Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Khám bàn chân bẹt để phát hiện sớm bệnh giúp cho việc phục hồi chức năng của bàn chân trở nên đơn giản hơn.

Bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Hãy nhìn vào bàn chân của mình, bạn có thể thấy vòm bàn chân phải không? Hầu hết mọi người đều có vòm bàn chân. Tuy nhiên, đối với người có bàn chân bẹt thì họ không có đường cong này.

Hầu hết các em bé đều không có vòm bàn chân hiện hữu. Sở dĩ như vậy là do phần vòm của bàn chân ở bé có chất béo và những mô mềm lấp đầy. Trong suốt 2 đến 3 năm đầu đời, những mô mềm trên bàn chân siết chặt, vòm bàn chân dần dần hình thành. Trẻ sẽ có bàn chân bình thường khi lớn. Tuy nhiên, một vài trẻ sẽ không bao giờ phát triển vòm bàn chân này.hội chứng bàn chân bẹt

Do đó, nếu con bạn có bàn chân bẹt trong suốt 2 năm đầu, đây có thể là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không nhìn thấy vòm bàn chân khi bé 3 tuổi hay lớn hơn, bé có thể đã có bàn chân bẹt.

Bất lợi từ chứng bàn chân bẹt

Những người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (vòm) có khuynh hướng áp sát xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng, tác động không tốt đến khả năng chạy nhảy.

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp gối cũng xoay và lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối sớm.

Sự lệch trục cơ thể cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ. Vấn đề bàn chân bẹt nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh, gây gai gót chân, viêm cân gan chân

Nguyên nhân hình thành bàn chân bẹt ở trẻ

Cha mẹ có thể di truyền tình trạng bàn chân bẹt cho trẻ. Chúng còn có thể là kết quả của một vài trường hợp như:

  • Xương bàn chân hình thành bất thường;
  • Các mô liên kết như dây chằng và gân bị lỏng lẻo hay do những căn bệnh nhất định như hội chứng Ehlers-Danlos hay hội chứng tăng động khớp;
  • Các bệnh ở hệ thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân;
  • Hoạt động bàn chân quá mức.

hội chứng bàn chân bẹt

Những triệu chứng của bệnh

Trẻ có bàn chân bẹt không có vòm bàn chân. Hầu hết trẻ có bàn chân bẹt không cảm thấy đau hay có bất kỳ vấn đề nào. Đôi khi chúng có thể cảm thấy đau ở bàn chân, mắt cá chân và chân.

  • Cách 1:

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

  • Cách 2:

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

  • Cách 3:

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt ở trẻ có phải là vấn đề lớn?

Bàn chân bẹt là nguyên nhân gây đau, có thể ảnh hưởng tới vóc dáng và tướng đi, chạy của trẻ. Nếu chân bẹt và không cân sẽ ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Độ tuổi tầm soát và điều trị lý tưởng cho trẻ trong khoảng từ 3 − 8 tuổi. Nhiều trẻ có bàn chân bẹt không gặp vấn đề trong việc đi lại hay làm những công việc hằng ngày. Trong những trường hợp này, điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, bàn chân bẹt có thể gây một vài triệu chứng đáng kể đối với một vài trẻ như:

  • Đau ở bàn chân, mắt chân, chân, lưng hay hông;
  • Bàn chân xoay vào trong quá nhiều. Điều này khiến trẻ dễ tổn thương;
  • Trẻ có vấn đề với cơ, gân, dây chằng và xương của bàn chân.

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể điều chỉnh được khi được điều trị đúng và sớm. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dùng đế chỉnh hình bàn chân đặt trong giày. Khi đi đế chỉnh chân này, triệu chứng bàn chân bẹt không phát triển thêm, đồng thời phòng ngừa những bệnh sau này trẻ gặp phải như viêm đau khớp gối và đau lưng. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Hội Chứng Asperger: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán

Rate this post