Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS) là gì?

Hội chứng huyết tán tăng ure máu hay còn gọi là HUS, xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng, dẫn đến hình thành những chất độc hại có thể hủy hoại hồng cầu. Khi hồng cầu bị phá hủy, quá trình lọc thận bị tắc nghẽn và dẫn đến suy thận. Đây là một dạng bệnh nghiêm trọng, nhưng người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng nếu được điều trị thích hợp và kịp thời.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS) là gì?

Các triệu chứng thông thường của hội chứng huyết tán tăng ure máu bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và cao huyết áp. Có thể xảy ra tình trạng tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu hoặc nước tiểu có màu đỏ sậm.

Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sưng tay, mặt hoặc cơ thể, da tái hoặc có màu vàng (bệnh vàng da), có những đốm nhỏ chảy máu dưới da (đốm xuất huyết) và bầm tím. Tình trạng đột quỵ hoặc động kinh cũng có thể xảy ra

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hội chứng tăng Ure Máu

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn gặp những vết bầm không rõ nguyên nhân, tiêu chảy ra máu, chảy máu bất thường, chân tay bị sưng, mệt mỏi hoặc giảm lượng nước tiểu sau nhiều ngày bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn nên đi đến bệnh viện gấp nếu bạn hoặc con bạn không đi tiểu trong 12 giờ hoặc nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS) là gì?

Hội chứng huyết tán tăng ure máu thường xảy ra do ruột bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như quinine, các thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine và một số loại thuốc hóa trị khác cũng có thể gây ra hội chứng huyết tán tăng ure máu.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc HUS bao gồm:

  • Độ tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Di truyền: những người có những thay đổi gen di truyền nào đó khiến họ dễ bị mắc bệnh.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Đối tượng nguy cơ Hội chứng urê huyết tán huyết

Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc HUS bao gồm:

  • Độ tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Di truyền: những người có những thay đổi gen di truyền nào đó khiến họ dễ bị mắc bệnh.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên sự kiểm tra và tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân một cách kĩ lưỡng. Các xét nghiệm được thực hiện thường là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm phân. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp siêu âm để kiểm tra tổn thương thận hoặc sẽ sinh thiết thận khi cần.

Hội chứng tăng Ure Máu

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh bao gồm:

  • Lọc máu;
  • Dùng các thuốc như corticosteroids;
  • Truyền máu;
  • Truyền tiểu cầu: thực hiện khi bạn dễ bầm tím hoặc đang chảy máu quá nhiều.
  • Trao đổi Plasma;
  • Chạy thận nhân tạo.

Phòng ngừa Hội chứng urê huyết tán huyết

Thịt hoặc sản phẩm bị nhiễm E. coli có thể dẫn đến hội chứng tan máu ure huyết Để bảo vệ chống lại nhiễm trùng E. coli và các bệnh truyền qua thực phẩm khác thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh và thay tã.
  • Làm sạch đồ dùng và bề mặt thực phẩm thường xuyên.
  • Ăn chín, uống sôi
  • Rã đông thịt trong lò vi sóng hoặc tủ lạnh.
  • Giữ thực phẩm sống tách biệt với thực phẩm ăn liền. Không đặt thịt chín trên đĩa trước đây bị ô nhiễm bởi thịt sống.
  • Lưu trữ thịt dưới đây sản xuất trong tủ lạnh để giảm nguy cơ chất lỏng như máu nhỏ giọt trên sản phẩm.

Hội chứng tăng Ure Máu

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến hội chứng huyết tán tăng ure máu bao gồm:

  • Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
  • Không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín.
  • Rửa sạch trái cây và rau củ.
  • Không sử dụng các loại sữa chưa được tiệt trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Hội Chứng Alport: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán

Rate this post