Cá thu là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé, đặc biệt là lượng axit béo omega3 tốt cho não bộ. Cá thu cũng thường được các mẹ chọn để nấu các món ăn dặm cho bé. Cùng tìm hiểu những công thức cháo cá thu cho bé vừa đơn giản vừa tiện lợi mà vẫn có những bữa ăn dặm ngon miệng, nhiều dưỡng chất cho bé yêu.
Cháo cá thu cho bé ăn dặm có tác dụng gì?
Cá thu là một loại cá biển, thuộc họ cá Scombridae, được tìm thấy ở cả vùng biển ôn đới và nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng được xếp hạng cao. Cá thu giàu omega3 rất tốt cho sự phát triển não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp hạn chế các bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy cá thu còn cung cấp một lượng chất khoáng quan trọng như sắt, phốt pho, canxi, kẽm,….
Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B12, B2 và vitamin PP. Ngoài protein, vitamin và khoáng chất chất lượng cao, cá là một nguồn chất béo lành mạnh tuyệt vời như axit docosahexaenoic (DHA) rất cần thiết cho trẻ phát triển trí não, hệ thần kinh và thị giác.
Có một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn cá sớm từ những tháng đầu đời có thể giúp ngăn ngừa các bệnh dị ứng như hen suyễn và bệnh chàm. Theo Đông y, cá thu có tính bình, tốt cho gan, tỳ và thận. Cá thu chế biến thành món ăn có hương vị thơm ngon thích hợp cho mẹ chọn nấu các món cháo ăn dặm cho bé.
Dưới đây là một vài lý do tại sao mẹ nên chọn cá thu trong thực đơn cho gia đình và cho bé ăn dặm:
Ngăn ngừa bệnh tim
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tim là ăn những thực phẩm có chứa lượng axit béo omega 3 cao. Do đó tiêu thụ thường xuyên loại cá này giúp giảm nguy cơ biến chứng tim như đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau tim và rối loạn nhịp tim.
Miễn dịch
Cá thu tăng cường hệ thống miễn dịch. Axit béo omega3 hoạt động như một chất chống viêm. Chúng cũng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim. Coenzyme Q10 bảo vệ các tế bào khỏi nguy cơ ung thư. Nó cũng giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Cá thu rất giàu coenzyme Q10, chất chống oxy hóa và chất béo omega3. Coenzyme Q10 giúp loại bỏ các tác nhân gây ung thư gắn vào các tế bào; chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Cải thiện chức năng nhận thức
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người tiêu thụ nhiều axit béo omega3 có nguy cơ trầm cảm thấp hơn. Do đó, thêm cá thu vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm bớt sự thay đổi tâm trạng ở những người bị trầm cảm. Cá thu cũng giúp giảm khả năng mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh Parkinson.
Bé mấy tháng tuổi thì ăn được cá thu?
Mẹ có thể cho bé ăn cá thu ngay từ tháng thứ 6 ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn để tránh bé bị hóc hay dị ứng vì chưa quen với các loại hải sản.
Trẻ bắt đầu từ 7 tháng tuổi là có thể ăn được cá và các loại hải sản khác (như lươn, cua, tôm). Tuy vậy, mẹ nên cho bé ăn các loại cá đồng, cá nước ngọt trước rồi ăn thêm cá biển sau (cá thu là cá biển).
Khi bé khoảng được 9 tháng thì sữa mẹ đã ít hẳn đi, không đủ cho bé mỗi ngày. Lúc này, mẹ có thể tìm hiểu các công thức nấu cháo cá thu cho bé 9 tháng hoặc cách nấu cháo cá thu cho bé 8 tháng kết hợp với các loại rau xanh như: cháo cá thu bí đỏ, cháo cá thu nấu với rau mồng tơi, cháo cá thu yến mạch, cháo cá thu nấu với khoai lang,… Có thể cho bé ăn các món hải sản hay cháo cá thu 12 bữa mỗi ngày, nhưng tuỳ theo tháng tuổi sẽ có lượng ăn khác nhau.
Bé nên ăn bao nhiêu cá là đủ?
Trẻ nhỏ nên ăn bao nhiêu cá là tốt nhất?
Theo bảng thông tin về số lượng cá nên cho trẻ nhỏ mẹ có thể tham khảo để chế biến cho bé:
Bé từ 712 tháng: mỗi bữa có thể ăn 2030g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo.
Nấu cháo cho bé 1 tuổi có thể tăng lượng cá tương ứng với độ tuổi của bé và có thể ăn kèm mỳ, bún, súp,…
Cháo cá thu nấu với rau gì ngon?
Cá thu có hương vị dễ ăn và thơm ngon đặc trưng, mẹ chỉ cần kết hợp thêm một số loại rau xanh quen thuộc giàu các vitamin, chất dinh dưỡng khác như rau muống, rau mồng tơi, rau mùi,…vừa giúp thay đổi khẩu vị cho bé mỗi ngày vừa cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cá thu nấu với các loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai tây,… chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn ăn dặm của bé.
Gợi ý thực đơn nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với rau củ:
Dưới đây là các công thức nấu cháo cá thu cho bé mà mẹ có thể tham khảo và thay đổi thực đơn không khiến bé bị ngán.
Cách nấu cháo cá thu cho bé 7 tháng với khoai lang:
Cháo cá thu cho bé 7 tháng với khoai lang
Khoai lang được xem là siêu thực phẩm vì khoai lang chứa một lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Một củ khoai lang cỡ trung bình cung cấp 103 calo, 4 gram chất xơ, 2 gram protein, hơn 100% vitamin A hàng ngày cần thiết cho trẻ và vô số vitamin C. Một bát cháo cá thu khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những ngày đầu ăn dặm của con.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cá thu, một nắm gạo để nấu cháo, một củ khoai lang, dầu ăn, hành lá, nước mắm,…
Cách nấu: Cá thu mẹ mua về rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với hành và nước mắm cho thấm gia vị. Mẹ cho dầu ăn vào chảo, xào cá cho săn và dậy mùi thơm. Gạo nấu nhừ thành cháo, cho khoai lang mẹ đã rửa sạch cắt hạt lựu vào chung. Nấu cho đến khi cháo chín, mẹ tiếp tục cho cá thu vào. Bước cuối cùng là cho thêm rau mùi băm nhỏ, hành lá vào, chỉ cần để nguội và cho bé ăn thôi nè.
Cháo cá thu rau muống cho bé bổ sung sắt và omega3:
Sắt là một khoáng chất mà trẻ sơ sinh và trẻ em đều cần cho sức khỏe và sự phát triển. Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra huyết sắc tố một loại protein mang oxy đến tất cả các tết bào trong cơ thể, huyết sắc tố cần thiết cho sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Khi thiếu sắt, các tế bào hồng cầu nhỏ đi và trở nên nhợt nhạt, hiện tượng này được gọi là thiếu máu.
Nếu mẹ nhận thấy con mình đang có những triệu chứng sau: chậm tăng cân, da nhợt nhạt, không muốn ăn, quấy khóc, khó tập trung, thường hay mệt mỏi là dấu hiệu của việc thiếu máu. Mẹ hãy nấu cháo cá thu cho bé 9 tháng ăn dặm để bổ sung lượng sắt cần thiết.
Cháo cá thu rau muống cho bé bổ sung sắt và omega3
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cá thu, một nắm gạo nếp hoặc gạo tẻ nấu cháo, 30g rau muống, hành củ, dầu ăn, nước mắm, gia vị,…
Cách nấu: Cá thu mẹ rửa sạch, băm nhuyễn và nêm một ít muối, gia vị để cho thấm. Sau đó mẹ cho một ít dầu ăn vào chảo, cho hành băm vào phi thơm, cho cá thu vào xào săn thì nhắc bếp. Rau muống mẹ cần nhặt sạch, ngâm trong nước muối rồi rửa kĩ để tránh bụi đất bám vào thân, kẽ lá, sau đó đem đi xay nhuyễn. Gạo mẹ cho vào nồi nấu thành cháo nhuyễn, sau đó cho cá thu và rau muống vào, nấu đến khi rau chín thì cho ra tô/ bát để nguội cho bé thưởng thức.
Cháo cá thu bí đỏ cho đôi mắt bé sáng khỏe:
Bí đỏ là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và chứa ít calo. Thêm vào đó, bí đỏ có thể chế biến đa dạng các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà có thể mẹ chưa biết hết.
Bí đỏ cung cấp cho cơ thể một lượng betacarotene khổng lồ, được chuyển đổi một phần thành vitamin A. Vitamin A có thể giúp cơ thể bé chống lại nhiễm trùng. Bí đỏ được biết đến là loại rau củ giàu betacarotene, giúp giữ cho mắt bé luôn khỏe mạnh, vitamin C và E giúp bảo vệ làn da còn non nớt của bé. Vậy thì mẹ đừng bỏ qua món cháo cá thu bí đỏ “vi diệu” này nhé!
Thời gian chuẩn bị và nấu: 40 phút
Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo nấu cháo 30g, 2 chén nước, 50g cá thu sống mẹ rửa sạch và thái lát mỏng. Bí đỏ 50g đã gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ, một củ gừng tươi nhỏ thái lát, 2 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen, 2 nhánh rau mùi (ngò), hành lá thái nhỏ, nước mắm, dầu mè,…
Cách chế biến: Gạo mẹ nấu thành cháo, sau đó thêm bí đỏ, gừng vào chung tiếp tục đun cho đến khi tất cả nguyên liệu chín mềm và cháo đặc lại. Mẹ có thể thêm nước tùy ý nếu thích cho bé ăn cháo loãng. Lúc này, cho cá thu đã thái lát vào nồi cháo, nấu thêm 510 phút nữa. Mẹ nêm hạt tiêu, rắc lá mùi, hành lá và cho bé thưởng thức.
Cháo cá thu đậu xanh dậy mùi thơm:
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cá thu, 35g gạo nấu cháo, 15g đậu xanh, hành củ, dầu ăn, gia vị,…
Cách nấu: Cá thu mẹ mua về rửa sạch, thái thành miếng, ướp với gia vị và đầu hành tím băm nhỏ. Đợi cho cá thấm gia vị, mẹ cho dầu vào chảo cho nóng, phi thơm hành rồi cho cá vào xào chín, sau đó gỡ phần thịt cá, dùng muỗng tán hoặc xay nhuyễn.
Đậu xanh ngâm khoảng 30 phút, rửa sạch vỏ, ninh đến khi đậu chín nhừ. Mẹ dùng một nồi khác để nấu cháo trắng cho đến khi gạo chín bung, sau đó cho đậu xanh và cá thu vào, nêm gia vị và tắt bếp. Bây giờ mẹ chỉ việc đợi để cháo nguội cho bé thưởng thức. Chắc chắn bé sẽ thích mê vì mùi thơm của cá và vị bùi của đậu xanh.
Cháo cá thu súp lơ bổ sung chất xơ:
Cháo cá thu súp lơ bổ sung chất xơ
Bé sẽ không thể ngấy với món cháo cá tươi mát bổ dưỡng và giàu chất xơ này. Sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa protein, vitamin A, B và D, và axit béo Omega3 dồi dào từ cá thu cùng với vị ngọt từ súp lơ xanh tươi giàu vitamin A, C và các khoáng chất khác. Khi rửa súp lơ mẹ nên cho nước lạnh chảy qua và ngâm vào một bát nước lạnh lớn trong vài phút. Điều này sẽ giúp cát và bụi bẩn bám vào thân cành súp lơ nhả ra nếu có.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cá thu, 35g gạo dùng để nấu cháo (khoảng 1 nắm trong tay), 1 bông súp lơ xanh, hành củ, dầu ăn, gia vị.
Cách nấu: Cá thu mẹ làm sạch, để ráo nước, cắt thành từng lát mỏng. Sau đó là bước làm nóng chảo chiên cá, mẹ cho hành thái nhỏ vào phi thơm, xào cá thu đến khi cá chín và tán nhuyễn. Nấu cháo cho chín nhừ, sau đó cho cá thu, súp lơ nhuyễn vào nồi cháo đảo đều, đun sôi tiếp tục khoảng 1 phút rồi đưa ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo cá thu cà chua bi thanh ngọt:
Cà chua bi là phiên bản thu nhỏ của cà chua truyền thống và không kém phần bổ dưỡng. Một chén cà chua bi tươi cung cấp 1,3 gram protein, 1,8 gram chất xơ và 20 miligam vitamin C. Mẹ nấu cháo cá thu cho bé 7 tháng ăn dặm cùng cà chua bi là một lựa chọn dinh dưỡng hoàn hảo.
Cháo cá thu cho bé 7 tháng ăn dặm cùng cà chua bi.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cá thu cắt lát mỏng, một hộp cà chua bi mua tại siêu thị (300g), muối và hạt tiêu xay, 35g gạo để nấu cháo.
Cách nấu: Đầu tiên, mẹ rửa sạch cá rồi ướp với một ít muối, tiêu xay và gia vị. Tiếp đến mẹ rửa sạch cà chua bi và cắt làm đôi, sau đó cho gạo và nước vào nồi ninh đến khi gạo nát nhừ, cho cá đã ướp vào tiếp tục đun cho đến khi cá chín, thêm tiếp cà chua vào nồi nấu thêm khoảng 5 phút. Mẹ cho cháo ra tô và để nguội cho bé ăn nhé.
Kết luận
Với những lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời của cá thu, mẹ khéo tay có thể chế biến và kết hợp với rất nhiều các loại rau củ quả để cho bé những bữa ăn dặm thơm ngon, đủ chất và đầy màu sắc. Hy vọng qua bài viết trên giúp mẹ phần nào tạo ra giai đoạn khởi đầu tốt đẹp trong hành trình dinh dưỡng và lớn lên của bé.
Nguồn tham khảo:
- https://wikicachlam.com/cachnauchaocathuchobeandam/
- https://www.healthychildren.org/English/safetyprevention/allaround/Pages/ProtectingYourChildrenFromContaminatedFish.aspx
- https://flofoodventure.wordpress.com/2014/07/21/spanishmackerelfishporridge/
- https://www.healthline.com/nutrition/pumpkinnutritionreview#section4