn ván sơ sinh là gặp nhiều nhất và uốn ván cục bổ thì rất ít trường hợp mắc phải.

  • Uốn ván toàn thân

Với trường hợp uốn ván toàn thân, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng căng cứng cơ ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay, đùi cùng các cơn co giật rất đau. Các cơn co giật này có thể mạnh hoặc nhẹ tùy vào mức độ mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu phát hiện lúc mới phát bệnh thì có thể lúc này bệnh vẫn còn nhẹ và chỉ làm cơ co cứng cùng vài cơn co giật. Nếu ở mức độ vừa thì hàm của người bệnh sẽ cứng lại gây tình trạng khó nuốt.

Còn với mức độ nặng, các cơn co giật sẽ ngày càng dữ dội hơn và dẫn tới ngưng thở. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy được cơ mặt của người bị uốn ván nhăn lại. Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sau 7 ngày kể từ khi người bệnh bị thương. Còn uốn ván cục bộ thì chỉ xảy ra hiện tượng căng cứng ở các cơ gần vết thương.

Uốn Ván Là GìTriệu chứng khó nuốt khi bị bệnh uốn ván

  • Uốn ván sơ sinh

Uốn ván sơ sinh này chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mới bị uốn ván, ta có thể thấy trẻ cố gắng há miệng to nhưng không thể, thường quấy khóc, bỏ bú, miệng cứ để chúm chím hoặc có bé không thể bú sữa dù rất đói. Lúc đầu, trẻ có các hiện tượng này nhưng về sau càng nặng hơn và xuất hiện các triệu chứng co giật và cứng cơ. Cũng như uốn ván toàn thân, uốn ván sơ sinh cũng sẽ có co cơ mặt, cổ, chân, tay, lưng và thành bụng.

Ngoài ra, tư thế của trẻ sẽ bị thay đổi với người ưỡn cong, cổ ngả ra sau, hai cánh tay khép chặt vào thân, hai chân duỗi thẳng, tay trẻ có thể sẽ nắm chặt và sùi bọt mép. Hơn nữa, khi có bất cứ tác động bên ngoài nào kích thích vào như đụng vào trẻ, ánh sáng, tiếng động… đều trở thành chất xúc tác khiến trẻ lên cơn co giật.

Thêm vào đó, bệnh uốn ván còn ảnh hưởng tới đường hô hấp rất nghiêm trọng. Khi đang phải trải qua tình trạng co cứng, co giật thì cũng là lúc việc hít thở thông thường bị ngưng trệ. Vấn đề này là do thanh quản cũng trong triệu chứng co thắt. Chính vì điều này, oxy được cung cấp cho sự thở bị thiếu hụt khiến mặt mày, môi tím xanh, tim đập thất thường và không liên tục.

Lúc này, để duy trì cho việc thở, các biện pháp như cấp cứu hô hấp, thổi ngạt, bóp bóng hô hấp sẽ được sử dụng. Nếu như không nhanh chóng đưa bệnh viện cấp cứu từ sớm, trẻ có thể sẽ tử vong. Còn nếu kịp thời chữa trị thì phải mất hơn một tháng, hiện tượng co cứng ở trẻ mới chấm dứt và phải mất thêm một thời gian nữa trẻ mới có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh uốn ván?

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị uốn ván là do sự xâm nhập và sinh sôi nảy nở của vi trùng uốn ván lên các vết thương. Các vết thương này xuất hiện có thể là từ việc chạy nhảy, vui đùa quá đà của trẻ; trẻ bị uốn ván rốn sơ sinh có sự xâm nhập của vi trùng uốn ván vì khi cắt rốn không đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn; bị thủng màng nhĩ do ngoáy tai; các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích không được vô trùng. Chính những sự bất cẩn này đã góp phần “tiếp tay” cho uốn ván. Khi đã vào được bên trong cơ thể, vi trùng uốn ván sẽ giải phóng độc tố và bám ngay vào các sợi thần kinh. Từ đó lan sang các bộ phận khác như tủy, não, cơ… và gây nên chứng co giật nghiêm trọng.

Uốn ván có chữa được không?

Nhiều người có lẽ sẽ thắc mắc rằng bệnh uốn ván này nguy hiểm đến như vậy thì liệu có cách chữa trị nào hay không. Câu trả lời là có nhưng phải trong trường hợp người thân phát hiện kịp để đưa đi cấp cứu. Nếu để chậm trễ, bệnh nhân có thể suy giảm hô hấp, sau đó tim ngừng đập và tử vong. Khi đã được đưa đi bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác khám cần thiết và định bệnh. Khi đã chắc chắn được đây là do uốn ván, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng. Sau một thời gian, tình trạng bị nhiễm trùng có khả quan, sẽ tiến hành tiêm ngừa uốn ván.

Tuy rằng khi bị uốn ván vẫn có thể điều trị được nhưng để trị hoàn toàn dứt điểm sẽ cần một thời gian dài cho quá trình chống nhiễm trùng, giảm bớt độc tố uốn ván và vật lý trị liệu cho các cơ bị cứng trước đó. Không những vậy chi phí sẽ không hề rẻ chút nào để chi trả cho toàn bộ quá trình từ khi bị bệnh đến lúc khỏi hẳn. Vì thế, mẹ vẫn nên đưa trẻ đi tiêm phòng uốn ván từ sớm và đầy đủ liều lượng, đúng lịch. Bên cạnh đó, khi có vết thương cần xử lý cẩn thận, luôn giữ sạch sẽ, thường xuyên thay băng. Có như vậy, sức khỏe của trẻ mới được đảm bảo không bị uốn ván.

Cần làm gì khi bị bệnh uốn ván và cách phòng ngừa

Khi mẹ thấy trẻ có những biểu hiện co cứng, co giật, tư thế bất thường thì cách tốt nhất chính là đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ cấp cứu kịp thời để giữ tính mạng. Tuy thế, cha mẹ vẫn nên tránh tình trạng này xảy ra vì nó có thể gây nguy hiểm cho con. Thay vào đó, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh:

  • Thực hiện tiêm phòng định kỳ, tiêm đủ số mũi (nên bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ)

Tổng Hợp Vấn Đề Liên Quan Đến Bệnh Uốn Ván Mà Mẹ Nên Biết 1Tiêm phòng vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh

  • Khi trẻ bị thương, mẹ cần nhanh chóng rửa lại vết thương bằng xà phòng cùng nước sạch để ngăn việc nhiễm trùng có thể xảy ra
  • Thường xuyên thay băng gạc, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, hoại tử
  • Có thể dùng thuốc bôi ngoài da để giúp vết thương mau lành
  • Khi thấy triệu chứng nhìn giống bệnh uốn ván, cần đưa trẻ đi cấp cứu lập tức

FAQ – Câu hỏi liên quan:

Tiêm uốn ván bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Loại trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetan) có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng sinh sôi và tồn tại của nó rất mạnh, rất khó tiêu diệt. Chính vì vậy, tiêm uốn ván khi mang thai là một trong những mũi tiêm bắt buộc phải có để phòng ngừa uốn ván cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Đây là phương pháp phòng ngừa 1 cách chủ động, an toàn và không tốn kém quá nhiều chi phí.

Uốn VánTiêm phòng uốn ván không hề ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vacxin uốn ván cho bà bầu lựa chọn: vắc-xin ngừa uốn ván đơn thuần, và vắc-xin kết hợp phòng ngừa “3 trong 1” (uốn ván, bạch hầu, ho gà). Mặc dù biết rằng việc tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là rất cần thiết, tuy nhiên nhiều người vẫn mang tâm lý lo sợ sẽ vắc xin uốn ván có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước vắc xin phơi nhiễm để tạo kháng thể cho mẹ để tránh việc lây nhiễm trực khuẩn Clostridium tetan khi chuyển dạ. Đồng thời, kháng thể này có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa việc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Chính vì vậy, việc tiêm uốn ván trong thời kỳ mang thai không những không có ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

Biểu hiện có thể có sau khi tiêm phòng uốn ván ở bà bầu và trẻ nhỏ

Sau khi tiêm phòng, bà bầu có thể gặp các tình trạng như có quầng đỏ, sưng, ngứa ở chỗ tiêm, có thể sẽ bị sốt đến 38-39 độ C. Có trường hợp tuy không hay gặp nhưng vẫn có thể xảy ra là ở chỗ tiêm uốn ván bị nổi hạch lên. Cũng có thể mẹ sẽ bị thâm nhiễm vùng tiêm. Tuy nhiên, các hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Với các tình trạng kể trên, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 ngày hoặc bà bầu có thể sử dụng cách chườm đá, băng ép lạnh để chữa khỏi chúng.

Đối với trường hợp là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm phòng, các bé cũng có thể có các biểu hiện của sốt, mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn hơn, không năng nổ chơi đùa như trước, đường ruột gặp vấn đề tiêu chảy và sẽ quấy khóc liên tục. Lúc này, để giúp trẻ khá hơn mẹ sẽ cần thực hiện các chế độ ăn uống bổ sung cần thiết cho trẻ. Khi đã khỏe hơn, trẻ sẽ lại vui vẻ và nô đùa như trước.

Tiêm Uốn Ván Kiêng GìTrẻ có thể bị tình trạng sốt sau tiêm ngừa uốn ván

Xem thêm:

Tiêm Uốn Ván Phải Kiêng Gì, Những Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

Chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không?

Trong mỗi lần tiêm bạn sẽ cần tiêm hết trong 4 đợt, mỗi đợt chỉ cách nhau vài tháng. Sau khi chích hết các mũi cần thiết như vậy. Người được tiêm mới có thể an tâm mình sẽ không bị uốn ván trong một thời gian dài. Nên nếu chỉ thực hiện chích ngừa một trong bốn đợt hay đợt chích đợt không và không theo lịch trình thì bệnh vẫn có thể tự nhiên tìm đến. Tuy nhiên, loại kháng thể được tạo ra từ huyết thanh và vắc xin không phải là mãi mãi mà nó chỉ tối đa trong thời hạn 10 năm.

Sau 10 năm, các kháng thể đã từng bảo vệ người bệnh đã không còn nữa. Do đó, lúc này người từng tiêm phòng phải đi tiêm lại lần nữa. Cứ thực hiện tiêm phòng cách 10 năm như vậy vài lần thì tự nhiên trong cơ thể sẽ được sản sinh ra một loại kháng thể miễn dịch uốn ván suốt đời. Khi đó, dù bạn không tiêm phòng thêm nữa thì bạn vẫn không bị bệnh. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi người bệnh tiêm phòng đầy đủ. Cho nên với vấn đề có phải chích ngừa uốn ván lại khi đã từng chích ngừa uốn ván trước rồi không thì câu trả lời rõ ràng là có rồi.Chích Uốn Ván Có Tiêm Lại

Xem thêm:

Chích Ngừa Uốn Ván Rồi Có Cần Chích Lại Không? BS Trả Lời

Kết luận

Vì uốn ván rất là nguy hiểm và tỷ lệ người có thể sống sót được với nó là rất thấp nên mọi người trong gia đình nên phòng ngừa bằng cách đi tiêm phòng vắc xin chống uốn ván, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc ngăn ngừa bệnh từ sớm sẽ giúp bệnh uốn ván không phát sinh và tránh phải đối mặt với những biến chứng, rủi ro từ căn bệnh “thần chết” này.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Nên Xử Lý Như Thế Nào

Nguồn tham khảo

  • https://hellobacsi.com/benh/uon-van/
  • https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/vi-trung-uon-van-song-o-dau-ban-co-biet-43606.html
  • https://www.webmd.com/children/vaccines/understanding-tetanus-symptoms
  • https://www.webmd.com/vaccines/tetanus-vaccine#1

 

5/5 - (1 vote)