Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Khi trẻ bị chậm nói, bố mẹ cần tìm cách dạy trẻ chậm nói tại nhà. Đây cũng là việc mà các bậc phụ huynh cần tranh thủ thời gian để ở bên trẻ và giúp con “đuổi kịp” các bạn đồng trang lứa. Dưới đây là một số cách hay, mời các bố mẹ tham khảo nhé.

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói?

Bố mẹ cần nắm được chính xác trẻ khi nào biết nói để tìm cách dạy trẻ chậm nói để không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này. Sau đây là các giai đoạn mà bé yêu phát triển ngôn ngữ bình thường mà bố mẹ cần biết:

Từ 3 – 6 tháng tuổi: Từ 3  4 tháng, bé đã biết cười, biết lắng nghe người khác nói (hóng chuyện). Đến khi được 5  6 tháng tuổi thì bé đã bắt đầu biết nói ê, a,… để giao tiếp và thể hiện cảm xúc.

dạy trẻ chậm nóiTừ 3 – 4 tháng, bé đã biết cười, biết lắng nghe người khác nói chuyện

 Từ 6 – 9 tháng tuổi: Bé yêu đã bắt đầu phát âm được những từ ngữ có 2 âm tiết đơn giản, dễ nói chẳng hạn như ma ma, pa pa, ba ba,… Đồng thời, bé cũng sẽ bập bẹ nói chuyện được với người quen, bắt chước lại một cách rời rạc những âm thanh mà mọi người xung quanh nói.

Từ 9 – 12 tháng tuổi: Bé đã có thể phát âm được một số câu dài hơn nhưng câu từ vẫn chưa rõ ràng mà chỉ gồm những tràng dài “ê, a” hoặc phát ra những âm tiết có ngữ điệu để cố gắng thực hiện việc trao đổi thông tin,… Một số bé phát triển nhanh đã có thể nói sõi được khoảng 3 từ. Bé cũng bắt đầu bắt chước những cử động miệng, tay chân của người lớn.

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Bé đã có thể nói được câu ngắn có khoảng 4 từ. Ở giai đoạn này, bé cũng đã biết cách ghép từ và sắp xếp lại thành một câu đúng trật tự.

Bé 2 tuổi: Bé biết nói khoảng 50 – 75 từ và biết cách xâu chuỗi các từ lại thành cụm từ hoặc câu. Bé đã biết chào mọi người, biết cách từ chối khi mà bé không thích. Giai đoạn này là lúc mà bé yêu đang phát triển ngôn ngữ, do đó bố mẹ cần kiên nhẫn để dạy bé cách dùng từ, ngữ pháp và bổ sung thêm vốn từ vựng cho bé.

Từ 2,5 – 4 tuổi: Bé đã biết sử dụng các câu dài hơn, thường là câu trên 3 từ. Vốn từ vựng của bé lúc này vào khoảng từ 300 – 1000 từ. Bé sẽ rất thích nói liên miệng và ca hát. Bé có khả năng đặt ra những câu hỏi đơn giản, cũng như có thể trả lời các câu hỏi dài của bố mẹ. Bé cũng thích miêu tả lại mọi thứ xung quanh bé đã gặp với những câu dài hơn.

Như thế nào được coi là trẻ chậm nói?

Bé từ 3 – 4 tháng tuổi: Bé ít gây ra tiếng động hoặc gây ồn ào quá mức, ít giao tiếp bằng ánh mắt với người khác và cũng ít mỉm cười.

Bé từ 4 – 7 tháng tuổi: Bé khó giữ được sự ổn định cơ thể và cân bằng. Khó khăn trong việc ngồi yên, bé không phản ứng với những tiếng ồn xung quanh hay tiếng cười nói, la hét của người khác. Bé không chịu tương tác với những đồ vật xung quanh mình, thậm chí còn thờ ơ với bố mẹ.

Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: Bé chậm nói không chịu bò, không đứng thẳng được kể cả khi được sự trợ giúp. Bé thiếu đi sự tò mò, hiếu động với mọi thứ xung quanh, bé không nói thường xuyên và cũng không chịu sử dụng ngôn ngữ của cơ thể.

Bé từ 12 – 24 tháng tuổi: Bé không thể tự đi hay chạy bộ kể cả khi đã đạt mốc 18 tháng tuổi. Thậm chí, bé còn không thể sử dụng được những vật dụng thân quen hằng ngày. Bé gặp khó khăn khi phải phát âm tối thiểu 6 từ ngữ khác nhau, không lặp lại được và cũng không bắt chước được những lời nói bình thường của người lớn.

Bé từ 3 – 5 tuổi: Bé có hiện tượng nói lắp, gặp khó khăn khi mở miệng nói. Kỹ năng vận động của bé cũng kém hơn so với những bạn cùng trang lứa. Cảm xúc của bé không ổn định.

Khi phát hiện bé bị chậm nói, bố mẹ hãy cho bé đi khám càng sớm càng tốt để nhận được lời khuyên từ phía bác sĩ.

dạy trẻ chậm nóiKhi bé chậm nói, cần đưa bé đi thăm khám để có sự tư vấn từ bác sĩ

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất

Dạy trẻ chậm nói bằng cách nói chuyện với bé

Mặc dù bé yêu đang gặp khó khăn về giao tiếp thì bố mẹ vẫn nên tiếp tục nói chuyện một cách thường xuyên với bé. Điều này sẽ dần dần cải thiện được vốn từ ngữ, khả năng ngôn ngữ sau này của bé.

Đặc biệt, ba mẹ nên tích cực trò chuyện với bé mọi lúc mọi nơi. Mô tả cho bé hiểu bất cứ việc gì mà mình đang làm, điều này sẽ giúp bé tăng cường thêm vốn từ vựng. Ba mẹ nên quan sát kỹ lưỡng để hiểu bé đang muốn nói gì. Đặc biệt khi bé tự chủ động nói chuyện và đặt ra các câu hỏi thì bố mẹ nên trả lời bé để đồng thời khuyến khích bé yêu tập nói.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà bằng các hình ảnh trực quan

Một trong những phương pháp hiệu quả để dạy trẻ chậm nói tại nhà đó là sử dụng các hình ảnh trực quan. Khi bé nhìn thấy bất kỳ sự vật gì hoặc làm hành động như thế nào thì bố mẹ nên miêu tả lại sự việc đó bằng 1  2 từ đơn giản để giúp cho bé ghi nhớ từ vựng và học được cách phát âm chính xác.

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Thứ 1Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà bằng các hình ảnh trực quan

Không nên “nhại” lại ngôn ngữ của bé

Khi đang mắc chứng chậm nói, tất nhiên đôi khi bé sẽ phát âm vô nghĩa, không chuẩn. Ba mẹ lúc này không nên bắt chước lại những từ ngữ phát âm sai mà bé nói, tránh trường hợp khiến bế hiểu nhầm là mình đang nói đúng.

Cách dạy bé tốt nhất lúc này chính là sửa lại những từ mà bé đã phát âm sai. Ba mẹ cần kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó bé sẽ có sự tiến bộ dần dần theo thời gian.

Dạy bé chậm nói bằng cách cho bé tiếp xúc thường xuyên với nhiều người

Dù bé chậm nói, gặp khó khăn giao tiếp với những người xung quanh thì bố mẹ vẫn nên cho bé tiếp xúc nhiều với những bạn bè cùng trang lứa, bởi lẽ các bé có ngôn ngữ riêng biệt, khác với ngôn ngữ của người lớn. Điều này sẽ giúp cho bé phát triển được khả năng ngôn ngữ và từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp.

Hạn chế cho bé xem điện thoại, TV 

Sử dụng điện thoại và TV thường xuyên sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và tư duy của bé vì chúng chỉ cho phép bé tương tác 1 chiều. Bố mẹ nên tích cực nói chuyện, trao đổi, tương tác với bé để giảm đi sự nhàm chán và chậm nói của bé.

Hát cho bé nghe giúp phát triển ngôn ngữ

Thường xuyên hát cho bé yêu nghe những bài hát thiếu nhi mà bé thích là cách tốt nhất để giúp cho bé ghi nhớ được các từ mới. Ngoài ra, tiết tấu nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp cho trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi học. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói tương đối đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khoa đang khuyến cáo bố mẹ nên sử dụng.

Trong quá trình dạy nói cho con, bố mẹ cũng không nên ép trẻ nói khi trẻ không muốn. Nhưng cũng đừng quên vỗ tay, khen ngợi, khuyến khích mỗi khi trẻ phát âm đúng được một từ nào đó. Bên cạnh đó, nếu trẻ chậm nói là do nguyên nhân tâm lý, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt nhé.

Khuyến khích cho bé tự giải quyết vấn đề

Mặc dù trẻ chậm nói nhưng nếu trẻ muốn một làm điều gì đó, bố mẹ hãy để cho trẻ tự làm. Chẳng hạn, bé muốn lấy trái bóng thì mẹ hãy cho bé tự đi lấy. Đây chính là cách dạy con tự lập, tưởng chừng đơn giản nhưng lại được các chuyên gia nhi khoa đánh giá cao.

Trong một số trường hợp cá biệt, trẻ chậm nói là do gặp phải các vấn đề về thính giác thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi, việc điều trị những dấu hiệu trên cho trẻ có thể được thực hiện bằng phẫu thuật. Nếu trẻ không nghe được thì các bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm máy trợ thính.

Một số bài tập dạy cho trẻ chậm nói tại nhà

Sử dụng ký hiệu với ngón trỏ: Ba mẹ có thể chơi trò “chi chi chành chành” để tăng cường khả năng giao tiếp cũng như khả năng tương tác nhanh nhạy của bé. Có thể dùng ngón trỏ để chỉ vào các hình ảnh của con vật, đồ dùng, sơ đồ các bộ phận cơ thể, đồng thời cung cấp thêm vốn từ vựng cho bé.

Những bài tập dùng cử chỉ để bắt chước:

  •  Bài tập ngôn ngữ cơ bản: Bố mẹ có thể giúp bé nâng cao vốn từ vựng bằng những bộ thẻ chữ cơ bản có bán sẵn tại các siêu thị.
  •  Bắt chước vẻ mặt và âm thanh: Ba mẹ có thể làm mặt xấu, sợ hãi, lo lắng,… cùng với các âm thanh vui nhộn để cho bé bắt chước theo như: Aaaa, Uuuuu, Baaaa,…
  •  Bắt chước tác động tay chân vào đồ vật: Ba mẹ có thể làm những động tác tương tác đối với đồ vật và khuyến khích bé yêu bắt chước làm theo. Chẳng hạn như: xúc cơm, múc nước, cho bút màu vào hộp,…

Trẻ chậm nóiCó thể giúp bé nâng cao vốn từ vựng bằng những bộ thẻ chữ cơ bản

Kết luận

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà luôn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt khi tình trạng chậm nói càng ngày càng trở nên phổ biến, hay gặp ở trẻ nhỏ. Chậm nói có thể cản trở khả năng ngôn ngữ, ngăn trở quá trình giao tiếp và khiến bé kém hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói và thực hiện những cách dạy trẻ chậm nói để bé nhanh bắt kịp với bạn bè.

Nguồn tham khảo:

  • https://cuasovang.vn/cachdaytrechamnoihieuqua/
  • https://dantri.com.vn/suckhoe/8phuongphapdaytrechamnoihieuqua20190227105831391.htm
  • https://www.webmd.com/parenting/babytalkyourbabysfirstwords
5/5 - (1 vote)