Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Hiện tượng dư ối thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thêm nữa, đây cũng là thời điểm gần tới kỳ sinh đẻ nên nhiều mẹ thường tỏ ra lo sợ rằng bé con trong bụng mình sẽ bị ảnh hưởng. Và liệu có phương pháp nào giúp nước ối được ổn định lại như cũ. Để biết chi tiết hơn những vấn đề về tình trạng dư ối, các mẹ bầu nên đọc qua bài viết này.

Dư ối 3 tháng cuốiMẹ biết gì về hiện tượng dư ối

Hiện tượng dư ối trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tình trạng bị dư nước ối trong các tháng cuối thai kỳ còn được biết đến với cái tên dư nước ối ở tam cá nguyệt thứ ba. Trên thực tế tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở nhiều bà bầu. Nó thường khiến nhiều bà bầu lo lắng vì không biết thai nhi có bị ảnh hưởng gì hay không. Để có thể biết được những triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra thì bà bầu cần hiểu rõ vấn đề này.

Đầu tiên là về nước ối. Mọi người đều biết rằng nước ối rất quan trọng với thai nhi vì nó giúp cho bé có thể sống và phát triển bình thường cho tới khi chào đời. Hơn nữa, nước ối này cũng không phải tự nhiên mà có hay từ khi sinh ra chúng ta đã có mà nó được tạo thành từ thận của thai nhi và nước ối này chỉ có khi người phụ nữ đã thụ thai được mười hai ngày.

Nước ối có được là nhờ quá trình nuốt nước ối và thải nước tiểu qua thận của bé (quá trình lọc và thay nước ối). Công việc này sẽ được diễn ra liên tục. Và cứ sau một thời gian lượng nước ối cũng sẽ tăng lên. Như ở giai đoạn tuần thai thứ 20, lượng nước ối lúc này có thể là 350ml. Đến khi bé được 32-36 tuần tuổi, nước ối đã tăng lên thành 800ml, cũng có lúc sẽ là 1000ml. Khi đã tăng đến mức này ở tuần thứ 36, lượng nước ối này sau đó sẽ có dấu hiệu giảm đi và nó sẽ giảm như vậy cho đến khi mẹ sinh.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp nước ối không những không giảm đi mà còn tiếp tục tăng lên, có thể là 1500ml, 2000ml hoặc thậm chí là 3000ml. Mực độ nước ối bình thường được cho là tối đa khoảng 1 lít vì thế khi nước ối tăng lên 1,5 lít, 2 hoặc 3 lít thì sẽ gọi là dư ối.

Tại sao bà bầu mang thai 3 tháng cuối lại bị dư ối?

Việc các mẹ bầu đang ở giai đoạn cuối thai kỳ bị tăng lượng ối nhiều có thể do bị một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, mẹ có song thai hoặc đa thai, mắc bệnh nhiễm trùng, ăn uống không hợp lý hoặc uống nước quá nhiều nhưng đi tiểu lại ít. Hoặc cũng có thể vấn đề này xuất phát từ thai nhi như trẻ không làm công việc lọc và thay thế nước ối nữa vì lý do nào đó, trong cơ thể trẻ có những nhiễm sắc thể không bình thường hay sức khỏe của bé gặp phải vấn đề. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp khác mà mẹ bầu bị dư ối không thể tìm ra được nguyên nhân là do đâu.

Dư ối 3 tháng cuốiMẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng gây nên tình trạng dư ối

Dư ối 3 tháng cuối có gây nguy hiểm không?

Nếu như khi đi khám, bác sĩ đo được cho mẹ chỉ số nước ối trong khoảng 18-25 thì không đáng lo ngại vì đây vẫn là mức độ nhẹ và chưa gây ra biến chứng gì quá nguy hiểm. Nhưng vì lượng nước ối có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo thể trạng cơ thể, sức khỏe của bé cho đến khi thực hiện sinh con nên mẹ không được chủ quan mà vẫn phải luôn đi khám thai thường xuyên.

Bởi tình trạng dư ối khi trở nặng có thể khiến mẹ bầu sinh ngôi thai ngược, ngôi thai mông, chuyển dạ sớm. Nên để có thể đảm bảo được sự an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ. Cũng vì thế mà những rủi ro từ việc đẻ mổ mang lại cũng cao hơn. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể bị buộc kết thúc thai kỳ vì bị thai chết lưu, chuyển dạ quá sớm hoặc để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ.

Bên cạnh đó, người mẹ có thể sẽ bị đa ối nếu không chữa trị sớm tình trạng dư ối khiến nó trở nên nặng hơn. Và khi bị đa ối, màng ối lúc này của mẹ sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nếu sinh bé ra thì khả năng bé bị dị tật là rất cao. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển và lớn lên của bé, mẹ có thể bị chảy máu và xuất huyết sau sinh. Về căn bản, dư ối không quá nghiêm trọng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, chỉ cần mẹ không đi khám thường xuyên, không quan tâm để ý tới cơ thể chính mình hay không ăn uống hợp lý đều có thể khiến mẹ không biết được bệnh này và làm cho tình trạng trở nên nguy hiểm.

Khi mẹ bị dư ối thì nên đẻ thường hay đẻ mổ

Việc quyết định đẻ thường hay đẻ mổ ở những bà bầu bị dư ối thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như nguyên nhân khiến mẹ bị dư ối không quá nghiêm trọng, thể trạng của mẹ và bé vẫn ổn định, bình thường, chưa gặp phải biến chứng nguy hiểm nào, lượng nước ối dư ra cũng không quá cao thì mẹ vẫn có thể chờ đến ngày chuyển dạ và sinh con ra theo phương pháp thông thường.

Ngược lại, nếu tình trạng mẹ bầu bị nguy hiểm, gặp nhiều biến chứng, lượng nước ối dư quá nhiều và đã chuyển thành đa ối, màng ối sắp vỡ hoặc đã bị vỡ, chuyển dạ sớm thì mẹ bầu bắt buộc phải tiến hành đẻ mổ. Dù rằng cách này có thể vẫn giữ được thai nhi nhưng những rủi ro nguy hiểm mà nó mang đến cũng không ít như việc trẻ có thể mắc bệnh, bị dị tật, thiếu tháng, sức khỏe bị ảnh hưởng, mẹ bị chảy máu, xuất huyết sau sinh.

Nếu rơi vào trường hợp nghiêm trọng hơn thì mẹ có thể phải ngừng mang thai và bỏ đứa trẻ. Vì đứa bé trong bụng đã tử vong hoặc thời điểm chuyển dạ quá sớm, thường là tuần thứ 28 nên nếu có đưa bé được ra ngoài thì bé cũng không sống được.

Mẹ bầu có thể biết bản thân bị dư ối qua dấu hiệu nào?

  • Mẹ thấy bản thân nhanh tăng cân và vòng bụng cũng to ra nhanh hơn.
  • Bụng mẹ trở nên căng bóng, khi ấn vào có thể thấy đau
  • Có các cảm giác khó thở, đau bụng, chân bị phù lên và luôn thấy khó chịu trong người

Dư ối 3 tháng cuốiCảm giác khó thở khi bị dư ối

  • Có các chứng ợ chua, ăn uống không tiêu, bị táo bón, giãn tĩnh mạch
  • Mỗi khi vận động, đứng lên hay ngồi xuống, mẹ đều thấy mệt mỏi, hít thở khó khăn, cảm giác nặng nề kéo dài.

Điều gì khiến cho mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị dư ối

  • Khi đang mang thai mẹ bị bệnh tiểu đường hoặc đã bị từ trước đó mà không biết.
  • Bản thân thai nhi không thể nuốt nước ối và thải ra theo như quy trình lọc và thay nước ối như trước. Vì thế mà bé không thể điều chỉnh được lượng nước ối có quanh mình.
  • Cơ thể người mẹ đã nhiễm phải vi trùng Parvovirus hoặc Toxoplasmosis.
  • Xuất hiện các nhiễm sắc thể bất thường của hội chứng Down và Edward trên cơ thể thai nhi.

Mang thai 3 tháng cuối mà bị dư ối thì mẹ phải làm sao?

Với những mẹ đã bị dư ối tuần 32, dư ối tuần 33, dư ối tuần 34, 35, 36, 37, 38, hay dư ối tuần 39 đều nên thực hiện các việc sau:

  • Đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ khám và làm một số xét nghiệm. Khi đó, các xét nghiệm đường máu, xét nghiệm nhiễm sắc thể, siêu âm… sẽ được tiến hành để tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ nước ối hiện có. Từ đó, tìm ra cách chữa trị thích hợp.
  • Nếu như lượng ối có trong mẹ bầu không quá cao thì mẹ chỉ cần về nhà tĩnh dưỡng đầy đủ, ăn uống cần chú ý hơn (không ăn các loại trái cây, rau củ chứa nhiều nước, không nên nấu thành canh để ăn, không uống quá nhiều nước, giảm lượng muối có trong thức ăn) thì một thời gian sau lượng nước ối sẽ giảm. Bên cạnh đó, mẹ phải thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm tra hoặc thấy khác lạ trong người cũng phải đi kiểm tra.

Dư ối 3 tháng cuốiNên giảm lượng muối khi nấu ăn để tránh chuyển biến nghiêm trọng của dư ối

  • Nếu tình trạng dư ối của mẹ đã trở nặng và thành hiện tượng đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện chọc ối hoặc cho mẹ uống một số thuốc giúp giảm bớt lượng nước ối có trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp chọc ối này sẽ cần làm nhiều lần. Chính vì vậy, các hậu quả như sinh non, nhau bong sớm hay vỡ ối sớm có thể xảy ra. Còn với phương pháp uống thuốc, mẹ sẽ phải vừa uống vừa siêu âm doppler và theo dõi tim thai cho đến khi tới thời điểm mẹ sinh nở. Với cách làm này, mẹ có thể bị buồn nôn, nôn mửa, trào ngược dạ dày, thực quản hoặc bị viêm dạ dày.
  • Khi mẹ bầu thấy nước ối có màu đỏ nâu, xanh đục và có mùi hôi hoặc màu vàng xanh thì nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

Kết luận

Dù là bị dư ối trong 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa thai kỳ hay là dư ối 3 tháng cuối thai kỳ thì đều có những nguy cơ khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm. Do đó, việc xác định được từ sớm để điều trị là rất quan trọng. Có như vậy thì sẽ càng giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biến chứng có thể xuất hiện trên mẹ và bé. Vì thế, điều mẹ cần làm chính là hãy quan tâm tới cơ thể bản thân và không nên bỏ qua một buổi khám thai nào để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.

Xem thêm:

Mẹ Bầu Bị Dư Ối 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Có Nguy Hiểm? 3 Lưu Ý Từ Bác Sĩ

Nguồn tham khảo

  • https://gonhub.com/nuoc-oi-nhieu-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-co-sao-khong-va-cach-xu-ly-the-nao.html
  • https://giadinhtre.vn/mang-thai/40-tuan-thai/tinh-trang-thai-38-tuan-du-oi-va-cach-xu-ly-106064.html
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/symptoms-causes/syc-20368493

 

5/5 - (1 vote)