Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề từ lúc mang thai đến khi sinh nở, trong đó có sản dịch sau sinh. Đây được xem là hiện tượng thường thấy khi người mẹ sinh em bé xong. Tuy nhiên, các chị em vẫn chưa biết nhiều về vấn đề này như sản dịch là gì, làm sao để biết đấy là sản dịch sau sinh, nó có gây nguy hiểm gì không hay bao lâu thì hết sản dịch. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Sản dịch là gì?

Sản dịch là hiện tượng thường xảy ra trong tử cung phụ nữ sau sinh. Dù là bà bầu thực hiện đẻ thường hay đẻ mổ đều sẽ có một lượng sản dịch ứ đọng lại. Xuất hiện tình trạng này là do trước khi sinh em bé, tử cung cần giãn rộng ra để em bé có thể dễ dàng chui ra ngoài. Khi tử cung đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nó sẽ chuyển qua quá trình hồi phục. Cùng lúc này, niêm mạc tử cung bị tổn thương, hoại tử, xơ hóa dần và bong ra theo những cục máu đông nhỏ đi ra ngoài cùng chất nhầy tử cung. Và chất dịch thoát ra ngoài này gọi là sản dịch hay máu sinh.

Sản dịch có màu gì?

Khi mới sinh em bé, trong sản dịch thường kèm theo máu với một lượng khá lớn nên vào lúc này sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, tương tự với máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau một thời gian, màu sắc của sản dịch sẽ nhạt và loãng dần do lượng máu đã giảm đi. Đến khi đã được 10 ngày kể từ thời điểm sinh, bạn có thể thấy sản dịch đã chuyển sang màu trắng hoặc hơi vàng với lượng rất ít (được tiết ra từ những tế bào bạch cầu). Ở trường hợp bình thường, sản dịch sau sinh sẽ có mùi tanh, nồng của máu. Nhưng khi sản dịch xuất hiện mùi hôi khó chịu và ra nhiều một cách bất thường thì có khả năng mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo. Khi gặp tình trạng này, bà bầu cần gặp bác sĩ để theo dõi thêm cũng như có được hướng chữa trị phù hợp.

Lúc mới sinh được 3-4 ngày, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi

Sản Dịch Sau Sinh

Tử cung thường sẽ hoạt động co bóp tối đa để có thể đẩy hết sản dịch ra ngoài sau khi sinh con. Nhưng vì một lý do nào đó mà sản dịch không thể đào thải được hết ra ngoài gây nên tình trạng ứ đọng trong tử cung. Trường hợp này gọi là ứ sản dịch sau sinh mổ hoặc là bế sản dịch sau sinh.

Các chị em có thể nhận biết được bản thân bị ứ sản dịch khi không thấy những hiện tượng sản dịch chảy ra theo đường âm đạo sau khi sinh con. Nếu là bình thường, sau khi sinh đẻ xong, thai phụ thường có sản dịch từ 20-45 ngày. Vào những ngày đầu có sản dịch, màu sản dịch sẽ là màu đỏ tươi và từ từ nhạt dần.

Đến ngày thứ 10 thì sản dịch sẽ chuyển sang vàng rồi trắng. Nhưng trong trường hợp bế sản dịch sau sinh, tới khi sản dịch xảy ra sẽ mùi hôi khó chịu, bà bầu bị sốt và có cảm giác căng tức bụng dưới, đau tràn rất khó chịu.

Sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết?

Tùy vào thể trạng từng người mà các biểu hiện về sản dịch cũng khác nhau. Có người sẽ ra nhiều sản dịch sau sinh nhưng cũng có người ra ít. Thời gian kéo dài cũng như vậy, có bà bầu chỉ qua vài ngày, lượng sản dịch trong tử cung đã tự đào thải hết ra ngoài nhưng cũng có người lại phải mất hơn 2-6 tuần như sau:

  • Trong 3 ngày đầu sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ tươi. Sau đó sẽ ngày càng nhạt dần, máu có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng.
  • Đến ngày thứ 7-10 sau khi sinh, có một lượng tế bào, niêm mạc xuất hiện trong máu sinh. Nó có màu vàng nhạt và màu trắng nên được gọi là máu sinh trắng.

Tuy rằng, sản dịch sẽ hết sau 20 ngày nhưng nó vẫn có thể kéo dài đến 45 ngày ở một số sản phụ. Chị em có thể biết thời điểm mình đã gần hết sản dịch bằng cách quan sát lượng máu và màu sắc. Nếu các mẹ thấy máu ra ít và có màu đỏ tươi (kinh non) thì chứng tỏ niêm mạc tử cung đã được phục hồi.

Nhưng nếu sản dịch có màu nâu sẫm và có mùi hôi thì chị em cần lập tức đến bệnh viện khám vì dấu hiệu này cho thấy khoang tử cung có thể đã bị viêm nhiễm. Một trường hợp khác cũng gây nguy hiểm không kém khi chị em thấy sản dịch ra nhiều và không có dấu hiệu hết dù đã qua nhiều tuần. Điều này có thể là do nhau thai vẫn còn sót lại sau khi sinh. Chính vì thế, chị em cần chú ý cơ thể chính mình để đi chữa trị kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm như trên.

Cách đẩy sản dịch ra nhanh

 

Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ sau khi sinh

 

Cơ thể phụ nữ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh được khoảng 4-6 tuần. Cũng trong thời gian này, tử cung vẫn hoạt động liên tục để co bóp đẩy sản dịch ra ngoài. Cho nên, đây cũng là thời điểm tử cung dễ bị viêm nhiễm do các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào qua cơ quan sinh dục. Thêm vào đó, ngay tại âm đạo cũng tồn tại sẵn một số ít vi khuẩn nên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng âm đạo phát triển. Chính vì thế, việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày là điều vô cùng cần thiết.

Sản Dịch Sau SinhThường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày nhằm ngăn chặn tử cung và âm đạo bị viêm nhiễm

Để làm được điều đó, các mẹ cần lót băng vệ sinh và thay liên tục 3 tiếng một lần. Mỗi lần thay nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và lau khô. Mỗi ngày ít nhất nên vệ sinh lấy 3 lần sáng, trưa và tối trước khi ngủ. Nếu như mẹ gặp tình trạng ra nhiều thì nên thay nhiều lần hơn trong một ngày và có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa. Ngoài ra, sản phụ cần tắm gội nhanh bằng nước ấm trong phòng kín. Sau đó, nên lau khô người nhanh và sấy khô tóc. Việc này tránh cho tình trạng bị trúng gió lùa khiến mẹ bị ù tai, đau đầu.

Thường xuyên vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Tuy rằng việc sinh đẻ lấy đi rất nhiều sức lực cùng sự đau đớn cho bà bầu nhưng nếu bà bầu không di chuyển một chút mà chỉ nằm trên giường hoài có thể khiến bà bầu bị tình trạng ứ dịch trong tử cung. Vì vậy, bà bầu nên đi lại nhẹ nhàng trong phòng, giúp khí huyết lưu thông và sản dịch cũng không bị ứ đọng lại. Nếu sản phụ thấy mệt có thể ngồi tại giường cử động chân tay nhẹ nhàng.

Còn đối với những người thực hiện đẻ mổ, các mẹ cũng cần đi bộ để vận động cơ thể. Vận động sẽ giúp các chị em tránh bị táo bón, ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông ở chân, tay hay bệnh viêm phổi sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, cơ thể sản phụ sẽ nhanh hồi phục hơn và giảm được nguy cơ bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch. Tuy nói rằng vận động cơ thể một chút sẽ tốt hơn là cứ nằm trên giường nhưng không phải vì vậy mà tập quá nhiều. Các mẹ bầu sau sinh chỉ cần vận động nhẹ nhàng, mỗi lần từng chút một là đủ. Vận động mạnh hay quá sức có thể gây ra tác dụng ngược. Nếu muốn mẹ phải chờ sau 4-6 tuần mới có thể vận động bình thường.

Cho em bé bú sớm nhất có thể

Việc cho con bú sớm rất có lợi không chỉ với em bé mà còn tốt cho cơ thể sản phụ. Khi cho em bé bú sớm, cơ thể bé sẽ được tăng sức đề kháng, mẹ thì có thể đẩy lùi được tình trạng ứ dịch sau sinh vô cùng hiệu quả và giảm được nguy cơ băng huyết sau sinh. Và quan trọng nhất tình cảm của hai mẹ con sẽ được gắn kết chặt chẽ hơn. Với những bà bầu mà sinh thường, khi đã đỡ mệt thì nên cho con bú sớm. Nếu chưa có sữa cũng vẫn có thể cho bé mút núm vú vì điều này sẽ góp phần kích thích tạo sữa. Sữa non ban đầu rất tốt cho bé vì chứa lượng kháng thể rất lớn.

Còn những bà bầu đẻ mổ thì sao? Họ có thể cho con bú sữa ngay không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Chỉ cần 1 giờ sau sinh là mẹ đã có thể cho bé bú bình thường đối với sản phụ gây tê cục bộ. Còn sản phụ gây tê toàn thân thì cần chờ khoảng 4-6 tiếng là cũng có thể cho em bé bú.

Cách chữa ứ sản dịch

 

Chữa bằng thuốc

 

Cách này sẽ được sử dụng khi sản phụ được phát hiện sớm tình trạng ứ sản dịch và vẫn còn ở mức độ nhẹ. Để điều trị, sản phụ sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc ngậm hoặc pha loãng thuốc với dung dịch NaCl để tiêm hay truyền vào tĩnh mạch. Thuốc này sẽ giúp tử cung của sản phụ hoạt động co bóp lại bình thường và đẩy sản dịch ra ngoài. Thêm nữa, sản phụ cũng có thể dùng thuốc kháng sinh để chống viêm, kháng khuẩn giúp cho tử cung, cổ tử cung không bị viêm nhiễm.

Sản Dịch Sau SinhĐiều trị ứ sản dịch bằng cách tiêm thuốc

Chữa bằng hút sản dịch

Nếu tình trạng sản dịch bị ứ đọng trong thời gian dài, việc dùng thuốc như trên sẽ không có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành hút sản dịch bằng cách nong cổ tử cung bằng tay hoặc sử dụng ống hút y tế. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này cần đảm bảo rằng dụng cụ y tế phải được vô trùng, bác sĩ phải là người có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Ngoài việc hút sản dịch, bác sĩ sẽ cho sản phụ uống thuốc chống viêm nhiễm phụ khoa và hỗ trợ hồi phục chức năng tử cung.

Sử dụng một số phương pháp dân gian

Uống nước chè vằng

Đây là một bài thuốc dân gian đã xuất hiện từ lâu và được ông bà ta áp dụng rất hiệu quả. Lá chè vằng này có thể mua tại các cửa hàng thuốc bắc, có thể dùng tươi hoặc khô. Đều đặn mỗi ngày, mẹ lấy lá chè vằng hãm thành nước trà để uống. Nếu uống thay nước luôn thì sẽ càng nhanh hết sản dịch. Nước chè vằng này ngoài công dụng đẩy nhanh sản dịch ra ngoài thì còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, bổ máu, lợi sữa.

Xông hơ vùng kín

Để có thể xông hơ vùng kín, mẹ sẽ cần dùng lá trầu không vì lá trầu có chứa nhiều hoạt chất sát khuẩn. Lấy một nắm lá trầu không đem đi rửa sạch rồi vò nát bỏ vào nồi nước đã đun sôi. Sau đó, rắc thêm ít muối vào. Tiếp theo, đổ nồi nước này vào một cái chậu nhỏ rồi dạng hai chân để xông.

Mẹ cũng có thể vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không nếu muốn (giữ lại 1 phần riêng nước lá từ trước khi xông). Không nên dùng nước đã xông để vệ sinh vì sản dịch bẩn có thể rơi vào. Cách này dễ thực hiện, nhanh chóng mà còn giúp vùng kín sạch sẽ, giảm ngứa, âm đạo được hồng hào, tử cung được phục hồi nhanh hơn và các môi của âm đạo có thể co lại tốt hơn.

Ăn canh trứng với đậu phụ

Với phương pháp này, sản phụ chỉ cần ăn liên tục trong 4 ngày, mỗi ngày một lần vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói. Nhờ đó, sản dịch sẽ được đẩy ra dễ dàng.

Ăn canh hoặc uống nước rau ngót

Mẹ lấy rau ngót đem đi nấu canh ăn hoặc xay nhuyễn với chút muối để uống. Có thể uống 3-5 ly mỗi ngày. Không chỉ giúp điều trị ứ sản dịch mà rau ngót còn có thể tăng sức đề kháng, lợi sữa cho mẹ.

Sản Dịch Sau SinhRau ngót đem đi nấu canh hoặc xay nhuyễn thành nước uống giúp đẩy nhanh sản dịch ra khỏi tử cung

Kết luận

Dù rằng tình trạng sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường ở những phụ nữ mới sinh con nhưng nếu bạn không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không đầy đủ và không thường xuyên vận động thì bạn sẽ dễ bị ứ dịch lòng tử cung gây nguy hiểm. Cho nên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cho mình cách phòng ngừa hiệu quả và hợp lý.

Nguồn tham khảo: yeutre.vn, conlatatca.vn, marrybaby.vn

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Chưa hết sản dịch đã quan hệ có sao không?

Khoảng thời gian phù hợp được cho là có thể quan hệ tình dục như bình thường của các cặp vợ chồng là từ 6-8 tuần. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cả hai vợ chồng đều không thể kiềm chế được và đã phát sinh quan hệ ngay sau sinh khi mới được 2-3 tuần khi mà sản dịch vẫn chưa hết. Các bác sĩ cho rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho người phụ nữ bởi ở thời điểm này các vết thương có trong tử cung do việc sinh đẻ gây ra vẫn chưa lành lại và lỗ cổ tử cung vẫn còn hở.

Điều này có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm ngược dòng và nguy cơ bị sa sinh dục… sẽ cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, sức khỏe của người mẹ có thể bị ảnh hưởng khi quan hệ trong thời kỳ hậu sản. Chính vì vậy, các bác sĩ đã khuyến cáo các cặp đôi là nên kiêng cữ vấn đề này cho đến khi vợ của họ hết sạch sản dịch, các vết thương cũng đã lành hẳn và cơ thể được hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm:

Vừa Hết Sản Dịch Quan Hệ Có Thai Hay Không BS Trả Lời

Nguyên nhân khiến sản dịch sản dịch có mùi hôi thối

Tương tự như khi đến tháng, sản dịch sẽ mang mùi tanh nồng của máu. Nếu sản dịch mà ra nhiều thì sẽ tanh hơn còn ra ít và loãng thì mùi sẽ đỡ tanh hơn. Nhưng khi mùi của sản dịch không còn là mùi tanh nồng của máu bình thường mà thay vào đó là một mùi hôi khó chịu, thêm vào đó là triệu chứng nóng rát ở vùng kín. Điều này cho thấy vùng kín có khả năng đang bị nhiễm khuẩn. Nếu như sản dịch có màu xanh và cùng với đó là mùi hôi, ngứa thì đây chính là dấu hiệu vùng kín bị nhiễm nấm kèm theo bội nhiễm.

Xảy ra hiện tượng này là do quá trình sinh đẻ sẽ làm cho cơ quan sinh dục bị tổn thương. Thêm nữa, sức đề kháng của cơ thể người mẹ lúc này là rất yếu khiến cho các loại nấm, vi khuẩn… có điều kiện phát sinh và tấn công vào âm đạo. Cũng có một lý do khác khiến âm đạo bị viêm nhiễm chính là việc vệ sinh hằng ngày không được đảm bảo. Khi các mẹ chăm sóc sau sinh không đúng cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh, tẩy rửa sâu vào âm đạo hoặc quan hệ vợ chồng quá sớm đều có thể khiến cho vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, tình trạng bế sản dịch có thể xảy ra nếu như sau 45 ngày mà người mẹ vẫn chưa hết sản dịch và có mùi hôi kèm theo. Bên cạnh việc có mùi hôi thối, người mẹ còn có thể bị căng tức bụng dưới, sản dịch chỉ ra từng chút một nhưng lại kéo dài và bị sốt lên đến 38-39 độ. Hiện tượng bế sản dịch này thường xảy đến ở những phụ nữ mang thai lần đầu tiên.

Khi sản phụ bị bế sản dịch sẽ rất nguy hiểm vì phải mất một thời gian dài để chờ sản dịch thoát ra nên nội mạc tử cung rất có thể sẽ bị nhiễm trùng. Nếu vấn đề này không phát hiện được từ sớm và để nó diễn ra trong thời gian dài, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lan ra toàn bộ tử cung và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu.

Xem thêm:

Sản Dịch Có Mùi Hôi Là Bệnh Gì, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Bế sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch thoát ra ở cửa mình của người mẹ sau sinh thực chất là màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bị bong ra, bị đẩy ra ngoài. Sản dịch rất dễ phân huỷ và sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục sinh sôi, phát triển.

Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ tự động co bóp để đẩy hết sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, tử cung người mẹ không co bóp khiến cho sản dịch không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung, còn gọi là bế sản dịch sau sinh.

Bế Sản DịchTình trạng bế sản dịch gây nhiều phiền toái cho mẹ sau sinh

Theo các chuyên gia y tế, bế sản dịch sau sinh (còn gọi là ứ đọng sản dịch) là một trong những tình trạng phổ biến trong giai đoạn hậu sản mà người mẹ gặp phải. Nhiều sản phụ sau khi sinh không chịu vận động nhiều, cứ nằm trong một thời gian dài dẫn đến tử cung không co hồi được, gây ứ đọng sản dịch trong tử cung.

Tình trạng bế sản dịch cộng với thói quen vệ sinh không tốt dẫn đến nhiễm trùng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ sau sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, bế sản dịch có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu. Chình vì người mẹ bị chảy máu không cầm được sẽ dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.

Hết sản dịch lại ra máu tươi có phải dấu hiệu bất thường?

Trong quá trình hồi phục sau sinh, nếu không được chăm sóc cẩn thận, người mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc xuất hiện những đốm máu đỏ tươi sau vài tuần, khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang hoạt động quá mức dẫn đến suy kiệt và cần thêm thời gian để phục hồi.

Tình trạng hết sản dịch lại bị ra máu sau sinh là một vấn đề thường gặp, khiến cho rất nhiều mẹ “đứng ngồi không yên”. Thực ra, các chị em không cần quá lo lắng, chỉ cần cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi thêm một thời gian là ổn. Nếu tình trạng ra máu tươi vẫn không thuyên giảm, thậm chí lượng máu ra ngày càng nhiều hơn thì tốt nhất các mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý khi gặp phải một số trường hợp sản dịch bất thường như: Sản dịch có mùi hôi đi kèm với triệu chứng đau quặn bụng dưới và sốt cao. Đây rất có thể là dấu hiệu mẹ đã bị nhiễm trùng tử cung và các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.

Bên cạnh đó, hiện tượng ra máu nhiều bất thường, màu sắc ngày càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu nhỏ kèm theo người mệt lả, sắc mặt tái nhợt, choáng ngất,… Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, mẹ cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Không chỉ có vậy, nhiều mẹ sau sinh còn gặp phải hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung khiến quá trình sản dịch kéo dài và dịch ra không đồng đều. Tình trạng sản dịch bị ứ đọng bất thường như vậy còn gọi là bế sản dịch, nguyên nhân có thể do người mẹ ít vận động, nằm quá nhiều sau sinh.

Nếu đã hết hết sản dịch lại ra máu tươi có thể do quan hệ vợ chồng quá sớm gây rách tầng sinh môn hoặc bục chỉ ở vết khâu cũng khiến cho người mẹ bị chảy máu tươi. Trong khi đó, cơ thể người mẹ sau sinh cần ít nhất 6 tuần để hổi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ về thời gian quan hệ sao cho an toàn, tránh nhiễm trùng khiến vết mổ lâu lành.

Ở một số trường hợp, sản dịch hết nhanh nhưng người mẹ lại có cảm giác đau, trướng bụng, sờ bụng thấy nổi cục và đau trì bụng xuống có thể do tử cung có vấn đề, mẹ cần đi khám để tìm cách xử lý.

Sản Dịch Sau Sinh Là Gì, Tất Tật Những Điều Cần Biết Về Sản Dịch 1

Tại sao trong sản dịch có cục máu đông?

Việc hết sản dịch ra máu cục được hình thành khi tử cung bắt đầu quá trình phục hồi. Trước khi sinh, tử cung cần được mở rộng ra với kích cỡ vừa đủ để em bé có thể chui ra ngoài. Vì phải nới rộng ra như vậy nên tử cung không tránh khỏi bị tổn thương suốt thời gian sinh đẻ. Chính vì thế, khi tới giai đoạn để khôi phục nguyên trạng, niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và bong ra, đi cùng với các cục máu đông nhỏ có từ vết thương nơi nhau bám và chất nhầy tử cung. Tất cả cùng nhau được đào thải ra ngoài. Vì thế, khi chị em nhìn thấy sản dịch, sẽ thấy được màu đỏ tươi cùng mùi tanh của máu. Bên cạnh đó còn thấy được các cục máu đông nhỏ.

Hết sản dịch ra máu

Xem thêm:

Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Có Thai?

Rate this post