Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Chứng đái dầm ở trẻ mặc dù không nguy hiểm nhưng khiến nhiều chị em lo lắng, mệt mỏi khi giữa đêm phải thức dậy thay quần áo cho con, ảnh hưởng giấc ngủ của cả mẹ và bé. Chữa đái dầm bằng rau ngót là một trong những cách đơn giản có thể giúp bé nhanh chóng nói tạm biệt với chứng đái dầm này. Mẹ nên tham khảo cách làm ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng đái dầm ở trẻ là gì?

Hiện tượng đái dầm hay xảy ra ở trẻ nhỏ, cả bé trai lẫn bé gái. Thời điểm bé nhận biết được mình đã tè dầm thường là sau khi ngủ dậy. Đây được xem là kiểu rối loạn của hệ bài tiết không mong muốn. Trong độ tuổi từ 4-5, bé sẽ hay gặp tình trạng ướt giường mỗi sáng tỉnh dậy. Đến khi đã được hơn 5 tuổi, tình trạng này hầu như không còn xuất hiện nữa.

Theo nghiên cứu cho thấy chứng đái dầm sẽ xuất hiện ở những đứa trẻ ưa thích hoạt động, chạy nhảy hơn là những bé thích yên tĩnh đến 2,7 lần. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra ở người lớn, chúng ta sẽ không gọi là đái dầm nữa mà sẽ sử dụng cái tên “tiểu tiện không tự chủ”.

Cảm giác của trẻ khi đái dầm:

  • Buổi sáng thức dậy, bé cảm thấy ướt ướt và nhìn xuống giường. Bé thấy mình đã đái dầm và trên khuôn mặt tỏ rõ ràng trẻ không thích điều này và không muốn nó xảy ra.
  • Trẻ luôn cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi bị mọi người trêu chọc về việc đái dầm.
  • Bố mẹ sẽ thường nghe trẻ hỏi nhà mình có ai từng bị đái dầm không, có bị lâu không hay làm sao để chữa khỏi…
  • Trẻ trở nên người lớn hơn, không chịu mặc bỉm như trước.

Chữa đái dầm bằng rau ngótTrong rau ngót có chất gì giúp trẻ hết đái dầm?

  • Rau ngót là một loại rau rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng được dùng làm canh để ăn trong các bữa cơm. Món này ắt hẳn chẳng xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên có thể mọi người vẫn chưa biết rõ rau ngót có chứa các thành phần gì mà lại ngon và tốt cho cơ thể như người ta vẫn nói. Chúng tôi sẽ nói cho bạn biết ngay đây. Đó chính là các loại vitamin, muối khoáng, vitamin C, canxi, phốt pho, đạm. Những chất này đều là các dưỡng chất cần thiết trong cơ thể người.
  • Ngoài ra, khi nói về lượng đạm có trong rau thì rau ngót ở vị trí khá cao. So với rau muống thì rau ngót chiếm một lượng gấp đôi và tương đương với các loại đậu đũa, đậu ván, đậu bắp cùng các thực phẩm giàu đạm khác. Thêm nữa, các chuyên gia nghiên cứu đã thấy rằng, trong rau ngót có chứa một loại đạm thực vật quý hiếm mà không có ở thực phẩm nào khác. Loại đạm này gồm 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine. Tất cả đều là các axit amin vô cùng tốt với cơ thể. Chính những thành phần có trong rau ngót này, chúng ngoài việc để làm thức ăn ra thì có dùng để trị bệnh đái dầm cùng một số bệnh khác rất hiệu quả.

Trị đái dầm bằng rau ngót

Dùng rau ngót để trị đái dầm cho trẻ, mẹ có thể tiến hành theo một trong hai cách:

  • Cách 1

Hái lấy 40g rau ngót tươi. Đem rửa sạch rồi cho vào cối giã đến khi nát hoặc sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn nhưng phải đảm bảo cối giã và máy xay đều phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện. Mục đích của điều này là để trẻ không bị mắc bệnh nhiễm khuẩn. Cho nước đun sôi để nguội vào rau ngót vừa giã, dùng muỗng khuấy đều và lọc lấy nước. Cứ mỗi ngày hai lần, mẹ lại cho bé uống và hai lần uống này nên để cách nhau 10 phút. Không những giúp trẻ trị đái dầm mà còn có thể ngăn ngừa bệnh dị ứng ở trẻ nếu trẻ bị mắc bệnh này.

  • Cách 2

Cũng dùng 40g rau ngót để làm như trên rồi rửa sạch. Nhưng thay vì giã nát, mẹ có thể vò sống và pha với nước đun sôi để nguội. Sau đó, lọc bã rau ngót để lấy nước và cho trẻ uống. Mỗi lần uống, mẹ cho trẻ uống 1 bát con và uống liên tục như vậy trong vòng 2-3 ngày.

Chữa đái dầm bằng rau ngótChữa tè dầm cho trẻ bằng rau ngót

Các phương pháp khác có thể dùng để trị đái dầm

  • Dùng tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu): đun 4-12g tang phiêu tiêu, 4-12g phá cố chỉ, 2-8g thố ty tử, 4-12g đảng sâm, 2-8g ích trí nhân, 2-8g ba kích trong 400ml nước. Đun sôi cạn đến khi chỉ còn 60-100ml. Sau đó, lấy phần nước còn lại này cho bé uống ngày 2 lần và uống trước khi ăn.
  • Dùng củ mài (hoài sơn): đem sấy khô 4 phần hoài sơn, sao vàng, 3 phần ô dước, 3 phần ích trí nhân (quả ré). Sau đó, tán mịn chúng rồi luyện với hồ và vo viên với cỡ bằng hạt ngô. Khi nặn xong hết, đem những viên này đi sấy khô và để trong một lọ sạch. Cho bé dùng với nước ấm, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 4-8g.

Chữa đái dầm bằng rau ngótHoài sơn có tác dụng chữa đái dầm cho trẻ

  • Dùng màng mề gà: lấy màng mề gà sau khi bóc từ bộ phận mề của con gà. Đem đi rửa sạch rồi sấy khô hoặc phơi khô đến khi màng chỉ còn độ ẩm 12% là được. Khi nào mẹ muốn lấy dùng chi bé thì sao với cát rồi rây sạch cát. Ngoài cách này, mẹ cũng có thể sao màng với lửa to đến khi màng trở màu vàng sẫm, cho vài giọt giấm, phơi khô rồi bảo quản nơi kín gió và khô ráo. Khi màng mề gà đã sao xong, mang đi tán thành bột mịn và pha nước ấm cho bé. Uống ngày 2 lần với lượng 2-6g cho mỗi lần. Uống khi bé đói. Cũng có thể kết hợp màng mề với tang phiêu tiêu. Sắc lấy 400ml 2 loại này (4-12g) đến khi còn 60-100ml thì đổ nước uống, uống trước khi ăn.
  • Dùng dế mèn đen: làm chết dế mèn đen bằng nước sôi. Sau đó, đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Đến khi dế mèn đã khô, mẹ mang đi tán nhuyễn thành bột và pha với nước ấm cho bé uống. Lúc đầu, cho bé uống ngày một con. Về sau từ từ tăng dần lên, có thể là 2 con, 3 con một ngày. Đến khi trẻ đã uống được 11 con thì khỏi.
  • Dùng mang cua biển: mang cua biển này mẹ đem đi nấu canh hoặc hấp lên rồi cho bé ăn. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ cho bé ăn ngày 1-3 lần.
  • Dùng bong bóng lợn: sau khi lấy bong bóng lợn, mẹ đem bỏ phao và rửa sạch. Cho vào nấu chung với gạo nếp đến khi chín nhừ, rắt thêm vài hạt tiêu. Khi bong bóng lợn đã chín, lấy ra xắt thành những miếng nhỏ. Còn gạo nếp thì bỏ đi. Mỗi lần ăn, cho trẻ ăn 20-50g khi trẻ đói và ăn ngày 1-3 lần tùy lứa tuổi.
  • Dùng dạ dày lợn: mua lấy một dạ dày lợn mang về rửa sạch. Thêm vào đó, đem hạt sen đã bỏ vỏ và tim sen đi tẩm rượu để qua 2 đêm rồi sấy khô. Nấu chung cả hai thứ đến khi chín thì cho trẻ ăn. Mỗi lần nấu 100-150g và chia ra ăn ngày 3 lần. Có thể ăn ít bữa hơn nếu trẻ nhỏ tuổi hơn.
  • Dùng gan gà trống: luộc chín gan gà trống và đem đi quết nhuyễn với nhục quế đã được tán bột mịn (cả hai thành phần đều có cùng lượng). Sau đó, nặn thành những viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần cho trẻ uống từ 5-15 viên tùy theo tuổi và uống ngày 2-3 lần. Uống lúc trẻ không quá đói cũng không quá no.
  • Dùng ruột gà: với phương pháp này, con trai sẽ dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống. Lấy ruột gà rửa sạch rồi phơi khô. Tiếp đó, đem tán mịn ruột gà khô với 24g đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung), 24g quế chi, kê nội kim đã làm khô, sao vàng. Khi uống pha với nước ấm và dùng trước khi ăn. Ngày 2 lần, mỗi lần 2-4g.

Cách để trẻ không gặp phải tình trạng đái dầm

  • Giảm thiểu lượng nước vào ban đêm cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày để trẻ không khát để lúc buổi tối trước khi ngủ không cần uống thêm nước nữa.
  • Các loại đồ ăn, đồ uống chứa caffeine như cà phê, ca cao, sô cô la nên tránh ăn và uống chúng khi đã gần đến giờ ngủ của trẻ. Kể cả nước ngọt cũng vậy, cũng không nên cho trẻ uống. Vừa khiến trẻ tiểu dầm vừa có hại cho sức khỏe. Nếu trẻ muốn uống, mẹ có thể pha vào ban ngày cho trẻ.
  • Mẹ cần lập ra một lịch trình đi vệ sinh cho trẻ. Nên đi giờ nào, ngày mấy lần, trước khi ngủ cần đi bao nhiêu lần. Khi có một lịch đi tiểu cụ thể như vậy, mẹ có thể vừa tạo thói quen tốt cho trẻ vừa hạn chế được tình trạng tiểu dầm khi ngủ.
  • Mát-xa bằng dầu ô liu cũng có thể giúp bàng quang của trẻ phục hồi và hoạt động tốt hơn. Vì việc mát-xa thường xuyên sẽ giúp tăng cường các cơ tiết niệu và làm cho việc kiểm soát bàng quang được ổn định hơn.
  • Thực hiện các bài tập dành cho bàng quang như khi trẻ mắc tiểu, mẹ có thể bảo bé nhịn thêm một chút từ 10-20 phút; lấy quả bóng cho vào giữa hai đùi và kẹp chặt để tăng cường cơ xương chậu; tăng từ từ lượng nước để kiểm soát khả năng trữ nước của bàng quang.
  • Khi trẻ gặp tình trạng này thường xuyên, mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé. Khi đã thoải mái, bé sẽ chia sẻ mọi suy nghĩ và cảm giác của trẻ với bạn. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ được mong muốn của trẻ và có thể tìm ra cách thích hợp để xử lý vấn đề đái dầm này.
  • Bố mẹ cần động viên, khen ngợi khi trẻ đã giảm được tình trạng đái dầm và không nên la mắng khi bệnh của trẻ chưa có tiến triển. Vì việc la lối, quát tháo sẽ chỉ khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm và làm cho tình hình bệnh đi theo hướng xấu. Do đó, hãy luôn là người đồng hành của trẻ và sẵn sàng hỗ trợ trẻ bất cứ lúc nào.

Chữa đái dầm bằng rau ngótViệc la mắng thường xuyên khi trẻ tiểu dầm có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm

Kết luận

Tuy rằng tình trạng đái dầm gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của trẻ nhưng nó cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa, bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu bố mẹ thay đổi lối sống hằng ngày cho trẻ. Kết hợp với đó là dùng các phương thuốc như chữa đái dầm bằng rau ngót, chữa đái dầm bằng hoài sơn, bằng màng mề gà… Nhờ đó, bệnh đái dầm của trẻ sẽ nhanh chóng biến mất.

Nguồn tham khảo

  • https://mevacon.com.vn/cho-con/nui-con-bon-phuong/mach-me-cach-chua-dai-dam-bang-rau-ngot-cho-tre-nho/
  • http://khoanhi.hongngochospital.vn/chua-dai-dam-bang-rau-ngot/
  • http://thananplus.vn/meo-hay-chua-dai-dam-bang-rau-ngot.html

 

5/5 - (1 vote)