Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Có nên thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón hay không là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ gửi đến các bác sĩ nhi khoa. Câu trả lời đồng nhất là: không nên. Vậy còn thuốc làm mềm phân duphalac thì sao, có dùng thường xuyên cho bé bị táo bón được không. Mời các bạn tham khảo tư vấn của các bác sĩ trong bài viết này nhé.

Các bác sĩ cho biết, xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp và những đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng rất dễ bị táo bón.

Thông thường, trẻ rất có thể đã mắc phải chứng táo bón khi bé có những biểu hiện như giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to.

Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.

Cách thụt tháo cho trẻ

Các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ

  • Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả hoặc uống chưa đủ nước hàng ngày.
  • Do yếu tố tâm lý: Ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập được thói quen đi đại tiện đúng giờ.
  • Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…
  • Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng “đói” phân, vài ngày trẻ mới đi ngoài một lần.
  • Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn

Ngoài ra, táo bón ở trẻ nhỏ còn là vòng lẩn quẩn, bé bị táo bón, đại tiện đau rát nên bé cố nhịn đại tiện làm táo bón ngày càng nặng thêm.

Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón?

Bác sĩ nhi khoa cho biết, không nên dùng thuốc thụt hậu môn kéo dài vì sẽ gây cảm giác rát bỏng và mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ, thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến chảy máu hậu môn của bé.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước đó là những nguyên tắc vàng để tránh táo bón.Cách thụt tháo cho trẻ

Cần chú ý cho bé ăn nhiều sữa chua, tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt…, ăn nhiều rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay…các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam… giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn..

Ngoài ra, cũng có thể tham khảo các biện pháp thụt dân gian tạo phản xạ đi ngoài cho bé như dùng cọng trắng của hành lá nhúng vào dầu ăn làm vài lần là trẻ có thể đi ngoài được, hoặc bơm nước nóng vào hậu môn. Những phương pháp này an toàn hơn so với việc dùng thuốc thụt.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ em mà thành phần thường là chất xơ thiên nhiên, các loại lợi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhi để các bác sĩ thăm khám và tìm đúng nguyên nhân gây táo bón.

Có nên dùng thuốc làm mềm phân Duphalac khi bé bị táo bón, đi ngoài ra máu?

Hỏi: Con nhà em 22 tháng, nặng 15kg, thường xuyên bị táo bón. Mỗi ngày cháu ăn hai chén cháo cùng với nhiều rau như mồng tơi, bó xôi…

Hai tháng trước có đi khám bác sĩ cho uống Duphalac (10 gói) thì bé đi bình thường mỗi ngày. Khi ngừng thuốc thì bé vẫn táo bón như cũ, hai ngày đi tiêu một lần, phân cũng có ra tí máu. Xin hỏi nếu dùng thuốc này lâu dài có được không ạ. Hiện bé đang uống mỗi lần nửa gói và hai ngày uống một lần do phân hơi lỏng. Xin cảm ơn bác sĩ (Lam Thanh).

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa nhi:

Chào bạn, con bạn đang có tình trạng táo bón mạn với biểu hiện ít đi cầu, phân cứng và có máu. Bạn chỉ cần cho bé uống thuốc làm mềm phân (Duphalac) thì tình trạng có cải thiện nhưng khi ngưng thuốc thì táo bón tái diễn lại. Điều này chứng tỏ táo bón của con bạn là dạng chức năng thôi, không do bất thường của thần kinh hay cấu tạo ruột, có thể cải thiện bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện.Cách thụt tháo cho trẻ

Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.

Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Hiện nay con bạn ăn 2 chén cháo với nhiều rau, nhưng có lẽ chưa đủ nhu cầu của bé. Bạn có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa. Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Vì con bạn đã ở mức béo phì, do đó tôi không khuyến cáo bạn tăng thêm phần tinh bột hoặc chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển của lứa tuổi.

Trả lời

Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.

Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn.Cách thụt tháo cho trẻ

Ngoài ra những bé bị bón lâu ngày, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Vì vậy, người ta có thể dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị để chặt đứt vòng luẩn quẩn này.

Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản.

Trả lời

Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây nên dễ bị bón hơn các bé khác.

Bạn nên cho bé đến khám dinh dưỡng để đánh giá và điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng, bên cạnh dùng thuốc phải có những biện pháp thay đổi cơ bản trong sinh hoạt để có hiệu quả lâu dài và an toàn cho bé nhé.

Sau khi đọc xong bài viết này, các ông bố bà mẹ đã có câu trả lời cần biết rồi nhỉ. Lưu ý lại rằng, thụt hậu môn cho bé bị táo bón chỉ làm khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự tiện quyết định, các bạn nhé.

Xem thêm:

Trẻ Bị Rôm Sảy Có Tự Hết Không, Cách Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

5/5 - (3 votes)