Updated at: 14-09-2020 - By: admin

Những mẹ bầu thường xuyên đi khám thai, chắc hẳn sẽ không bao giờ quên đo chỉ số BPD. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số BPD. Vậy bpd thai nhi là gì và khi nào cần đo chỉ số này?

Chỉ số bpd thai nhi là gì?

Chỉ số BPD là chữ viết tắt của từ Biparietal Diameter trong tiếng Anh, hay còn gọi là đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. Chỉ số BPD trong khám thai chính là số đo đường kính tại mặt cắt ngang lớn nhất của hộp sọ thai nhi theo chiều từ tai trái sang tai phải (mẹ lưu ý không phải chiều dài từ trán ra sau gáy nhé).

Việc siêu âm chỉ số BPD sẽ giúp cho bác sĩ có thể tính được cân nặng, chiều cao và tình trạng sức khỏe, một số chỉ số về tốc độ phát triển của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, đường kính lưỡng đỉnh thai nhi chính là đáp án cho câu hỏi bpd thai nhi là gì của mẹ bầu.

Chỉ Số BPD Là Gì? Chỉ Số Phát Triển Này Quan Trọng Với Thai Nhi Như Thế Nào? 1Chỉ số BPD là số đo đường kính tại mặt cắt ngang lớn nhất của hộp sọ thai nhi

Tuy nhiên, khi siêu âm thai, các bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số BPD để có thể đánh giá toàn diện sự phát triển của bé mà còn dựa thêm vào các chỉ số khác như chỉ số chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu của thai nhi.

Tổng hợp tất cả các chỉ số này lại, mẹ bầu sẽ có được thông tin toàn diện để biết được con yêu của mình đang phát triển đến giai đoạn nào. Đồng thời, mẹ cũng biết được cả tình trạng phát triển và các dị tật não bộ của bé nữa đấy.

Cách đo đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai

Thông thường, các bác sĩ sẽ đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bằng máy siêu âm theo tiêu chuẩn như sau: Chỉ số BPD được tính từ mặt phẳng cắt qua vách trong suốt, qua đồi thị và cuống đại não. Đặc biệt, mặt phẳng cắt phải cân đối qua đường giữa, bản xương sọ đều và rõ, không bị mờ, nhòe nét.

Khi đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần (thông qua đồi thị), các bác sĩ sẽ lấy từ mặt ngoài bản xương trên cùng đến mặt trong bản xương dưới cùng.

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi có thể được đo bắt đầu từ tuần thứ 13 cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Kể từ tuần 20 trở đi, chỉ số này sẽ mất dần độ chính xác. Do đó, nếu như BPD được đo trong khoảng tuần 12 đến 20 của thai kỳ thì chỉ số này sai lệch trong khoảng 10 – 11 ngày. Nhưng từ tuần 26 trở đi, chỉ số BPD có thể sai lệch đến 3 tuần.

Thông thường, từ tuần 12 cho đến khi bé chuẩn bị chào đời, chỉ số BPD sẽ tăng từ 2,0cm đến 9,5cm. Cụ thể, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ sẽ ở vào khoảng 88 – 100mm. Chính vì vậy, chỉ số bpd thai nhi trung bình là khoảng 94mm là bình thường, mẹ có thể yên tâm rồi nhé.

Đường kính lưỡng đỉnh cao hoặc thấp hơn chuẩn, mẹ bầu có đáng lo?

Trong quá trình siêu âm, nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi rơi vào khoảng 88 – 100mm được xem là đạt chuẩn. Nếu chỉ số này không nằm trong mức chuẩn (cao hơn hoặc thấp hơn), bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm lại một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để chắc chắn về tình hình sức khỏe của con. Chú ý khi mức đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn 88 – 100mm nhé

Chẳng hạn, nếu chỉ số BPD thấp hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi bị chậm phát triển, bị dị tật đầu nhỏ hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các em bé khác. Ngược lại, nếu chỉ số BPD cao hơn mức này thì kích thước thai sẽ lớn hơn bình thường, đặc biệt là phần đầu quá to có thể gây trở ngại cho mẹ trong việc sinh nở. Vì vậy, nhiều khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Đường kính lưỡng đỉnhMẹ bầu nên đo đường kính lưỡng đỉnh của thai từ tuần thứ 13 – 20

Không chỉ có vậy, những thai nhi có chỉ số lưỡng đỉnh lớn kèm theo những chỉ số khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu đều vượt so với mức thông thường có thể mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ. Khi đó, mẹ cần cắt giảm ngay lượng đường nạp vào cơ thể để tránh nguy cơ béo phì cho cả 2 mẹ con nhé.

Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Khi đọc một tấm phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai nhi, mẹ sẽ “bấn loạn” khi nhìn thấy có rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số thai nhi theo từng tuần khác nhau. Bên cạnh những chỉ số quen thuộc như chiều dài xương đùi, chiều dài đầu mông thì chu vi vòng đầu hay chiều cao, cân nặng thai nhi cũng rất quan trọng vì các chỉ số đều phản ánh nhịp độ phát triển theo từng tuần của bé.

Không chỉ có vậy, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu các chỉ số khác như đường kính lưỡng đỉnh lớn, chỉ số nước ối,… để có được cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển của thai nhi. Hầu hết các chỉ số thai nhi trên tờ phiếu siêu âm đều là từ tiếng Anh được viết tắt nên rất dễ nhầm lẫn. Mẹ chỉ cần nhớ một số thuật ngữ phổ biến nhất như:

  • Ký hiệu GA (Gestational age): Tuổi thai nhi được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • Ký hiệu BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi, tức là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của bé.
  • Ký hiệu FL (Femur length): Chiều dài của xương đùi
  • Ký hiệu EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai nhi (ước đoán)
  • Ký hiệu CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu mông. Trong những tuần cuối, chiều dài này sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần nắm được bảng số đo chi tiết các chỉ số thai nhi theo từng tuần để tiện theo dõi hành trình phát triển của con yêu ở trong bụng. Ở giai đoạn đầu, trong tuần 1 – 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ, mẹ bầu chưa nhận biết được cho đến khi bị trễ kinh hoặc que thử xuất hiện 2 vạch. Ngay cả khi mẹ đã biết mình có thai nhưng nếu túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể giúp mẹ nhìn thấy hình ảnh về thai nhi.

Dư Ối Nên Ăn GìMẹ bầu cần nắm được bảng số đo chi tiết của thai nhi theo từng tuần

Trong giai đoạn từ tuần 1 – 7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ đo đường kính túi thai. Từ tuần 4, GSD của thai là từ 3 – 6mm, đến tuần 5 là 6-12mm và tuần 6 là 14-25mm. Từ tuần 7 trở đi, mẹ mới có thể bắt đầu do được chiều dài đầu mông của thai (vào khoảng 4 -7mm).

Từ tuần thứ 7 đến 20, thai nhi tiếp tục trải qua những bước phát triển mới và các chỉ số của thai nhi đã có thể được đo đầy đủ thông qua việc siêu âm từ tuần thứ 13 trở đi.

Tuổi thaiChiều dài đầu mông (CRL)Đường kính lưỡng đỉnh  (BDP)Chiều dài xương đùi (FL)Cân nặng ước tính (EFW)
Tuần 79-15mm0,5-2gr
Tuần 816-22mm1-3gr
Tuần 923-30mm3-5gr
Tuần1031-40mm5-7gr
Tuần 1141-51mm12-15gr
Tuần 1253mm18-25gr
Tuần 1374mm21mm35-50gr
Tuần 1487mm25mm14mm60-80gr
Tuần 15101mm29mm17mm90-110gr
Tuần 16116mm32mm20mm121-171gr
Tuần 17130mm36mm23mm150-212gr
Tuần 18142mm39mm25mm185-261gr
Tuần 19153mm43mm28mm227-319gr
Tuần 20164mm46mm31mm275-387gr

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ nhanh chóng, ngoạn mục, đạt được các số đo chiều dài, cân nặng và sự phát triển lý tưởng đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số của con yêu thay đổi hàng tuần một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai như bảng dưới đây.

Tuổi thaiChiều dài đầu chânĐường kính lưỡng đỉnh (BDP)Chiều dài xương đùi (FL)Cân nặng ước tính (EFW)
Tuần 2126,7cm50mm34mm399gr
Tuần 2227,8cm53mm36mm478gr
Tuần 2328,9cm56mm39mm568gr
Tuần 2430cm59mm42mm679gr
Tuần 2534,6cm62mm44mm785gr
Tuần 2635,6cm65mm47mm913gr
Tuần 2736,6cm68mm49mm1055gr
Tuần 2837,6cm71mm52mm1210gr
Tuần 2938,6cm73mm54mm1379gr
Tuần 3039,9cm76mm56mm1559gr
Tuần 3141,1cm78mm59mm1751gr
Tuần 3242,4cm81mm61mm1953gr
Tuần 3343,7cm83mm63mm2162gr
Tuần 3445,0cm85mm65mm2377gr
Tuần 3546,2cm87mm67mm2595gr
Tuần 3647,4cm89mm68mm2813gr
Tuần 3748,6cm90mm70mm3028gr
Tuần 3849,8cm92mm71mm3236gr
Tuần 3950,7cm93mm73mm3435gr
Tuần 4051,2cm94mm74mm3619gr

Xem thêm:

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 39 Tuần Như Thế Nào Là An Toàn

Sự Phát Triển Của Bé Qua Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 38 Tuần

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 37 Tuần, Thai Nhi Phát Triển Như Thế Nào?

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 36 Tuần Và Những Chỉ Số Mẹ Cần Biết

Tầm Quan Trọng Của Việc Hiểu Rõ Chỉ Số Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 35 Tuần

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 32 Tuần Tuổi Ra Sao? 5 Điều Phải Làm

Trong những lần khám thai định kỳ theo các mốc nhất định, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, mẹ còn cần biết những chỉ số như BDP, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi của bé có bị “lệch” so với các chuẩn đã được thống kê hay không.

Không chỉ do sự chủ quan của bác sĩ, sự sai lệch này cũng có thể xảy ra do sai số của các thiết bị siêu âm. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ bầu hoặc đặc điểm thể chất riêng của thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số trên.

Nhẩm tính tuổi thai từ đường kính lưỡng đỉnh

Để biết thai nhi đang phát triển đến giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu có thể thử nhẩm tính theo công thức dưới đây:

  • Nếu BPD (cm) = 2xx thì tuổi thai = (4 × 2) + 5 (tuần)
  • Nếu BPD (cm) = 3xx thì tuổi thai = (4 × 3) + 3 (tuần)
  • Nếu BPD (cm) = 4xx thì tuổi thai (tuần) = (4 × 2) + 2 (tuần)
  • Nếu BPD (cm) = 5xx thì tuổi thai (tuần) = (4 × 1) + 1(tuần)
  • Nếu BPD (cm) = 6xx / 7xx / 8xx / 9xx thì tuổi thai = (4 × 6 / 7 / 8 / 9) (tuần)

Chắc hẳn mẹ bầu sẽ thắc mắc về công thức dùng để ước lượng cân nặng thai nhi theo số đo bpd là gì? Đó là: Trọng lượng = [BPD (mm) – 60] x 100 (gram)

Ví dụ: BPD = 75mm thì trọng lượng ước đoán của thai nhi sẽ là: (75 – 60) x 100 = 1500 (gram).

Cạn ỐiMẹ bầu hoàn toàn có thể tính trọng lượng của thai nhi bằng công thức

Hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết về bpd thai nhi là gì được tổng hợp trên đây sẽ giúp mẹ bầu có những hiểu biết cần thiết khi đọc các chỉ số trên tờ kết quả siêu âm thai nhi. Để thai phát triển tốt, bên cạnh việc khám thai thường xuyên, mẹ nhớ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, uống nhiều nước và vận động hợp lý nhé.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu thì phải mổ?

Nếu chỉ số BPD của thai nhi không nằm trong mức chuẩn mà cao hơn hoặc thấp hơn, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ bầu tiến hành siêu âm lại một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để chắc chắn về kết quả chẩn đoán. Bởi lẽ, nếu chỉ số BPD thấp hơn mức đường kính lưỡng đỉnh chuẩn, có khả năng trí não của thai nhi bị chậm phát triển. Thậm chí, có nhiều trường hợp phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các thai nhi có cùng độ tuổi.

Ngược lại, nếu chỉ số BPD cao hơn mức chuẩn, tức là đường kính lưỡng đỉnh quá lớn sẽ đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu lớn hơn bình thường, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong ca sinh thường. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, thai có chỉ số lưỡng đỉnh lớn cùng với  những chỉ số khác như cân nặng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng… đều vượt so với mức thông thường có thể bắt nguồn từ căn bệnh tiểu đường thai kỳ của người mẹ.

Xem thêm: Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Thì Phải Mổ? Và 5 Điều Lưu Ý

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu mổ

Xem thêm:

Sản Dịch Sau Sinh Là Gì, Tất Tật Những Điều Cần Biết Về Sản Dịch

Nguồn tham khảo: 

  • http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/duong-kinh-luong-dinh-an-toan-de-sinh-thuong-la-bao-nhieu-me-bau-nao-cung-can-biet-290918.html
  • https://radiopaedia.org/articles/biparietal-diameter
  • https://www.verywellfamily.com/biparietal-diameter-bpd-2371600

 

5/5 - (1 vote)