Đái dầm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hay xảy ra khi mẹ không “xi” bé kịp thời. Tuy nhiên, ở một số trẻ có vấn đề về đường tiết niệu cũng sẽ gây ra hiện tượng trên với thời gian dài hơn so với các bé bình thường. Vậy, có nên chữa đái dầm bằng đông y cho trẻ nhỏ không là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Đái dầm có phải là bệnh không?
Đối với bất cứ một đứa trẻ bình thường nào cũng đều sẽ trải qua giai đoạn đái dầm. Đến khi lớn hơn, những đứa trẻ đã hiểu, nhận biết và học được cách tự đi vệ sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào kiểm soát được điều này bởi bé có vấn đề về đường tiết niệu.
Liệu đái dầm có phải là bệnh không và cách chữa thế nào?
Nếu trẻ nào gặp tình trạng này, bố mẹ nên đưa con đi khám để hiểu rõ hơn và tìm ra nguyên nhân gây nên chứng đái dầm của bé.
Trẻ bị đái dầm nhiều và liên tục là do đâu?
- Một trong những lý do khiến trẻ hay tiểu dầm, nhất là sau khi ngủ dậy, chính là việc bố mẹ cho trẻ uống nước ngay trước giờ đi ngủ. Không những vậy, lượng nước mà trẻ đã uống là khá nhiều. Cho nên, kết quả xảy ra chắc chắn là trẻ sẽ đái dầm mà không biết. Bên cạnh đó, trẻ đã ăn một số loại thực phẩm giúp tăng lượng nước có trong cơ thể. Từ đó, bàng quang cũng sẽ nhanh đầy nước hơn làm trẻ tè dầm liên tục với lượng nước tiểu nhiều.
Việc trẻ uống nước trước khi ngủ có thể khiến trẻ tè dầm ban đêm
- Ngoài ra, trẻ đái dầm cũng có khả năng lớn là bàng quang gặp vấn đề. Nguyên do này thường không thể biết nếu bé không được đi khám. Vấn đề có thể xảy ra trong trường hợp này là táo bón, thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường… Tất cả đều gây ảnh hưởng lên bàng quang là làm giảm chức năng bài tiết vốn có của bộ phận này.
- Ngủ quá say cũng là một trong những điều khiến bé không tự chủ để thức dậy và đi vệ sinh khi mắc. Ở một số trẻ, mỗi lần ngủ đều ngủ không liền giấc, thường dễ tỉnh khó ngủ. Nên nếu xung quanh mà ồn ào thì chúng đều không thể ngủ say được. Tuy nhiên, có một số đứa trẻ khác lại ngược lại. Chúng rất dễ ngủ và ngủ liền một mạch đến khi đủ giấc hoặc ai đó gọi mới có thể tỉnh được. Và với những đứa trẻ này, khi bàng quang đầy nước và phát ra tín hiệu “cầu cứu” lên não bộ, lúc này vì ngủ quá say mà não bộ đã không kịp bắt lấy tín hiệu này. Do đó, trẻ không thể tỉnh để có thể dậy đi vệ sinh. Kết cục là trẻ đái dầm.
- Một vấn đề khác mà chúng ta cũng không thể bỏ qua chính là kích cỡ bàng quang. Bình thường, bàng quang phải có một kích cỡ vừa đủ để chứa được một lượng kha khá nước tiểu. Nhưng với những trẻ hay đái dầm thì có khả năng, bàng quang của trẻ có kích thước nhỏ không đủ để chứa được nhiều. Điều này đã gây ra tình trạng trẻ đi tiểu thường xuyên và khó có thể nhịn tiểu lâu được.
- Với những trẻ bị chậm phát triển cũng không ngoại lệ. Những đứa trẻ này đều chưa biết rõ để tự chủ trong vấn đề đi tiểu cả về mặt tâm lý lẫn thể chất. Cho nên, thời gian trẻ bị tiểu dầm có thể sẽ kéo dài hơn những trẻ khác. Nhưng không phải vì vậy mà trẻ sẽ như thế suốt. Tới một lúc nào đó, khi trẻ đã phát triển tốt và có đầy đủ nhận thức, trẻ chắc chắn sẽ không còn tiểu dầm nữa.
- Trong cơ thể mỗi chúng ta đều có sự xuất hiện của hormone chống bài niệu. Loại hormone này có tác dụng hạn chế quá trình sản xuất nước tiểu khi con người ngủ. Điều này cũng cho biết rằng hiện tượng trẻ tiểu đêm thường xuyên xảy ra có thể là do lượng hormone này trong cơ thể trẻ không đủ để ngăn nước tiểu sản sinh ra và đã dẫn đến tình trạng này.
- Lý do cuối cùng thường chẳng mấy ai nghĩ tới có thể xảy ra. Nhưng không, nó cũng là một phần gây nên hiện tượng đái dầm ở trẻ nhỏ. Đó chính là yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nếu như lúc nhỏ bố mẹ đã từng bị tiểu dầm liên tục trong thời gian dài thì có khả năng lớn là trẻ cũng sẽ bị theo (70-75%). Tỷ lệ đái dầm do di truyền này sẽ giảm dần (còn 44%) nếu chỉ có một trong hai từng bị và sẽ chỉ còn 15% nếu chẳng ai trong bố mẹ bị vấn đề này.
Chữa đái dầm bằng đông y có phù hợp với trẻ em không?
Các bài thuốc đông y được nghiên cứu từ các thầy thuốc xa xưa và qua thời gian dài nó lại càng được cải tiến và sử dụng hiệu quả hơn. Vì được đúc kết qua thời gian từ nhiều lương y nên phương pháp đông y được cho là an toàn mà mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Đến ngày nay, các bài thuốc đông y vẫn được nhiều người lựa chọn sử dụng.
So với thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng lại có thể để lại tác dụng phụ hay gây nóng trong người thì đông y lại là phương pháp tối ưu. Không chỉ quan tâm tới các thành phần chữa bệnh mà các thầy thuốc còn chú trọng bổ sung thêm những loại thuốc bổ và làm mát cơ thể dù rằng quá trình khỏi bệnh sẽ chậm hơn so với dùng thuốc tây. Nhưng chính điều này cũng giúp cơ thể được từ từ thích ứng và hấp thụ tốt hơn các thành phần có trong thuốc. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng khi lựa chọn đông y để chữa đái dầm cho trẻ.
Một số phương pháp chữa đái dầm cho trẻ bằng các bài thuốc đông y
Chữa bằng bong bóng lợn
Lý do khiến cho bong bóng lợn giúp cho việc đái dầm được hạn chế là vì nó có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Cho nên, các thầy thuốc đã lựa chọn phương pháp này để chữa bệnh đái dầm cho trẻ. Để thực hiện bài thuốc này, mẹ cần mua một cái bong bóng lợn về và rửa sạch. Sau đó, đem bong bóng lợn nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ. Khi đã chín nhừ, mẹ rắc thêm ít hạt tiêu. Đến khi cho trẻ ăn, mẹ chỉ lấy bong bóng lợn đem thái nhỏ cho bé ăn còn gạo nếp thì sẽ bỏ đi. Mỗi lần ăn thì cho bé ăn 20-50g vào những lúc bé đói bụng. Ngày nào, mẹ cũng làm như vậy cho bé, cứ một ngày 1-3 bữa.
Chữa bằng tổ bọ ngựa
Với cách này, mẹ sẽ cần kết hợp tổ bỏ ngựa với một số loại thuốc khác. Tất cả sẽ được dùng với lượng như sau: 4-12g tổ bọ ngựa, 8-10g thỏ ty tử, 8-10g ích trí nhân, 8-10g ô dược, 10-12g hạt sen, 12g phá cố chỉ, 12g ba kích, 12g đảng sâm. Mẹ đem nấu hết với 400ml nước và đun cho đến khi lượng nước chỉ còn 60-100ml thì múc ra cho bé uống. Đều đặn cho bé uống mỗi ngày, ngày 2 lần trước khi ăn.
Dùng tổ bọ ngựa để trị chứng đái dầm ở trẻ em
- Chữa bằng mề gà
Trước khi sử dụng để làm thuốc, mề gà cần được đem đi phơi khô, sao vàng rồi tán nhỏ thành bột. Sau đó, dùng bột mề gà này pha với nước ấm. Mỗi lần uống chỉ dùng 2-6g và uống vào lúc đói bụng. Bên cạnh cách làm này, mẹ có thể dùng mề gà có kết hợp thêm loại thuốc khác là tang phiêu diêu. Cách sắc thuốc cũng sẽ giống với phương pháp dùng tổ bọ ngựa. Cũng đun với lượng nước là 400ml và nấu tới khi chỉ còn 60-100ml. Lưu ý là lượng để sắc của hai loại thuốc này đều bằng nhau là 4-12g và cũng uống ngày 2 lần trước khi ăn.
- Chữa bằng gan gà trống
Gan gà trống sau khi mua về rửa sạch và đem luộc chín nhừ. Sau khi chín, đong lấy gan gà với lượng bằng nhục quế đã tán mịn. Tiếp theo, quết nhuyễn cả hai với nhau và vo thành các hạt với kích cỡ bằng hạt đậu xanh. Cho bé uống ngày 2-3 lần và mỗi lần là 5-15 viên tùy theo độ tuổi của trẻ. Khi uống thuốc này nên uống với nước ấm và uống khi bụng trẻ không quá no cũng không quá đói.
- Chữa bằng ruột gà
Ở phương pháp dùng ruột gà này sẽ có một chút trái ngược. Nếu là bé trai bị tình trạng đái dầm thì sẽ cần tới ruột gà mái còn bé gái sẽ là ruột gà trống. Cách chế biến sẽ là mang ruột gà sau khi đã mua về rồi rửa sạch và phơi khô nó lên. Tiếp đó, đi đong thuốc với lượng đốt tồn tính và mẫu hệ (vỏ con hàu nung) là 24g, quế chi là 24g, dùng 1 cái kê nội tim đã được phơi khô, sao vàng và tán thành bột mịn. Mang tất cả đi nấu thành nước uống. Cho trẻ uống ngày 2 lần với nước ấm, mỗi lần là 2-4g và dùng trước bữa ăn.
Chữa đái dầm bằng thực phẩm đơn giản hơn
Cho bé ăn quế
Mỗi ngày mẹ có thể cho bé nhai một miếng quế nhỏ hoặc dùng bột quế để ăn chung với bánh mì, sữa hoặc các món tráng miệng.
Cho bé uống nước nam việt quất
Mẹ lấy những quả nam việt quất rửa sạch rồi mang đi ép lấy nước cho bé uống. Uống ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi ngủ với một ly nhỏ.
Cho bé ăn óc chó với nho khô
Mẹ lấy khoảng 1-2 quả óc chó và 1 thìa nho khô để cho trẻ ăn. Cứ trước giờ đi ngủ, cho bé ăn 2 loại này sẽ giúp trẻ hạn chế tiểu đêm.
Kết hợp óc chó với nho khô trong điều trị đái dầm
Dùng nước giấm táo
Trẻ có thể uống giấm táo được pha loãng với nước lọc hoặc mật ong. Mẹ có thể cho trẻ uống 1-2 lần mỗi ngày.
Dùng quả lý gai Ấn Độ
Đem quả lý gai xắt nhỏ thành từng miếng rồi trộn với mật ong và nghệ. Cho trẻ dùng hằng ngày.
Dùng mật ong
Trước khi trẻ đi ngủ, mẹ có thể cho trẻ uống 1 thìa mật ong. Cách làm này giúp giữ nước tiểu được thời gian dài.
Ăn đường thốt nốt
Cho bé ăn một miếng đường thốt nốt cùng một ly sữa ấm vào mỗi buổi sáng hoặc rang đường thốt nốt với mè và ít muối rồi cho bé ăn. Với cách làm này, mẹ nên chú ý không cho trẻ ăn quá nhiều đường mà có thể dẫn đến bệnh khác.
Dùng mù tạt
Pha cho trẻ một muỗng cà phê mù tạt với nửa cốc sữa và để trẻ uống mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Kết luận
Với các bài thuốc chữa đái dầm bằng đông y được nêu ra ở trên, bố mẹ có thể sử dụng một trong số đó để giúp con ngăn ngừa được bệnh tiểu dầm. Nhờ đó, sức khỏe của trẻ cũng được cải thiện nhiều hơn và bố mẹ cũng không cần lo lắng về việc bé đái dầm không kiểm soát nữa.
Nguồn tham khảo
- http://ysiyhoccotruyen. com/tri-chung-dai-dam-hieu-qua-cho-tre-bang-mot-so-bai-thuoc-dong-y
- https://vndoc. com/chua-chung-dai-dam-o-tre-em/download
- https://tintucsuckhoe. net/index.php/bai-thuoc/dieu-tri-dai-dam-o-tre-hieu-qua-bang-dong-y-a741