Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Sức khỏe của trẻ sơ sinh sau khi chào đời vẫn còn rất non nớt và dễ mắc bệnh. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là rất cần thiết và phải chính xác để bé luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cha mẹ chưa nắm rõ được cách thức chăm sóc bé nhà mình đúng cách, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Cho nên, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ các phương pháp chăm sóc trẻ hiệu quả.

Chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiLàm thế nào để chăm sóc đúng cách cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Không còn sự bảo vệ và hỗ trợ từ cơ thể mẹ, những em bé sơ sinh chưa được 1 tháng tuổi sau khi chào đời phải thích nghi với một môi trường mới. Bên cạnh đó, cơ thể của trẻ vẫn còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện nên cần một khoảng thời gian dài để làm quen và tự lập được trong cuộc sống.

Cũng chính trong giai đoạn này, trẻ rất dễ mắc phải nhiều bệnh cũng như các vấn đề khác của cơ thể. Do đó, việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là rất quan trọng và cần được cha mẹ quan tâm, chăm sóc thường xuyên, kỹ lưỡng.

Tuy vậy, công đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng không phải điều dễ dàng và có thể xảy ra sai sót hay hậu quả nghiêm trọng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc. Chính vì thế, để đảm bảo được bé nhà bạn khỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn thì bố mẹ cần thu thập đầy đủ kiến thức thì mới có thể chăm sóc bé cho đúng và hạn chế được nhiều căn bệnh.

  • Tạo cho bé một môi trường chăm sóc phù hợp

Khi còn ở trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé được mẹ ủ ấm nên luôn ở tình trạng ổn định và không bị lạnh. Tuy nhiên, khi ra đến môi trường bên ngoài, bé không còn được mẹ ủ ấm cho nữa mà phải tự mình làm quen. Mà nhiệt độ ngoài môi trường thì không giống với cơ thể mẹ, luôn thấp hơn nên trẻ rất dễ bị lạnh.

Vì vậy, ở trong nhà dù là nằm ở phòng nào, ba mẹ phải luôn làm ấm căn phòng bằng máy sưởi hoặc lò than lửa. Khi đó, nhiệt độ cơ thể bé mới không bị giảm đột ngột mà còn giúp bé ấm lên, không bị lạnh.

Ngoài hệ thống sưởi ấm dùng trong nhà, mẹ cũng cần chú ý đến trang phục của bé. Mẹ phải luôn mặc áo ấm cho trẻ, nhất là khi vừa tắm xong. Hơn nữa, các vật dụng như bao tay, tất chân hay mũ len ấm đều rất cần thiết trong suốt khoảng thời gian đầu đời. Không chỉ làm ấm bằng quần áo trẻ sơ sinh còn cần được ủ ấm từ bên trong qua những cái ôm ngọt ngào, âu yếm của mẹ.

Làm như vậy, trẻ sẽ được tiếp thêm phần nhiệt độ ấm áp có từ người mẹ. Bên cạnh những điều này, trẻ còn có thể làm ấm người bằng cách tắm nắng sáng. Cứ mỗi ngày từ 15 đến 20 phút trong thời gian từ 7 đến 8 giờ, mẹ lại cho bé tắm nắng, vừa giúp cho nhiệt độ cơ thể không bị thấp vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh.

  • Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Ở thời điểm dưới 1 tháng tuổi, các bé vẫn sẽ còn phần dây rốn trên người. Thêm nữa, rốn là một bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng nếu không thường xuyên vệ sinh thật cẩn thận. Nặng hơn có thể sẽ bị chảy máu, xả lỏng có mùi trắng. Vì vậy, muốn giữ cho rốn của bé luôn sạch sẽ, mẹ cần phải chú ý không để rốn của trẻ bị ướt mỗi khi tắm và luôn vệ sinh sạch sẽ cho vùng bụng. Mỗi ngày cần làm sạch chỗ rốn tối thiểu là một lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tăm bông nhúng vào nước sôi để nguội để làm sạch rốn bé. Tuyệt đối không nên dùng bông gòn vì những sợi lông từ bông gòn rất dễ bám lại mỗi khi vệ sinh và làm cho phần rốn dễ bị nhiễm trùng hơn. Tùy từng trẻ mà có bé sẽ rụng rốn sau 1 tuần nhưng cũng có bé sẽ rụng sau 3 tuần. Trong trường hợp, bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn thì nên đưa đi khám bác sĩ để có cách chăm sóc thích hợp.

Chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiVệ sinh rốn cho bé bằng tăm bông nhúng nước ấm

  • Giữ gìn da cho bé

Mỗi bộ phận trên cơ thể bé đều còn yếu và chưa được cứng cáp. Không những thế, em bé sơ sinh còn rất dễ mắc phải hiện tượng vàng da sau khi sinh được 2 ngày. Nhưng màu da vàng sẽ từ từ bớt dần và biến mất khi sang đến ngày thứ tư. Dù bệnh vàng da có chút kỳ lạ nhưng sự thật nó lại có tác dụng bảo vệ em bé rất tốt. Nhờ có hiện tượng này, nhiệt độ cơ thể bé luôn duy trì được trạng thái ổn định khi đang phải thích nghi môi trường bên ngoài cơ thể mẹ.

Thông thường, những em bé sau khi chào đời đều cần được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ mới có thể mang đến chỗ mẹ và người thân của chúng. Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng không nên tắm quá nhiều và quá lâu trong thời gian đầu sau sinh bởi da trẻ vẫn đang yếu và cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Chính vì vậy, số lần tắm trong một tuần của trẻ rất ít, chỉ từ 1 đến 2 lần. Và khi tắm, mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng nước ấm bình thường chứ không nên dùng sữa tắm hay tắm bằng lá dân gian.

  • Bế ẵm trẻ sơ sinh cho đúng

Trẻ sơ sinh chưa đủ 1 tháng tuổi không những có làn da mỏng và cấu trúc xương cũng rất yếu và dễ gãy. Do đó, mẹ hay người thân mà muốn bế bé đều phải biết cách. Vì chỉ cần một tác động ngoài ý muốn cũng có thể gây tổn thương đến xương của trẻ. Để bế ẵm đúng cách, bạn cần phải luôn dùng lòng bàn tay để đỡ lấy đầu bé, cho bé dựa sát vào trong lòng và giữ ở tư thế nằm.

Điều này không chỉ có thể bảo vệ được trẻ mà còn mang hơi ấm từ người mẹ truyền qua cho trẻ. Thêm vào đó, trong quá trình bế ẵm, người mẹ cũng nên thực hiện những hành động yêu thương như vuốt ve, âu yếm hoặc những cái hôn nhẹ nhàng để bé biết mẹ yêu thương bé như thế nào. Có thể bé còn quá nhỏ và chưa hiểu hết được nhưng thông qua các hành động thương yêu, thường xuyên trò chuyện và hát thì trẻ vẫn có thể cảm nhận được. Nhờ đó, tình mẫu tử trở nên gắn kết chặt chẽ hơn.

  • Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé

Đối với các bé dưới 1 tháng tuổi thì nơi giúp bé bổ sung được các dưỡng chất cần thiết để nuôi cơ thể luôn là nguồn sữa mẹ bổ dưỡng. Việc bú sữa mẹ thường xuyên không chỉ giúp cơ thể trẻ có thêm dinh dưỡng mà còn tăng khả năng tiêu hóa, kích thích đường ruột. Không chỉ vậy, bé còn rất nhanh đói do chỉ uống sữa hằng ngày nên cứ cách khoảng 2 tiếng, mẹ cần cho bé bú tiếp. Và mỗi lần bú như vậy, thời gian mà bé bú thường là 5 đến 10 phút. Ngoài sữa mẹ vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon, thỉnh thoảng mẹ cũng nên cho bé uống nước sôi để nguội giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, lượng nước lọc cho bé uống mỗi lần là rất ít vì uống nhiều bé sẽ bị no và bị lười bú sữa. Bên cạnh đó, thời điểm những tuần đầu tiên này, bé vẫn chưa phân biết đêm và ngày nên trẻ thường sẽ ăn ngủ thất thường. Sẽ có những lúc, mẹ phải dậy theo trẻ đến 2 hoặc 3 lần vào ban đêm nhưng cũng có thể là không có lần nào vì điều này còn tùy thuộc vào giấc ngủ của mỗi bé. Chính vì vậy, mẹ không nên thấy vậy mà lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường của một đứa trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng bị sốt

Các ông bố bà mẹ không những phải biết cách chăm sóc trẻ lúc bình thường, khỏe mạnh mà khi bé bị ốm hay có vấn đề sức khỏe thì cả hai đều phải có cho mình kiến thức để bình tĩnh xử lý sao cho đúng.  Em bé chưa giống với người lớn là có một cơ thể cứng cáp, khỏe mạnh mà vẫn là cơ thể nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, việc trẻ bị sốt là vẫn có thể xảy ra, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thời tiết đột ngột.

Khi đó, các loại vi khuẩn, virus gây hại sẽ dễ dàng tấn công lúc hệ miễn dịch của trẻ còn chưa đủ sức ngăn cản. Ngoài lý do này, tình trạng sốt của trẻ còn có thể do cách chăm sóc sai của ba mẹ. Nếu không ủ đủ ấm hoặc ủ quá kín đều có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của bé tăng. Vậy khi bé đã bị sốt thì mẹ nên làm gì giúp bé hạ sốt? Chính là:

  • Để trẻ nghỉ ngơi thật nhiều vì khi sốt cơ thể sẽ không còn nhiều năng lượng và hay mệt mỏi, buồn ngủ. Làm như vậy, trẻ sẽ lấy được lại sức tốt hơn và nhanh khỏi bệnh hơn. Không những thế, mẹ cần phải điều chỉnh sự thông thoáng xung quanh trẻ (nhiệt độ phòng cùng số lớp quần áo mặc trên người và chất liệu vải) để nhiệt độ duy trì được ổn định. Thêm nữa, không nên để gió thổi trực tiếp vào mặt trẻ bởi nó có thể khiến bé cảm lạnh, ho, sổ mũi.
  • Trong thời gian bị sốt, mẹ cũng cần cho trẻ uống thật nhiều sữa vì cơ thể của trẻ lúc này sẽ hay bị mất nước.

Chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiCho trẻ bú nhiều sữa để bổ sung dinh dưỡng và bù đắp lượng nước đã mất

  • Khi lựa chọn đồ mặc cho bé nên lựa những bộ có độ thông thoáng tốt và khả năng thấm hút mồ hôi cao. Việc mặc đồ quá dày và ủ ấm quá kỹ sẽ gây ra tác dụng ngược, nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến sốt.
  • Lúc đang sốt thì không nên tắm nhiều và lâu mà chỉ cần dùng khăn thấm nước ấm và lau người cho trẻ: cổ, vai, bẹn, nách, trán, dọc sống lưng. Tuyệt đối không sử dụng rượu hay dấm để pha nước lau cho bé mà chỉ cần tắm bằng nước bình thường. Còn nếu muốn chườm khăn hạ sốt thì phải dùng nước ấm và không được dùng nước lạnh.
  • Thường xuyên dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho trẻ để theo dõi chuyển biến của bệnh (tầm 4 đến 5 tiếng lại kiểm tra một lần).
  • Não bộ của trẻ em còn nhỏ và yếu nên loại thuốc mạnh như Aspirin sẽ gây nên những tổn thương cho phần não, ảnh hưởng đến trí tuệ.
  • Mẹ mà muốn tìm cách để giúp trẻ hạ sốt thì chỉ nên áp dụng các phương pháp như massage toàn thân bé bằng ô liu, lấy rau diếp cá giã nát đắp phần trán và người cho bé hoặc dùng tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm để tắm cho bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi trong mùa lạnh

Thời tiết mùa lạnh không có chút ấm áp nên với cơ thể yếu ớt của trẻ thì rất dễ bị cảm lạnh nếu mẹ không chăm sóc bé cẩn thận. Do đó, khi trời dần chuyển lạnh, mẹ phải luôn trang bị cho bé những bộ đồ ấm áp như mũ vải mềm, tất tay, tất chân, quần áo ấm. Thêm nữa, nhiệt độ phòng cũng cần được điều chỉnh ở mức vừa phải, khoảng 28 đến 30 độ và không để gió lùa vào trong phòng gây lạnh. Hoặc mẹ cũng có thể vừa ôm bé vừa cho bé bú sữa để giúp trẻ ấm hơn mà tình cảm mẹ con cũng được tốt hơn.

Không chỉ cho bé mặc ấm mà mẹ cũng nên cho trẻ bú nhiều sữa vì sữa mẹ cũng có tác dụng giúp cơ thể ấm áp hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý mùa lạnh trời mát nên bé sẽ đi tiểu nhiều. Vì vậy, mẹ cần kiểm tra tã bé thường xuyên để kịp thời thay sang cái mới để tránh nhiễm lạnh, hăm tã, viêm da… Hơn nữa, mẹ cũng cần vệ sinh tay chân bản thân sạch sẽ trước khi chăm sóc bé, vệ sinh bé hằng ngày bằng nước ấm, đặc biệt là những bộ phận như khuỷu chân, khuỷu tay, nách, bẹn, hậu môn sinh dục để tránh viêm nhiễm.

Chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiGiữ ấm cho trẻ đúng cách trong mùa đông lạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi trong mùa hè

Ngoài các việc chăm sóc thông thường như tắm táp hằng ngày, thay tã, vệ sinh rốn, bú sữa mẹ đầy đủ và giấc ngủ ngon thì khi mùa hè đến ba mẹ cũng cần chú ý thêm một số điểm khác vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong mùa hè, trời sẽ nóng hơn, người sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn và hay mất nước nhiều hơn nên vấn đề cung cấp lượng nước mẹ cần phải quan tâm. Tuy nhiên, đối với các bé chưa đủ tháng thì không cần uống quá nhiều nước mà chỉ bú sữa mẹ nhiều hơn là được. Nếu bé mà bị tình trạng thiếu nước trầm trọng thì nên đến ngay bệnh viện để được khám chứ không nên tự ý cho bé uống nước.

Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng có thể làm cho thân nhiệt của bé tăng lên gây ra sốt. Vì thế, khi thấy bé không tiểu nhiều và khóc ít nước mắt hay màu nước tiểu vàng đậm hơn… thì mẹ sẽ biết rằng bé sắp bị sốt. Lúc này, mẹ cần phải làm thoáng phòng, thay cho bé những bộ đồ rộng rãi, mát mẻ và không cho bé ra ngoài quá nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tắm cho bé quá nhiều vì muốn giúp trẻ mát hơn.

Điều này là không cần thiết bởi cơ thể của em bé chưa có mùi như người lớn, trừ trường hợp bé đi đại tiện hoặc tã quá bẩn. Mẹ cũng có thể cho bé nằm trong phòng máy lạnh nhưng cần phải mặc quần áo đầy đủ và chỉ để nhiệt độ tầm 25 đến 28 độ C.

Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng

Ở những trẻ bình thường cơ thể cũng đã vốn dĩ yếu ớt nhưng ở những bé sinh thiếu tháng thì còn yếu hơn. Không chỉ vậy, những đứa bé này cũng dễ bị bệnh hay gặp phải những rủi ro, nguy hiểm nhiều hơn. Chính vì vậy, việc chăm sóc sẽ vất vả và kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Cho nên, để sức khỏe của bé được đảm bảo, mẹ có thể tiến hành massage toàn thân cho bé một cách nhẹ nhàng, cho bé bú thật nhiều sữa mẹ, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp và theo dõi sát sao mọi thay đổi của trẻ.

Kết luận

Với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được nêu ra trên đây,  các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình. Nhờ đó, sức khỏe của bé sẽ ngày càng tốt hơn và hạn chế được nhiều bệnh.

Xem thêm:

Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi: Những Điều Cần Biết

Nguồn tham khảo

  • https://suckhoebabau.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi.html
  • https://attipas.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-thieu-thang-nhe-can-tot-nhat/
  • https://www.momjunction.com/articles/tips-to-take-care-of-your-one-month-old-baby_00369336/

 

5/5 - (1 vote)