Độ mờ da gáy của thai nhi là một vấn đề rất quan trọng mà các mẹ bầu cần theo dõi do nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của thai nhi. Vậy làm sao để biết thai nhi có độ mờ da gáy bình thường hay thông số nào là bình thường, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu độ mờ da gáy từ 1.6mm, 1.7mm, 1.8mm, 2mm đến 3mm có bình thường không?
Đo độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy (hay khoảng sáng da gáy) dùng để chỉ kích thước lớp chất lỏng đang có trên vùng sau gáy của thai nhi qua việc chụp ảnh siêu âm, đó là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi và tất cả thai nhi đều có kết tụ chất dịch ở vùng cổ.
Đo độ mờ da gáy là việc mà các mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kì thường rỉ tai nhau, vậy đo độ mờ da gáy là gì? Đo độ mờ da gáy (tiếng anh là Nuchal translucency, viết tắt là NT) là cách kiểm tra da gáy của thai nhi bằng việc siêu âm thai nhi trong thời gian từ tuần 11 đến 14 của thai kỳ. Việc thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được sớm nhất, chính xác nhất về nguy cơ mắc hội chứng Down của trẻ cũng như là căn cứ để tư vấn xem mẹ bầu có cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác không như xét nghiệm chọc dò ối, CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) ở giai đoạn tuần 16, 17 của thai khi nữa không.
Độ mờ da gáy của thai nhi có kích thước rất nhỏ, chỉ tính bằng milimet nên khiến nhiều mẹ bầu lo lắng thắc mắc không biết bao nhiêu là bình thường như độc mờ da gáy 1.6 mm có bình thường không, độ mờ da gáy 3 mm có cao quá không…? Để có kết quả cho câu trả lời này các mẹ bầu cần phải biết tại sao cần đo độ mờ da gáy và độ mờ da gáy bình thường xác định dựa trên tiêu chí nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Độ mờ da gáy là lớp chất lỏng nằm sau vùng da gáy của thai nhi.
Tại sao cần đo độ mờ da gáy?
Có rất nhiều mẹ bầu chung thắc mắc rằng tại sao cần đo độ mờ da gáy của thai nhi, đo độ mờ da gáy có tác dụng gì không? Việc đo độ mờ da gáy của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất cần thiết bởi nó giúp chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng Down của trẻ, những trẻ có khả năng cao mắc hội chứng Down thường có số lượng chất dịch ở vùng cổ tăng lên đáng kể. Việc đo độ mờ da gáy cũng là một biện pháp được áp dụng để sàng lọc thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ, bác sỹ sẽ đưa lời khuyên cho mẹ bầu về thai nhi cũng như những biện pháp có thể phòng tránh kịp thời dị tật Down ở trẻ sau khi sinh.
Bởi lẽ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down bẩm sinh sẽ không nhận thức được về cuộc sống xung quanh, trí tuệ chậm phát triển, điều này cũng được coi là một trở ngại, thiệt thòi và gánh nặng cho gia đình, xã hội nên việc xác định và xử lý độ mờ da gáy kịp thời là rất quan trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc xác định độ mờ da gáy ở trẻ sơ sinh chỉ có tác dụng làm cơ sở để tham khảo chứ không có tác dụng chẩn đoán cuối cùng do việc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh như Down hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, độ mờ da gáy bất thường là một cơ sở để mẹ bầu tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán tình trạng của thai nhi.
Vậy độ mờ da gáy của thai nhi bao nhiêu được cho là bình thường, độ mờ da gáy 1.7 mm có bình thường không hay độ mờ da gáy 2.1 mm có cao quá không… và đo độ mờ da gáy vào thời điểm nào để có chẩn đoán chính xác thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm được.
Đo độ mờ da gáy là một biện pháp sàng lọc thai nhi cần thiết.
Đo độ mờ da gáy bằng cách nào?
Xác định độ mờ da gáy của thai nhi được thực hiện rất đơn giản thông qua việc siêu âm, mẹ bầu khi kiểm tra sức khỏe của thai nhi sẽ nhận được luôn kết quả về độ mờ da gáy. Bác sỹ sẽ dùng máy siêu âm trên bụng các chị em để đo khoảng cách từ đỉnh đầu đến cuối xương sống sau đó sẽ đo độ mờ da gáy, đó là hình ảnh da ở vùng sau gáy, hình ảnh da bé sẽ có màu trắng và khoảng mờ da gáy có màu đen.
Một số trường hợp có thể phải siêu âm đầu dò qua âm đạo mẹ bầu khi mẹ bầu quá béo hoặc có tử cung bị nghiêm về phía sau. Bên cạnh việc xác định độ mờ da gáy để chẩn đoán khả năng dị tật của trẻ, việc siêu âm còn giúp mẹ bầu thấy được sự phát triển của thai nhi cũng như những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đo độ mờ da gáy thai nhi vào thời điểm nào?
Khoảng thời gian được các bác sỹ khuyên nên thực hiện đo độ mờ da gáy thai nhi với các mẹ bầu tốt nhất là từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai khỳ. Tuy nhiên dựa trên nghiên cứu của các bác sỹ sản khoa, mẹ bầu không nên thực hiện đo trước tuần thứ 11 vì khi đó thai nhi còn nhỏ, kết quả thu được rất mờ nên ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
Đo độ mờ da gáy sau tuần thứ 14 của thai nhi cũng không đem lại kết quả chính xác do khi đó chất lỏng ở say gáy thai nhi đều được hấp thụ bởi hệ thống bạch huyết của trẻ và kết quả cho được hoàn toàn bình thường nhưng chưa chắc thai nhi đã bình thường, việc kiểm tra đó sẽ không có ý nghĩa. Do đó kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi trong đúng khoảng thời gian từ tuần 11 đế 14 của thai kỳ là vô cùng quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của bé yêu nên các mẹ bầu cần lưu ý.
Thời điểm cần thiết để đo độ mờ da gáy của thai nhi từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Thai nhi có độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường có lẽ là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm nhất. Độ mờ da gáy của thai nhi được đo trong từng giai đoạn sẽ có những kết quả khác nhau và không có một quy chuẩn nhất định nào nói về mức độ bình thường của độ mờ da gáy. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên những trường hợp thực tế cho thấy thai nhi ở tuần tuổi thứ 11 có độ mờ da gáy 2 mm trở xuống là bình thường và ở tuần tuổi thứ 13 đến 14 độ mờ da gáy 2.8 mm trở xuống là bình thường.
Những thắc mắc của các mẹ đầu đặt ra như độ mờ da gáy 1.8 mm có bình thường không, độ mờ da gáy 1.9 mm có bình thường không hay độ mờ da gáy 2.2 mm, độ mờ da gáy 2.4 mm có khả năng mắc dị tật bẩm sinh không đã có câu trả lời, đó là việc mẹ bầu đo độ mờ da gáy vào thời điểm nào của thai kỳ, qua đó mẹ bầu so sánh với giá trị bình thường để biết về tình trạng của thai nhi cũng như có những biện pháp xử lý cần thiết. Việc siêu âm xác định độ mờ da gáy đúng thời điểm kết hợp với các loại xét nghiệm cần thiết khác có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác lên đến 90% về khả năng mắc dị tật bẩm sinh như hội chứng Down.
Tuy nhiên khi kích thước của độ mờ da gáy tăng lên không có nghĩa là khả năng mắc dị tật của trẻ tăng, có nhiều trường hợp độ mờ da gáy của thai nhi vượt mức bình thường nhưng khi sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, và ngược lại nhiều thai nhi có độ mờ da gáy ở mức bình thường nhưng vẫn có xác suất mắc hội chứng Down. Chính vì vậy với trẻ có độ mờ da gáy vượt mức bình thường như độ mờ da gáy 2.9 mm vào tuần thứ 13 của thai kỳ mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì trên thực tế đã có 9 trong số 10 trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy từ 2.8 mm đến 3.5 mm có sự sinh trưởng và phát triển bình thường sau khi sinh; tuy nhiên khi trẻ có độ mờ da gáy ca ở mức 5 mm đến 6 mm thì khả năng rất cao bé sẽ bị mắc hội chứng Down cùng những dấu hiệu bất thường khác như bệnh tim mạch.
Độ mờ da gáy bình thường hay không phụ thuộc vào thời điểm xác định.
Cách xử lý khi thai nhi có độ mờ da gáy bất thường.
Dựa vào kết quả độ mờ da gáy để xác định thai nhi có bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down hay không tuy không chính xác 100% nhưng lên đến 75%. Như đã nói vẫn có rất nhiều trường hợp ngoại lệ (nhưng xác suất nhỏ) kết quả đo độ mờ da gáy bất thường nhưng trẻ sinh ra phát triển hoàn toàn bình thường và ngược lại. Dù vậy khi nhận được kết quả bất thường mẹ bầu cũng cần lưu ý xem xét thực hiện một số xét nghiệm khác để có kết quả chẩn đoán và sàng lọc thai nhi chính xác hơn.
Thông thường sau khi có kết quả không bình thường bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu là thêm xét nghiệm khác để chắc chắn hơn, đó là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT ngoài ra mẹ bầu có thế chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau thai nhưng xét nghiệm NIPT là đơn giản và tốt nhất cho cả mẹ và bé. Xét nghiệm này được thực hiện trên 10ml máu của người mẹ và sẽ đưa ra kết quả chính xác gần như tuyệt đối về khả năng mắc dị tật bẩm sinh như hội chứng Down của trẻ. Với hình thức xét nghiệm khác như chọc ối có thể tăng nguy cơ sinh non cũng như tỷ lệ xảy thai nên mẹ bầu cần lưu ý.
Hoặc thực hiện xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu nhau thai (xét nghiệm CVS- nhiễm sắc thể), đây cũng là một biện pháp khá đơn giản và có kết quả nhanh chóng, không gây đau đớn. Trong trường hợp này mẹ bầu khi có kết quả chắc chắn hơn về sức khỏe của thai nhi sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định cũng như biện pháp chăm sóc tiếp theo cho thai nhi.
Thực hiện thêm một số xét nghiệm là việc cần làm khi độ mờ da gáy của trẻ bất thường
Trong trường hợp xấu, sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết thai nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Down bẩm sinh bạn cần nghe tư vấn của bác sỹ để có những quyết định cuối cùng. Khi thai nhi có dấu hiệu kèm theo một số dị tật bẩm sinh khác thì việc đình chỉ thai là rất cần thiết, bạn sẽ rất đau lòng khi đó nhưng đó cũng là giải pháp tốt nhất để hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội sau này.
Để phòng tránh khả năng mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi các chị em nên lưu ý một số đặc điểm ở người mẹ làm tăng khả năng mắc các dị tật như:
- Mẹ bầu mang thai khi trên 35 tuổi;
- Mẹ bầu có tiền sử thai chết không rõ nguyên nhân;
- Mẹ bầu bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn có ảnh hưởng đến thai nhi;
- Cha hoặc mẹ thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, phóng xạ;
- Gia đình có người bị dị tật.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc, lo lắng của mẹ bầu trong việc xác định và xử lý khi độ mờ da gáy của thai nhi có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu làm tăng khả năng mắc hội chứng Down và có biện pháp hạn chế.
Xem thêm:
Độ Mờ Da Gáy Từ 3,2mm, 3,3mm, 3,5mm, 3,9mm Đến 4mm Có Nguy Hiểm