Khi hệ miễn dịch phản ứng lại các tác nhân nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng sốt. Sốt là vấn đề phổ biến mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng sẽ mắc phải một vài lần. Khi bé bị sốt, nếu bố mẹ không kịp thời hạ sốt cho con, bé có thể sốt cao dẫn đến tình trạng co giật hay mê sảng rất nguy hiểm. Thậm chí, nếu không kịp thời điểm trị, sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ không còn là vấn đề xa lạ đối với các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, tất cả các bậc phụ huynh cần hiểu rõ cách hạ sốt cho trẻ bằng thuốc để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu.
1. Khi nào thì nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?
Khi bé yêu bị sốt, chắc chắn bất kỳ người làm cha làm mẹ nào cũng đều cảm thấy lo lắng và mong muốn nhanh chóng hạ sốt cho con. Thông thường, có ⅔ bé bị sốt có thể được điều trị ngay tại nhà riêng. Chỉ ⅓ bé bị sốt cao được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Hiện nay có rất nhiều cách để bố mẹ có thể hạ sốt cho con ngay tại nhà như:
- Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
- Đắp chanh tươi
- Massage tinh dầu
- Hạ sốt bằng lá tía tô
- Sử dụng miếng dán hạ sốt
- Massage bình gel lô hội
Trong số những cách hạ sốt nêu trên thì sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em là phương án được lựa chọn phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tùy tiện có thể khiến bé bị lờn thuốc sau này. Vậy thì khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho bé?
Trước khi trả lời câu hỏi này, mẹ cần xác định được là bé nhà mình đang bị sốt ở cấp độ nào?
- Nếu nhiệt độ của bé là từ trên 37,5 độ đến 38 độ thì bé chỉ bị sốt nhẹ, mẹ chưa nên sử dụng thuốc hạ sốt lúc này. Mẹ chỉ nên mặc đồ thoáng mát, lau mồ hôi và để bé nằm ở nơi mát mẻ, tránh gió lùa vào là được.
- Nếu thân nhiệt của bé lúc này đã trên 38 độ nhưng chưa đến 39 độ, bé đang bị sốt vừa và mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lau người cho bé bằng nước ấm và ăn mặc thoáng mát cho bé.
- Nếu bé sốt trên 39 độ nghĩa là bé đang sốt cao. Lúc này, ngoài việc áp dụng các cách hạ sốt nêu trên, mẹ cũng cần quan sát các biểu hiện của con. Nếu bé không hạ sốt hay có những triệu chứng như co giật, mê sảng, nôn mửa thì mẹ nên lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Như vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 1 tuổi khi bé sốt trên 38 độ. Còn nếu bé sốt nhẹ thì chưa cần dùng thuốc nhé mẹ.
2. Có những loại thuốc hạ sốt nào và cách sử dụng:
Có những loại thuốc hạ sốt cho trẻ em nào? Đây cũng là một câu hỏi nhận được rất nhiều quan tâm. Hiện nay, trên thị trường có thuốc hạ sốt với 3 dạng như sau:
- Thuốc hạ sốt cho trẻ em dạng gói bột: dùng để uống
- Thuốc hạ sốt dạng viên đạn: đặt ở hậu môn
- Thuốc hạ sốt cho trẻ em dạng siro: dùng để uống
Thuốc hạ sốt dạng uống thường được dùng phổ biến hơn và cũng có tác dụng hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, một vài trường hợp bé không uống được thì mẹ buộc phải dùng đến loại đặt hậu môn cho bé.
Sau đây là một số loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em phổ biến:
- Thuốc hạ sốt trẻ em Hapacol (hay còn gọi là thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ): đây là loại thuốc hạ sốt dạng bột, an toàn cho trẻ sơ sinh nên được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Các chị em lưu ý khoảng cách mỗi liều dùng là từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Thuốc hạ sốt cho trẻ em dạng siro Doliprane: Đây là loại thuốc hạ sốt có gốc từ Paracetamol nên rất an toàn cho trẻ sơ sinh. Thuốc dạng siro, ngọt và rất dễ uống nên các chị em cũng có thể cân nhắc lựa chọn loại thuốc này để hạ sốt cho bé.
- Thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ em: Thuốc Ibuprofen là loại thuốc hạ sốt cho trẻ em có tác dụng mạnh và lâu dài. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì thuốc có nhiều tác dụng phụ. Do đó, các chị em cần cẩn thận khi có ý định sử dụng loại thuốc này cho bé.
- Thuốc Aspirin: Đây cũng là một loại thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, thuốc Aspirin lại không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em vì có thể tăng nguy cơ bị tổn thương não ở trẻ nhỏ. Vì vậy các chị em không nên sử dụng loại thuốc này để hạ sốt cho bé.
Paracetamol là loại thuốc hạ sốt cho trẻ thiếu g6pd được các bác sĩ khuyên dùng. Vì vậy, các chị em cũng nên cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bé.
3. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé uống thuốc hạ sốt
Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau để có thể hạ sốt cho bé nhanh chóng:
- Mặc đồ cho bé thoáng mát, tránh ủ ấm bé. Mẹ nên lau ấm cho bé để hạ sốt, tránh lau bé bằng nước lạnh. Bé bị sốt nên nằm ở phòng thoáng mát, tránh gió và tuyệt đối không nên nằm phòng kín.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi muốn sử dụng thuốc hạ sốt nên có sự cho phép của bác sĩ.
- Mẹ không nóng lòng cho bé uống thuốc hạ sốt sớm. Bé chỉ nên uống thuốc hạ sốt khi bị sốt từ 38 độ. Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất 4 tiếng, tránh cho bé uống quá nhiều thuốc.
- Mẹ tuyệt đối không nhỏ chanh hay giấm vào miệng bé để hạ sốt vì cách này có thể khiến bé bị bỏng lưỡi.
- Khi con bị sốt cao, sốt liên tục nhiều ngày hoặc có dấu hiệu bất thường kèm theo sốt, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất mẹ nên đưa con đến trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh đúng cách, đúng liều, đúng lúc sẽ giúp bé hạ sốt hiệu quả. Vì vậy, các chị em có con nhỏ nên chuẩn bị sẵn vài gói thuốc hạ sốt để khi bé sốt thì có sẵn để sử dụng kịp thời nhé.