Updated at: 20-09-2020 - By: admin

Làn da của trẻ sơ sinh rất non nớt và mỏng chỉ bằng ⅕ làn da người lớn. Do đó, làn da các bé cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ liệu có phải là dấu hiệu đáng lo ngại không? Nếu bé yêu đang rơi vào trường hợp này khiến mẹ lo lắng, Healthyblog.net xin mời mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây.

Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Và Mẫn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? 1

1. Da trẻ sơ sinh bị khô và nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trẻ bị khô da, bị khô da nứt nẻ hay bị khô da kèm mẩn đỏ liệu có nguy hiểm không? Ắt hẳn đây là câu hỏi mà các chị em có con bị khô da và nổi mẩn đỏ đang quan tâm đến. Hiểu đúng mức độ bệnh sẽ giúp mẹ có cách xử lý phù hợp hơn.

  • Tình trạng da bé bị khô và nổi mẩn đỏ đa số không quá nguy hiểm mà chỉ là căn bệnh ngoài da. Bệnh cũng có thể dễ dàng điều trị nếu như mẹ hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề về da sẽ khiến bé khó chịu, ngứa ngáy hay nếu da bị nứt nẻ có thể gây đau đớn. Đời sống sinh hoạt của bé cũng vì thế bị ảnh hưởng.
  • Một số bé bị khô da và nổi mẩn đỏ nếu là triệu chứng của bệnh lý có thể kèm theo sốt khiến bé mệt mỏi, biếng ăn.
  • Các vết mẩn đỏ ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho bé về sau.
  • Khi bé bị nổi mẩn đỏ, tổn thương không được chăm sóc có thể khiến bé dễ dàng bị nhiễm trùng da hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị khô da mẩn đỏ cũng là một biểu hiện của việc bé bị dị ứng thực phẩm. Nếu tình trạng dị ứng thực phẩm không được chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Mặc dù đa số các tình trạng trẻ bị khô da, nổi mẩn đỏ da không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp, đây là biểu hiện bệnh lý cho thấy bé đang không khỏe trong cơ thể. Vì vậy, mẹ đừng chủ quan nếu thấy con có triệu chứng trên mà cần sớm tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời cho bé nhé.

Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Và Mẫn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? 2

2. Nguyên nhân và biểu hiện của da bé khô và nổi mẩn đỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô da. Tùy từng nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng và cách điều trị sẽ khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng khô da, da trẻ bị nổi mẩn đỏ.

a. Bé bị hăm tã

Hăm tã không phải là vấn đề hiếm gặp và nó là một trong những nguyên nhân khiến da bé nổi mẩn đỏ. Mặc tã thường xuyên và không vệ sinh sạch sẽ dễ khiến da bé bị ẩm ướt thường xuyên dẫn đến tình hăm tã.

Biểu hiện: Khi đó, bé có thể bị khô da và da nổi các vết sần đỏ ở những vị trí như lưng, mông và khu vực quanh vùng kín của bé. Ngoài ra, bé sẽ ngứa ngáy và rất khó chịu.

b. Bé bị dị ứng

Trẻ bị khô da nứt nẻ hoặc nổi mẩn đỏ có thể là do bé đang bị dị ứng. Các trường hợp như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn hay dị ứng sữa đều có thể dẫn đến triệu chứng khô da và nổi mẩn đỏ.

Biểu hiện:

  • Dị ứng sữa: Bé bị dị ứng sữa thường có triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ quanh miệng vài giờ sau khi uống sữa. Ngoài ra, một số bé có thể bị đau bụng, tiêu chảy hay nôn mửa nếu bị dị ứng sữa.
  • Dị ứng thời tiết: Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng. Một số bé dễ bị dị ứng thời tiết mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh khi tiết trời lạnh khô. Khi đó, da bé bị khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy. Một số bé sẽ xuất hiện các vết ban đỏ nhỏ như vết muỗi đốt. Triệu chứng đi kèm mà mẹ có thể nhận thấy là bé bị hắt hơi, sổ mũi. Một vài trường hợp bé có thể bị sốt nhẹ.
  • Dị ứng thực phẩm: Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa thật hoàn thiện, đó là lý do vì sao các bé rất dễ bị dị ứng thực phẩm. Biểu hiện phổ biến nhất đó là bé sẽ bị nổi mẩn đỏ khắp người, kèm theo đó là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. Một số bé có thể bị phù nề lưỡi, khó thở hoặc tụt huyết áp.

c. Bé nằm máy lạnh thường xuyên

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ bị khô da mặt đó chính là nằm máy lạnh. Việc cho bé nằm máy lạnh thường xuyên dễ khiến bé bị khô da, trường hợp nặng hơn có thể bị nứt nẻ da.

d. Bé bị nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da cũng có thể dẫn đến biểu hiện là da bé bị nổi mẩn đỏ. Đây là căn bệnh do vi khuẩn gây nên. Thông thường, trẻ bị nhiễm trùng da sẽ có những vùng da bị nổi mụn đỏ sưng gây đau nhức cho bé. Một số trường hợp các bé sẽ xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc các vết loét. Sốt cũng là một biểu hiện rất thường thấy ở trẻ bị nhiễm trùng da.

e. Bé bị chàm sữa

Bé bị nổi mẩn đỏ cũng có thể do bé đang bị chàm sữa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể do bé bị dị ứng, do da khô hoặc do yếu tố di truyền. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Biểu hiện bệnh là da bé ửng đỏ, khô và có thể có vảy hoặc những chấm li ti.

f. Bé bị ban đỏ nhiễm độc

Trẻ sơ sinh sau một vài ngày sau sinh có thể bị ban đỏ nhiễm độc. Lúc này, da của bé có thể bị nổi mẩn đỏ hoặc các vùng da đỏ kèm theo mủ. Bệnh thường mắc phải ở các bé sinh non hoặc nhẹ cân. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị nên mẹ có thể an tâm nhé.

Một số nguyên nhân phổ biến trên có thế khiến da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ, vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để giúp bé yêu điều trị bệnh đúng cách là vấn đề quan trọng mẹ cần chú ý.

Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Và Mẫn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? 3

3. Bé khi khô da và nổi mẩn đỏ, mẹ cần làm gì?

Khi bé có dấu hiệu bị khô da và bị nổi mẩn đỏ, mẹ cần làm gì? Ắt hẳn mẹ rất muốn biết mình cần xử lý như thế nào nếu gặp phải trường hợp như trên. Tùy hợp vào từng căn bệnh bé đang mắc phải mà mẹ nên có cách xử lý khác nhau sao cho phù hợp.

  • Nếu bé bị hăm tã, mẹ cần hạn chế mặc tã để giữ cho bé được thoáng mát, sạch sẽ. Trường hợp bé bị hăm nặng có thể sử dụng vaseline để làm dịu da, dưỡng ẩm cho da.
  • Nếu bé bị chàm sữa, mẹ nên dùng xà bông tắm chuyên dành cho trẻ để tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng vaseline hoặc kem dưỡng ẩm em bé để thoa lên da của bé để giảm tình trạng khô da.
  • Trẻ sơ sinh nằm điều hòa bị khô da hoặc bị khô da do thời tiết lạnh khô, khi đó bé rất dễ mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng các cách dưỡng ẩm da nêu trên để giúp da bé không bị khô và nứt nẻ.
  • Khi bé bị dị ứng dẫn đến các triệu chứng như sốt, sổ mũi, tiêu chảy hay nôn mửa. Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt cho bé. Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài, mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được điều trị.

Lưu ý:

  • Khi da bé bị khô và mẩn đỏ, việc giúp dưỡng ẩm cho da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trên cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc đặc trị nếu như chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn để tránh gây hại cho sức khỏe của bé nhé.
  • Da của trẻ sơ sinh vốn nhạy, khi bị khô và nổi mẩn đỏ thì da bé càng nhạy cảm hơn. Thế nên mẹ cần tắm rửa sạch sẽ và nhẹ nhàng cho bé. Ngoài ra, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ những nơi bé tiếp xúc, áo quần bé mặc,… để tránh vi khuẩn xâm nhập vào những tổn thương gây viêm nhiễm.
  • Khi da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ có mủ, mẹ tuyệt đối không nặn hoặc không cho bé nặn hay gãi vào vết mủ có thể gây vỡ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Nếu bé bị dị ứng, mẹ nên cách li bé với thực phẩm hay loại sữa mà bé đang bị dị ứng để tránh bệnh càng thêm nặng.

Chàm sữa, ban đỏ nhiễm độc hay hăm tã là những căn bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé uống nước, sữa để giúp bé không bị mất nước khiến khô da. Dưỡng ẩm da cũng là vấn đề quan trọng mẹ cần làm trong quá trình chăm sóc trẻ bị khô da.

Chăm sóc bé khi da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ rất quan trọng vì giai đoạn này làn da của bé vô cùng nhạy cảm. Tuy không phải là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm gì nhưng nếu không nhạy trong cách xử lý, không chăm sóc bé đúng cách thì bệnh nhẹ có thể trở nặng. Mong rằng với những kiến thức mà Healthyblog.net đem đến sẽ giúp mẹ có được những kiến thức quan trọng để chăm sóc bé yêu cách tốt nhất.

 

Rate this post