Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Theo quy luật phát triển tự nhiên, hầu hết trẻ đều tập nói và biết nói trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi, rất hiếm gặp tình bé nào sau 2 tuổi mà chưa biết nói. Tuy nhiên, trẻ chậm nói ngày càng tăng lên cả về số lượng và độ tuổi làm cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bồn chồn.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói và làm thế nào để bé nói được như những bạn cùng trang lứa? Mời các phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách lấy lại tiếng nói cho con trẻ nhé.

Trẻ chậm nóiTrẻ chậm nói thường dùng tay để chỉ, lười nói

Nguyên nhân nào khiến cho trẻ chậm nói?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm nói hay chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ như:

  • Do trục trặc cấu tạo vòm miệng như dính cơ dưới lưỡi, hở hàm ếch khiến trẻ bị hạn chế cử động của lưỡi làm trẻ chậm nói.
  • Trục trặc khả năng nghe cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ chậm nói, đó là nguyên nhân trẻ chậm nói thường được khuyên cho trẻ đi khám bác sĩ tai mũi  họng. Khó nghe dẫn đến khó bắt chước, khó tập nói.
  • Do thói quen sống ít tiếp xúc với trẻ khác hoặc cho trẻ xem điện thoại, ti vi hay những thiết bị điện tử nhiều dẫn đến trẻ không thích nói chuyện, không chịu tập nói. Phụ huynh hãy xác định nguyên nhân để có cách xử lý đúng nhất và trẻ nhanh nói được.

Những triệu chứng điển hình ở trẻ chậm nói

 Trẻ chậm nói thường thích sử dụng hành động hơn là lời nói. Thông thường khi đến giai đoạn tập nói (từ sau 10 tháng tuổi), trẻ tập bắt chước lời của người lớn, trẻ bi bô tập nói rất nhiều, chân tay hoạt náo khi thể hiện sở thích hay những điều trẻ đang mong muốn. Trẻ chậm chậm thì ngược lại, trẻ không thích thể hiện nhu cầu bằng lời nói mà thường cầm hoặc kéo tay người lớn, thích gì thì chỉ dùng tay hơn là nói ra.

Không nói được những câu dài hay những từ như trẻ cùng trang lứa. Tuy mức độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng thông thường, trẻ 2 tuổi đã có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình, do vậy, bé có thể thể hiện một số yêu cầu đơn giản hàng ngày bằng lời nói. Nếu trẻ không thể hiện được những việc đơn giản thường lệ như: uống nước, đi vệ sinh, đói, đi ngủ, tắm… thì cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn nghiên cứu về hành vi của trẻ nhỏ.

 Trẻ không hiểu được các yêu cầu đơn giản và thường dùng nhất. Ở mức độ bình thường, khả năng nghe hiểu của trẻ lên 3 tuổi là tương đối đầy đủ trong các hoạt động thông thường, trẻ có thể hiểu được các yêu cầu từ đơn giản cho đến phức tạp như “mẹ có ở nhà không”, “con ăn cơm chưa”, “cầm cho mẹ cái chổi”, “con uống nước không”, “con đi chơi không”, “con đang làm gì”. Nhưng với trẻ chậm nói thì thể hiện rất khó và rất chậm những câu đơn giản như vậy, thậm chí có trẻ không bắt chước lại được những câu nói ngắn đơn giản.

Trẻ không bắt chước được các âm thanh sẽ có thể chậm nói. Có thể trẻ đang gặp những vấn đề như nghe không rõ hoặc tạo âm thanh không chuẩn, không tiếp thu được ngôn ngữ. Khi đó cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra tìm nguyên nhân.

Khi trẻ có những triệu chứng này thì phụ huynh phải lưu ý sớm cho con đi kiểm tra ở những cơ sở chuyên khoa uy tín để có biện pháp kịp thời.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà 

Nhiều phụ huynh đã rất bối rối không biết khi trẻ chậm nói phải làm sao? Câu trả lời ở đây là gia đình có thể tự dạy trẻ tập nói tại nhà cũng là một cách hay. Cách dạy bé chậm nói tại nhà như sau:

Tích cực nói chuyện với bé, yêu cầu bé trả lời từ những câu trả lời ngắn và tăng dần độ dài. Những câu chuyện giữa bố mẹ và con để cho bé tập nói cũng phải phong phú nội dung nhưng vẫn đảm bảo được sự đơn giản để bé tập dần theo sự phát triển bộ não của những đứa trẻ.

Khi bé muốn hỏi gì thì bố mẹ phải chú ý phân tích và trả lời bé. Khi bé muốn nói chuyện, đặt ra câu hỏi thì bố mẹ hãy cố gắng trả lời bé một cách đơn giản nhất để bé hiểu và khuyến khích bé hỏi để tập nói.

Dù cho bé không phản ứng lại với cha mẹ thì vẫn cứ nên tiếp tục nói chuyện với bé thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp bé cải thiện dần vốn từ và thích nói chuyện hơn. Đặc biệt, cha mẹ nên giải thích những việc đang làm cho bé hiểu, nói chuyện mọi lúc mọi nơi, kể cả khi chuẩn bị đi ngủ.

Dạy bé nói bằng cách sử dụng trực quan hình ảnh. Sử dụng hình ảnh trực quan là cách hiệu quả để dạy bé tập nói. Khi bé nhìn thấy hành động hoặc hình ảnh thì bố mẹ hãy miêu tả bằng những từ ngắn đơn giản để bé dễ nhớ và có thể phát âm lại. Việc dạy bé thông qua những hình ảnh sinh động sẽ có thể giúp bé học hỏi dễ dàng hơn rất nhiều so với những phương pháp khác.

Trẻ chậm nóiCách dạy trẻ chậm nói qua trực quan hình ảnh

Một số lưu ý khi dạy trẻ chậm nói

Tuyệt đối không bắt chước lại ngôn ngữ của bé. Khi bé chậm nói hoặc nói chưa chuẩn thì bố mẹ không nên bắt chước lại để không làm bé hiểu nhầm tưởng bé đã nói đúng hoặc có thể làm bé ngại ngùng. Cách duy nhất là sửa lại từ bé đã phát âm sai và giải thích thêm cho bé hiểu. Việc phát âm cho bé học theo cần lặp đi lặp lại nhiều lần và kiên trì theo thời gian để bé tiến bộ dần dần.

Chịu khó đọc sách, kể chuyện cho con nghe. Thông qua các câu chuyện có thể giúp bé thêm vốn từ và kích thích tính tò mò tiềm ẩn trong bé. Khi đó, sẽ kích thích bé đặt câu hỏi và có thể nói được nhiều hơn. Nên lựa chọn những câu chuyện sinh động về thế giới động vật, về những con vật xung quanh bé để bé trở nên hứng thú hơn, vì phần lớn trẻ em đều thích những con thú ngộ nghĩnh.

Trẻ chậm nóiMôi trường vui vẻ giúp bé thích nói và tập nói nhanh hơn

Tạo môi trường vui vẻ cho bé học nói và có nhiều cơ hội tương tác. Có thể khuyến khích cho bé chơi cùng anh, chị, em trong gia đình hoặc bạn bè cùng tuổi quanh xóm để bé có những va chạm và nói nói nhiều hơn. Rất hạn chế cho bé xem ti vi, ngồi chơi một mình hoặc không cho xem điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử thông minh. Thiết kế ra những trò chơi cần có sự tương tác để trẻ chơi và khi đó tự nhiên trẻ sẽ nói được nhiều hơn.

Ngoài ra, cha mẹ hãy tìm hiểu thêm những món ăn ngon bổ não, kích thích trẻ ham học hỏi và trở nên hoạt bát hơn, nói nhiều hơn. Bổ sung những vi chất giúp trẻ ăn ngon hơn và linh hoạt hơn, giảm đi cảm giác mệt mỏi, uể oải hay chán ăn, giúp trẻ khỏe hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn giúp trẻ nhanh nói hơn và nói nhiều hơn.

Ngoài ra, còn một giải đặc biệt quan trọng nếu tất cả những giải pháp trên mang lại hiệu quả chưa như mong muốn, đó chính là tìm tới bác sĩ chuyên khoa về tâm lý trẻ, dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ để trẻ được khám và cha mẹ được tư vấn kỹ hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng giúp bé nhanh nói cũng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ để không mang lại những tác dụng phụ cho trẻ.

Trẻ chậm nói thông minh hay không?

Nhiều phụ huynh đang rất lo lắng về chứng chậm nói của con mình, và câu hỏi “trẻ chậm nói có sao không” hay “trẻ chậm nói có thông minh không”được đặt ra trong đầu. Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh được nói nhanh hay nói chậm thì sẽ thông minh hơn. Tuy nhiên, trẻ chậm nói chắc chắn có ảnh hưởng lớn để tiến độ học hỏi, phát triển bình thường của của trẻ và do đó có thể tác động đến thành công tương lai của con khi lớn lên.

Những bé phát triển có thể chậm nói nhưng chậm nói không có nghĩa là chậm phát triển. Tuy nhiên, chậm nói có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ chậm nói khám ở đâu?

Vấn đề trẻ chậm nói tuy không phải cấp bách đối với mọi trẻ, nhưng mẹ hãy đưa bé đi khám ngay nếu trẻ có những biểu hiện sau:

Khi bé trên 10 tháng tuổi mà vẫn không có phản ứng khi mẹ gọi tên hoặc những hành động cụ thể nào.

Khi bé đã được trên 18 tháng tuổi mà không linh hoạt, ít hoặc không hào hứng giao tiếp kể cả với bố mẹ, phần lớn giao tiếp bằng cử chỉ. Khi nói chuyện bằng lời có vẻ khó khăn. Hoặc gặp tình trạng trẻ chậm đi chậm nói.

Khi bé lên 2 tuổi mà chỉ bắt chước được ít lời nói và hành động, không nói được câu quá 3 từ; hoặc không nghe được những chỉ dẫn từ cha mẹ, hoặc có nghe nhưng phản ứng rất chậm; hoặc bé có giọng nói bất thường (nói ngọng, âm thanh lạ).

Xem thêm:

Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu Tại Hà Nội Và Tp. Hồ Chí Minh?

Trẻ chậm nóiKhám kiểm tra để tìm nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Khi trẻ gặp phải tình trạng chậm nói với những biểu hiện đặc biệt trên thì cha mẹ nên cho bé đi thăm khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt.

Phụ huynh có thể nghị cho bé khám chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra xem bé có nghe tốt không, khám xem vòm miệng có dị dạng gì không, hay khám dinh dưỡng xem bé có bị thiếu chất gì không… Giai đoạn chữa trị chậm nói cho bé tốt nhất là khi bé từ 2 đến 3 tuổi. Nếu để tình trạng này kéo dài thì việc điều trị càng khó khăn, tốn kém và mất thời gian hơn nhiều.

Kết luận

Chậm nói ở trẻ tuy không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy, khi trẻ chậm nói thì cha mẹ hãy lưu ý tìm nguyên nhân và có cách xử lý đúng để trẻ nói được tốt hơn, giúp nâng cao khả năng tiếp thu và hòa đồng với cuộc bình thường “bi bô như những đứa trẻ”.

Xem thêm:

Trẻ Bị Viêm Amidan: Triệu Chứng Cách Chữa An Toàn

Tài liệu tham khảo

https://www.trungtamphuchoichucnang.com/trechamnoi/chamnoi.html

https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/dauhieudienhinhcanhbaotrechamnoi/

https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/visaobechamnoi/

https://www.speechandlanguagekids.com/usingsignlanguage/

5/5 - (1 vote)