Updated at: 09-05-2020 - By: admin

“Độ mờ da gáy là gì?” “Nên đi đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy để cho kết quả chính xác nhất?” không phải là điều mà mẹ bầu nào cũng biết.

Đo độ mờ da gáy đúng thời điểm giúp cho việc chuẩn đoán bước đầu về hội chứng Down cũng như các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi là điều rất cần thiết. Nó giúp cho chúng ta có thể biết trước được và sàng lọc những thai nhi có dị tật ngay từ giai đoạn đầu mang thai. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về độ mờ da gáy nhé!

Chỉ số độ mờ da gáy thể hiện điều gì?

Chỉ số độ mờ da gáy thể hiện điều gì? Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở phần da mặt sau cổ của thai nhi. Chỉ số độ mờ da gáy giúp bác sĩ chuẩn đoán thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm sinh khác hay không. Nếu thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down cao thì độ mờ da gáy cũng sẽ cao, thường trên 3mm

Độ mờ da gáy thế nào nguy hiểmHình ảnh siêu âm độ mờ da gáy của bé khi được 12 tuần tuổi

 

Đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy cho kết quả chính xác nhất?

 

Việc siêu âm độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy cũng là một vấn đề mà các mẹ bầu cần lưu ý. Theo các chuyên gia, việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 của thai kỳ, khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45mm đến 84mm.

Nếu các mẹ bầu đi đo độ mờ da gáy trước tuần thứ 11 của thai kỳ thì sẽ rất khó xác định do da gáy vẫn còn rất mờ nên chưa thể chuẩn đoán được điều gì. Còn nếu các mẹ đi đo độ mờ da gáy sau tuần thứ 14 của thai kỳ thì khi đó, độ mờ da gáy sẽ trở về bình thường do chất dịch dư thừa ở gáy thai nhi lúc này đã được hấp thụ bởi hệ thống bạch huyết của bé và trở về bình thường.

Khi đó, kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ không còn xác định được bé có mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm sinh khác không. Vì vậy, việc đo độ mờ da gáy từ tuần 11-14 của thai kỳ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết mà các mẹ bầu cần lưu ý để em bé sinh ra có một cơ thể khỏe mạnh.

Độ mờ da gáy thế nào là an toàn?

Độ mờ da gáy 1mm – 1.5mm có bình thường không?

Khi đi siêu âm đo độ mờ da gáy mà cho các kết quả: Độ mờ da gáy 1mm, độ mờ da gáy 1.1mm, độ mờ da gáy 1.2mm, độ mờ da gáy 1.3mm, độ mờ da gáy 1.4mm, độ mờ da gáy 1.5mm… thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây là mức bình thường. Độ mờ da gáy càng cao thì tỉ lệ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác càng lớn.

Thông thường nếu đi đo độ mờ da gáy từ tuần thứ 11-14 mà cho kết quả dưới 3mm thì không có gì để quá lo lắng và nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác cũng rất thấp.

Xem thêm:

Độ Mờ Da Gáy 1mm, 1.2mm, 1.3mm, 1.4mm Có Bình Thường ?

Độ mờ da gáy của thai nhi bao nhiêu là an toàn?

Đây cũng là một trong những câu hỏi mà các mẹ khi đi siêu âm về hay thắc mắc. Nhiều mẹ đi siêu âm thấy trong phiếu kết quả ghi độ mờ da gáy 1.4mm nhưng không biết đó có phải là chỉ số an toàn không?

Theo nghiên cứu, chỉ số độ mờ da gáy bình thường sẽ dơi vào khoảng dưới 3mm:

  • Độ mờ da gáy 12 tuần là: 2mm
  • Độ mờ da gáy tuần 13 là: 2.8mm

Độ mờ da gáy thế nào nguy hiểmĐộ mờ da gáy bình thường của thai nhi rơi vào khoảng 1-3mm

Xem thêm:

Độ Mờ Da Gáy Từ 1.6mm, 1.7mm, 1.8mm, 2mm, Đến 3mm Có Nguy Hiểm

Độ mờ da gáy bao nhiêu là nguy hiểm?

Độ mờ da gáy càng cao thì tỷ lệ mắc hội chứng Down càng lớn do sự bất thường về nhiễm sắc thể của bé được thể hiện thông qua lượng dịch ở gáy. Thông thường, dựa vào kết quả đo độ mờ da gáy, bác sĩ có thể phán đoán chính xác tới 75%  nguy cơ trẻ bị Down. Độ mờ da gáy trên 3mm thì tỷ lệ mắc hội chứng Down khá cao khoảng 30%, trên 3,5mm thì tỷ lệ mắc hội chứng Down khoảng 50%.

Nếu độ mờ da gáy nằm trong mức bình thường thì các mẹ bầu có thể yên tâm về sức khỏe của bé và không cần làm thêm những chuẩn đoán khác. Ngược lại, nếu kết quả đưa ra vượt ngưỡng cho phép thì các mẹ có thể chờ thai nhi được 16 tuần rồi thực hiện chọc nước ối để xét nghiệm hoặc có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua các siêu âm chi tiết ở tuần 18-20 để cho kết quả chính xác hơn.

Xem thêm: Độ Mờ Da Gáy Từ 4mm, 6,5mm, 8mm Trở Lên Có Nguy Hiểm Không

Siêu âm độ mờ da gáy thực hiện như thế nào?

Thông thường, các mẹ khi đi siêu âm sẽ được bôi một lớp chất bôi trơn bên trên bề mặt bụng và sẽ được các bác sĩ dùng máy siêu âm ngay trên bề mặt da bụng. Còn đối với những mẹ có tử cung ngả sau hoặc có lớp mỡ bụng dầy thì các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm bằng đầu dò đi qua âm đạo để cho kết quả siêu âm chính xác nhất. Việc siêu âm này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Khi siêu âm, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống của bé. Sau đó mới đo đến độ mờ da gáy. Khoảng mờ từ gáy đến da gáy của bé chính là độ mờ da gáy. Khi hiển thị trên màn hình siêu âm, khoảng mờ sẽ có màu đen và da của bé sẽ có màu trắng.

Trong lần siêu âm này, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra những bất thường ở hộp sọ hay bụng của bé để đưa những ý kiến tư vấn phù hợp. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các mẹ nên đi siêu lại ở những tuần 16 và tuần 20 của thai kì.

Các mẹ nên đi siêu âm đo độ mờ da gáy ở những cơ sở y tế quy tín để cho kết quả chuẩn xác nhất và có những lời khuyên tốt nhất từ những bác sĩ chuyên ngành.

Độ mờ da gáy thế nào nguy hiểmQuá trình thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy ở mẹ bầu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down

Hội chứng Down thường có những biểu hiện như: mắt xếch, thiểu năng trí tuệ, chân tay phù nề, môi trề, mũi ngắn,… làm cho các bé mắc phải hội chứng này tuổi tho giảm và ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống bình thường của các bé. Do đó, các mẹ bầu cần biết về những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down để phòng tránh, tránh mang thai dị tật. Sau đây là những yếu tố cơ bản làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ:

  • Độ tuổi của người mẹ khi mang thai 

Theo nghiên cứu, độ tuổi mang thai của người mẹ càng lớn thì nguy cơ con sinh ra mắc hội chứng Down càng lớn. Cụ thể:

  • Mẹ bầu ở độ tuổi 25 thì tỷ lệ sinh con mắc hội chứng Down khá thấp, chỉ khoảng 1/1200
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi thì tỷ lệ sinh con mắc hội chứng Down rơi vào khoảng 1/350
  • Mẹ bầu trên 40 tuổi, tỷ lệ sinh con mắc hội chứng Down khoảng 1/100
  • Còn mẹ bầu trên 45 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh này rất cao, khoảng 1/30.

Do vậy, các mẹ nên có kế hoạch sinh con sớm để tránh tình trạng con mắc phải hội chứng này. Nếu các mẹ lớn tuổi đang mang bầu thì nên đi siêu âm đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 11-14 và theo dõi thai thường xuyên để đảm bảo đứa trẻ sinh ra có một cơ thể khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.

Độ mờ da gáy thế nào nguy hiểmMang thai ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng Down càng lớn

  • Từng sảy thai hoặc tiền sử đã sinh con mắc hội chứng Down

Các mẹ bầu trước đây đã mang thai nhưng lại sảy thai tự nhiên hoặc đã sinh ra con mắc hội chứng Down thì lần mang thai tiếp theo cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ cao lên tới 1/100. Do vậy, lần mang thai tiếp theo, các mẹ nên đặc biệt chú ý và không được bỏ qua giai đoạn siêu âm đo độ mờ da gáy từ 11-14 tuần đầu mang thai.

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc làm việc trong môi trường có chất phóng xạ

Môi trường sinh hoạt của mẹ bầu cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thai nhi. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường này thì tỷ lệ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh cũng rất cao. Do vậy, các mẹ nên có kế hoạch sinh đẻ rõ ràng, tránh làm việc, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại trước và trong quá trình mang thai bé.

  • Trong vòng 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu bị nhiễm virus hoặc dùng thuốc kháng sinh cũng sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi. 

Trẻ sinh ra có thể bị các dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của virus hoặc kháng sinh mà người mẹ truyền vào cơ thể. Do vậy, mẹ bầu nên giữ sức khỏe của mình thật tốt, không nên dùng kháng sinh bừa bãi mà phải đến cơ sở ý tế chuyên khoa để các bác sĩ đưa ra tư vấn tốt nhất cho mẹ và bé.

Các xét nghiệm khác giúp phát hiện dị tật ở trẻ

Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh NIPT

NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi trong thai kỳ chỉ bằng 10ml máu mẹ. Phương pháp này xét nghiệm dựa trên xét nghiệm AND của thai nhi trong máu người mẹ. Nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể phát hiện được dị tật thai nhi ngay từ tuần thứ 9 của thai kì. Ngoài ra, phương pháp này còn an toàn và giảm nguy cơ sảy thai hơn phương pháp chọc ối thông thường.

Độ mờ da gáy thế nào nguy hiểmXét nghiệm sàng lọc trước khi sinh NIPT được thực hiện bằng cách xét nghiệm dựa trên máu người mẹ

Xét nghiệm chọc nước ối

Xét nghiệm chọc nước ối là xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh xâm lấn được thực hiện từ tuần thứ 15-19, có độ chính xác cao lên tới 99%, giúp phát hiện được các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi, điểm hình là hội chứng Down.

Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng để lại những biến chứng khó lường như: rò rỉ nước ối, sảy thai,… mặc dù chúng chỉ có 1%. Các bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phương pháp xét nghiệm và nêu ưu nhược điểm của chúng cho bạn lựa chọn. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, các bạn nên thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ và đi siêu âm đo độ mờ da gáy đúng thời điểm.

Sàng lọc trước khi sinh là điều mà các mẹ bầu cần làm trong khi mang thai những tháng đầu để tránh nguy cơ con sinh ra mắc phải những dị tật bẩm sinh không đáng có. Siêu âm đo độ mờ da gáy là một phương pháp tiết kiệm,an toàn, hiệu quả, độ chính xác cao mà các mẹ bầu nên thực hiện để nắm rõ tình hình sức khỏe của thai nhi.

Xem thêm:

Đo Độ Mờ Da Gáy Bao Nhiêu Và Khám Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM, HN

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Độ mờ da gáy ở thai nhi là một trong những yếu tố mẹ bầu rất cần quan tâm bởi chỉ số của độ mờ da gáy cho chúng ta biết về sự phát triển bình thường của trẻ sau khi sinh, trẻ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh như hội chứng Down hay không và các biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra một số mẹ bầu khi tìm hiểu về độ mờ da gáy đã đặt ra nhiều thắc mắc như độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường hay liệu có phải độ mờ da gáy càng thấp con càng thông minh không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Xem chi tiết: Có Phải Độ Mờ Da Gáy Càng Thấp Con Càng Thông Minh Và Sự Thật

Thai nhi 12 tuần tuổi có độ mờ da gáy 3,1mm có bình thường không?

Trong suốt thời kỳ mang thai, các bà bầu cần phải khám thai theo đúng lịch khám định kỳ của bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết, trong đó có việc đo độ mờ da gáy từ tuần thứ 11 14. Có như vậy mẹ mới kiểm soát tốt được tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi.

Độ mờ da gáy từ 3mmĐộ mờ da gáy càng đậm chứng tỏ nguy cơ dị tật càng cao

Trường hợp thai nhi 12 tuần tuổi khi đo độ mờ da gáy nếu chính xác là 3mm là rất sát với giới hạn bình thường. Tuy nhiên, dù trong kết quả siêu âm, độ mờ da gáy có cao hơn (khoảng 3,1mm) nhưng bác sĩ kết luận thai nhi vẫn phát triển tốt và không phát hiện những dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng thái quá.

Xem thêm: Độ Mờ Da Gáy Từ 3,2mm, 3,3mm, 3,5mm, 3,9mm Đến 4mm Có Nguy Hiểm

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Qua Từng Tuần

5/5 - (1 vote)