Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Đã từ lâu, việc chống hăm da cho trẻ sơ sinh luôn là một vấn đề làm đau đầu các bà mẹ. Bởi đây là căn bệnh theo mùa, cứ “đến hẹn lại lên”, tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số cách trị hăm cho trẻ sơ sinh các mẹ tham khảo nhé.

Nguyên nhân gây hăm da ở trẻ sơ sinh

Hăm da là biểu hiện da của bé bị viêm, sưng tấy ở các vùng nếp gấp. Trong đó, thời tiết nóng và ẩm là 2 yếu tố chính, ngoài ra còn sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm với các tác động do mồ hôi, phân, nước tiểu của bé không được lau chùi sạch sẽ.

Tình trạng hăm da có thể làm da bé tổn thương, nặng hơn là gây trầy xước da và bội nhiễm. Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh, đôi khi cũng gặp người lớn.

Ở trẻ em, hăm da hay gặp nhất là ở các bé từ 9 đến 12 tháng tuổi. Đặc biệt là trẻ em có thân hình mập mạp, hoặc bị ra mồ hôi nhiều rất hay bị hăm da. Những bé khi dùng tã quấn quá nhiều và chặt cũng bị ứ đọng nước tiểu, phân do tiêu chảy cũng bị hăm kéo dài rất khó điều trị.

cách trị hămHăm da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do vệ sinh không sạch sẽ

Tình trạng hăm da thường xảy ra ở thời điểm bé yêu bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc ở những bé bị bệnh nặng phải dùng kháng sinh kéo dài. Đối với những mẹ buộc phải dùng kháng sinh và đang trong thời gian cho con bú cũng khiến bé bị nóng và gây ra hăm.

Với những vùng da, nếp gấp bị ẩm ướt do mồ hôi chảy ra hoặc bố mẹ để bé mặc tã ướt, bẩn quá lâu mà không giặt không chỉ gây hăm, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn mà còn là nguyên nhân phát sinh nhiều căn bệnh ngoài da khác.

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng các bài thuốc dân gian

Sau khi sinh hầu hết các trẻ đều dễ bị hăm da, trong đó, hăm cổ là phổ biến hàng đầu. Nguyên nhân có thể do các gai nhiệt hay còn gọi là ban nhiệt, thường xuất hiện nhiều ở thời điểm mùa hè ẩm ướt, nóng nực. Các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết triệt để được vấn đề hăm cho bé.

  • Trị hăm cổ bằng lá trầu không: Mẹ hãy dùng 4 lá trầu rửa sạch, đổ thêm 1 lít nước đun sôi để nguội. Dùng khăn sạch thấm nước lá trầu và lau nhẹ lên vùng bị hăm của trẻ, 1 ngày thực hiện 3 lần, kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần liên tục, mẹ sẽ thấy kết quả. Đây cũng là một cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết.
  • Dùng búp ổi, lá ổi trị hăm cổ: Dùng 1 nắm nhỏ lá ổi hoặc búp ổi non, rửa sạch sau đó thêm nước, đun sôi và để nguội. Dùng khăn mềm hoặc bông gòn để thấm nước và rửa chỗ hăm cho bé. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần sẽ giúp làn da của bé trắng mịn, không còn dấu hiệu của viêm nhiễm, hăm da nữa.
  • Trị hăm cổ cho bé bằng nụ vối: Tương tự như lá và búp ổi, mẹ hãy lấy 1 nắm nụ vối rửa sạch, đổ nước vào đun sôi để nguội, đem rửa chỗ hăm cho bé 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tuần với nụ vối mẹ sẽ có kết quả trị hăm như ý.
  • Lá khế trị hăm: Lá khế rửa sạch, để ráo rồi đem giã nát với 1 ít muối. Sau đó, ẹ hãy cho thêm 1 ít nước ấm rồi dùng rây lọc qua, gạn lấy phần nước. Lấy 1 mảnh vải nhỏ, sạch, mềm đem nhúng vào chậu nước, vắt khô và thấm nhẹ nhàng vào vùng cổ bị hăm của trẻ là mọi vết hăm sẽ bị “thổi bay” sau vài ngày.
  • Dùng dầu dừa: Nói về độ lành tính và an toàn với làn da của trẻ sơ sinh, dầu dừa đứng trong top dầu. Cách trị hăm bằng dầu dừa cho bé rất đơn giản: mẹ chỉ cần sử dụng một chút dầu dừa để thoa lên vùng cổ cho bé yêu. Sau 30 phút thì lau sạch để giúp ngăn chặn hăm da bị lây lan sang các vùng da khác. Nếu mẹ không lau sạch dầu dừa trên cổ bé sẽ gây tác dụng ngược đấy nhé.

cách trị hămTình trạng hăm cổ của bé có thể giải quyết bằng các bài thuốc dân gian

Cách trị hăm háng tại nhà cho bé sơ sinh đơn giản

Nguyên lý trị hăm háng cho trẻ sơ sinh là phải giữ cho vùng da bị tổn thương, sưng tấy được khô ráo và thoáng khí càng nhiều càng tốt. Mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian trị hăm háng cho bé hiệu quả như sau.

  • Cách trị hăm háng tại nhà bằng lá trà xanh hoặc túi trà: Bằng cách sử dụng túi lọc trà xanh, bố mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ sơ sinh. Để từ đó, tinh chất tannin trong trà sẽ giúp cho da bé luôn được khô thoáng và nhanh chóng phục hồi những vùng da bị tổn thương.

Với lá trà tươi, mẹ có thể lấy nước nóng hãm đặc rồi dùng vòi xịt phun trực tiếp vào vùng hăm da của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng nước trà xanh để đun nước tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch là được.

  • Cách trị hăm cho bé tốt nhất là tắm với khổ qua: Bố mẹ hãy thái nhỏ quả khổ qua (mướp đắng) và rau kinh giới, sau đó bỏ vào máy xay nhuyễn. Xay xong lấy ra, lọc bỏ bã rồi đem pha với 1 chậu nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Chỉ cần 2 quả mướp đắng và 1 2 mớ rau kinh giới cho 1 lần tắm là bé yêu có thể “nói không” với hăm da rồi.
  • Lau khô da thường xuyên là cách trị hăm đơn giản cho bé: Đây vừa là cách phòng ngừa lại vừa là cách điều trị hăm da đơn giản và hiệu quả. Mẹ hãy lấy một chiếc khăn khô và sạch để lau hoặc thấm mồ hôi trên da cho bé thường xuyên là được. Đôi khi, nếu trời quá nắng nóng, bố mẹ có thể dùng nước sạch để lau mát cho bé mỗi ngày một lần, như vậy sẽ giảm bớt nóng và ra mồ hôi.
  • Hãy thử bôi bột bắp hoặc phấn rôm cho bé: Sau khi tắm và lau khô cơ thể bé sơ sinh, bố mẹ hãy dùng bột bắp hoặc phấn rôm để bôi lên toàn bộ vùng cổ hoặc háng của bé để giúp da hấp thụ độ ẩm. Từ đó, làn da của bé sẽ khô thoáng hơn.

cách trị hămBôi phấn rôm là cách để phòng tránh hăm da cho bé

Khi nào mẹ nên cho bé khám bác sĩ?

Khi vùng da hăm của bé bị viêm nhiễm và phát ban trở nên trầm trọng hơn thì bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời.  Ngoài ra, nếu bé sơ sinh không đáp ứng với điều trị trong 2 hoặc 3 ngày cũng là dấu hiệu tăng nặng của bệnh, bố mẹ cần lưu ý nhé.

Bé sơ sinh hăm da lâu ngày có thể bị sốt cao hoặc có vẻ chậm chạp, không linh động như thường lệ. Khi đó, mẹ sẽ thấy các mụn mủ màu vàng xuất hiện trên da bé. Mụn mủ có thể bị rỉ dịch vàng hay tổn thương và có vẻ sưng nề nghiêm trọng. Đây có thể là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn đòi hỏi buộc phải dùng kháng sinh mới trị dứt điểm được.

Mẹ có thể nghi ngờ bé sơ sinh gặp phải các triệu chứng của nhiễm nấm men như: vùng da đỏ sưng kèm có vảy trắng, các nốt mẩn đỏ ở xung quanh vùng bị hăm hay khu vực tã lót. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn bị hăm đỏ da kéo dài ở các nếp gấp như cổ, nách, bẹn của bé. Trong những trường hợp này, bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị kịp thời, tránh bội nhiễm thành những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý khi điều trị và phòng tránh hăm da cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý, bé càng nhỏ tuổi thì làn da càng mỏng manh, dễ bị tổn thương và  nhiễm trùng hơn, vì vậy khi điều trị hăm càng phải cẩn thận hơn. Nếu mẹ sử dụng phấn rôm để bôi lên da bé thì cần hết sức tránh xa khuôn mặt. Bởi lẽ, bột talc có trong phấn rôm có thể gây ra các bệnh lý về đường hô hấp rất nguy hiểm cho trẻ.

Trong khi điều trị hăm da, bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra tã của em bé, và thay ngay lập tức khi tã bị ướt hoặc bẩn. Đồng thời, nên sử dụng nước sạch và xà bông dành cho trẻ em để vệ sinh sạch sẽ nếu như bé có đại tiện.

cách trị hămThường xuyên kiểm tra tã của em bé xem có bị ướt, bẩn không nhé

Nếu mẹ sử dụng khăn lau, nên lau thật nhẹ nhàng, tránh chà xát lên da bé, đồng thời hãy chọn khăn mịn và sạch. Cần thay đổi chất tẩy rửa khi giặt áo quần cho bé hoặc chọn áo quần khác nếu bé bị dị ứng, ngứa ngáy khi mặc. Tạm thời mẹ không nên cho bé mặc tã mà hãy mặc quần vải mỏng khi bé bị hăm tã để giúp da trẻ lành nhanh hơn.

Dân gian có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy, để hạn chế tình trạng hăm da ghé thăm bé sơ sinh thường xuyên, mẹ nên lưu ý vệ sinh thật sạch sẽ và thay quần áo khô thoáng cho con hàng ngày. Tránh sử dụng các loại khăn ướt kém chất lượng để lau mông, bẹn cho con vì đây có thể là nguyên nhân gây kích ứng làn da mỏng manh của bé.

Không nên vì sợ bé tè dầm mà đóng bỉm cho con cả ngày, mẹ nên cho bé  ở truồng một vài giờ trong ngày. Đồng thời, cần chọn chất liệu quần áo thoáng mát để bé yêu cảm thấy dễ chịu, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.

Bố mẹ nên dùng tã lót hoặc bỉm đúng kích cỡ cho bé sơ sinh, không nên vì lỡ mua nhầm tã có size nhỏ hơn kích cỡ của con nên “tiếc rẻ” mà cho con mặc tiếp. Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên mát-xa vùng da bị hăm cho bé yêu bằng các loại dầu dưỡng da như dầu dừa, dầu ô-liu.

Kết luận

Các bậc cha mẹ nên bỏ túi những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh để khi cần áp dụng ngay giúp bé “đánh bay” hăm da mà không cần dùng các loại thuốc điều trị đắt tiền. Mùa hè đến rồi, các mẹ lại chuẩn bị chiến dịch chống lại các bệnh ngoài da (trong đó có hăm da) cho bé yêu thôi nào!

Xem thêm:

Tổng Hợp Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 12 Tháng Tốt Nhất Cho Mẹ

Nguồn tham khảo:

  • https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-tri-ham-cho-tre-so-sinh
  • https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cham-soc-suc-khoe-cho-be/cach-tri-ham-cho-tre-so-sinh
  • https://www.webmd.com/parenting/diaper-rash-treatment

 

5/5 - (1 vote)