Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu thường thắc mắc là ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy. Vì để có thể chuẩn bị tâm lý cũng như có chế độ ăn uống phù hợp trước khi bước vào kỳ thai nghén, nhiều mẹ muốn xác định được thời điểm mà nghén sẽ diễn ra. Do đó, để giúp mẹ bầu, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những vấn đề mà mẹ nên lưu tâm khi bị nghén.
Hiện tượng ốm nghén khi phụ nữ mang thai
Ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ mấy?
Trong suốt quá trình mang thai, hầu hết các bà bầu thường phải trải qua giai đoạn ốm nghén. Vì có sự khác biệt về thể trạng của cơ thể nên mỗi bà bầu có thể sẽ bị ốm nghén sớm, có người thì muộn hoặc không hề bị thai nghén. Phần đông phụ nữ mang thai sẽ có hiện tượng thai nghén vào tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ. Một số ít sẽ xảy ra khi mẹ mang thai được hơn 12 tuần hoặc có thể chỉ mới ở tuần thứ 4 đến 6 đã bước vào kỳ thai nghén.
Không chỉ có những trường hợp này, có những mẹ vì cơ thể quá yếu ớt nên kỳ thai nghén diễn ra liên tục cho đến khi mẹ vượt cạn. Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít các trường hợp nghiêm trọng như vậy. Còn lại đều đến tuần thứ 20 là sức khỏe của mẹ lại đi vào ổn định và ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng ốm nghén xảy đến với bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố và hormone trong cơ thể mẹ. Vì bản thân người mẹ đang phải chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé nên cơ thể chắc chắn cần có những chuyển đổi để có thể thích nghi và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Cho nên, từ lúc hình thành hợp tử, phôi thai chuyển đến ở trong buồng tử cung cho đến lúc em bé được hình thành đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, mẹ sẽ thường xuyên gặp phải ốm nghén. Đến khi, bé đã trong trạng thái ổn định thì người mẹ mới không mệt mỏi, buồn nôn nữa.
Dù kỳ thai nghén khiến mẹ chịu nhiều mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhưng vấn đề này không hề gây hại cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Nhiều bác sĩ thấy rằng những trường hợp mẹ bầu bị nghén đều chứng tỏ tình hình thai nhi đang được ổn định và khả năng sảy thai sẽ là rất nhỏ. Bên cạnh đó, thai nhi vẫn có thể tự hấp thụ đầy đủ dưỡng chất có trong cơ thể mẹ để phát triển như bình thường chứ không hề bị thiếu chất. Chính vì vậy, mẹ tuy đang ốm nghén khổ sở nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Tuy nhiên, với những tình huống có mẹ bị nghén nặng, không thể ăn hay uống được thứ gì để nạp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể thì có thể làm cho tình hình cả hai mẹ con đều nguy hiểm. Lúc này, mẹ bầu cần được đưa vào nhập viện ngay lập tức để các bác sĩ có thể theo dõi sát sao và đưa ra hướng điều trị.
Ốm nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?
Các mẹ chắc chắn đều hiểu rõ rằng thời điểm xuất hiện ốm nghén thường diễn ra trong tuần thai thứ 8 đến 12. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe mỗi thai phụ là khác nhau nên thời gian có thể sẽ thay đổi. Có chị em gặp thai nghén sớm vào tuần thứ 4 đến 6 nhưng cũng có mẹ đến tuần thứ 13 mới bị nghén. Hoặc chịu đựng hiện tượng ốm nghén này suốt thời gian mang thai.
Khi bị ốm nghén, các mẹ thường sẽ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có người còn bị đau đầu và đau bụng. Vì thời gian bắt đầu có thai nghén của từng mẹ bầu là không giống nhau nên thời điểm bị nghén nặng cũng sẽ khác. Sẽ có những chị em trải qua ốm nghén nặng vào tuần thai thứ 7 đến thứ 10, có trường hợp mẹ bắt đầu nghén nặng sau tuần thứ 10 của thai kỳ và cũng sẽ có bà bầu bị nghén suốt cả quá trình mang thai.
Mẹ bầu thường sẽ bị ốm nghén nặng nhất vào khoảng tuần thai thứ 7 đến tuần thứ 10
Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của ốm nghén đến bà bầu
Dấu hiệu ốm nghén nặng
Để biết được người vợ đang mang thai của mình có bị ốm nghén hay không thường rất đơn giản. Bởi những dấu hiệu để nhận biết đều rất rõ ràng và dễ thấy. Với những mẹ bầu, ốm nghén sẽ thường đưa những triệu chứng đặc trưng đến như chứng nôn mửa, cơ thể bị mất nước, lượng nước tiểu thải ra ít hơn, mẹ cũng không đi vệ sinh nhiều, hay có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và không đủ năng lượng để làm việc. Thêm vào đó, các biểu hiện mơ màng, chóng mặt, buồn ngủ cùng chứng sợ mùi đồ ăn đều thể hiện mẹ đang bị thai nghén.
Ảnh hưởng của ốm nghén nặng
Vì những biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng luôn diễn ra liên tục nên sức khỏe bà bầu chắc chắn rằng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi đó, khả năng kiểm soát thai nghén là không thể thực hiện được. Các chứng buồn nôn, nôn mửa sẽ luôn thường trực ở bên mẹ và cũng vì điều này mà làm cho lượng nước trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến thể trạng bị kiệt sức vì thiếu chất.
Cách chữa trị ốm nghén nặng
- Vì ốm nghén nặng khiến cơ thể bị mất nhiều nước nên việc bổ sung nước bằng cách truyền dịch là điều cần thiết. Truyền dịch sẽ được đưa vào cơ thể thông qua tĩnh mạch. Nhờ nó người mẹ sẽ có thêm nước, muối, chất điện giải và glucose. Để thực hiện truyền dịch an toàn, mẹ cần đi đến những cơ sở, bệnh viện uy tín.
- Ngoài ra, một số mẹ bầu bị ốm nghén khiến lượng kali huyết trong cơ thể bị hạ xuống cũng có thể sử dụng phương pháp truyền dịch như trên.
- Ở những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thường không thể cung cấp dinh dưỡng bằng việc ăn uống hằng ngày thì sẽ sử dụng một phương thức khác. Cách làm này chính là dùng ống silicon nhỏ đưa vào dạ dày qua lỗ mũi và mặt sau của cổ họng. Nhờ đó, các dưỡng chất cần thiết hay dung dịch thuốc giúp tăng sức khỏe, sức đề kháng và năng lượng mà không khó để tiêu hóa sẽ được nhỏ giọt từ từ vào bên trong để nuôi cơ thể.
- Ngoài ra, một số mẹ bầu còn được chỉ định dùng thêm vitamin B6 “Pyridoxine”, axit folic, các loại vitamin, sắt cùng một số khoáng chất. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng buồn nôn mà còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bên cạnh thuốc tăng sức đề kháng, bác sĩ còn cho mẹ dùng thêm thuốc kháng axit để giảm bớt lượng axit sản sinh ra trong dạ dày. Không chỉ thế, các loại thuốc chống nôn, chống dị ứng cũng sẽ được kê đơn nếu cần thiết.
- Bà bầu bị ốm nghén thường rất nhạy cảm với các mùi đồ ăn nồng nên đồ ăn càng nóng sẽ càng tạo mùi nhiều hơn. Chính vì vậy, để việc ăn uống được dễ dàng hơn, bác sĩ khuyên mẹ nên ăn thức ăn lúc nguội. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý là không nên để đồ ăn quá nguội lạnh rồi mới ăn bởi vì dưỡng chất có trong đó có thể bị biến chất và gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ.
- Mẹ bầu cũng nên đi khám thường xuyên để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Từ đó, mẹ có thể biết được các bước chăm sóc cùng cách xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên đi khám và gặp chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu xây dựng được thói quen và ăn uống lành mạnh
- Tình trạng ốm nghén xảy ra cũng một phần thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày. Vì vậy, việc thay đổi và cho mình một lịch trình sinh hoạt, vận động hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ.
- Không chỉ có thói quen sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu cũng cần một tâm lý thật vững vàng và lạc quan. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp các phương pháp với nhau như Tây y với châm cứu hoặc bấm huyệt.
- Hơn nữa, những món ăn giúp giảm buồn nôn cũng rất hữu hiệu mà mẹ bầu có thể áp dụng: uống nước gừng, trà, nước uống có gas, ăn bánh quy, kẹo, uống từng ngụm nước đá, ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng…
Ốm nghén có tác dụng thế nào đến thai nhi?
Mặc dù thai nghén làm cho bà bầu gặp không ít rắc rối và mệt mỏi nhưng tình trạng này lại có lợi đối với thai nhi. Khi bị nghén, nhiều mẹ sẽ không thể ăn uống tùy hứng như bình thường mà thay vào đó là kiêng cữ rất nhiều thứ, đặc biệt là những thực phẩm gây mùi khó chịu.
Nhưng chính vì điều này đã giúp cho bé giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm. Hơn nữa, với những người có thai nghén, khả năng bị sảy thai là rất thấp và thai nhi được bảo vệ tốt hơn. Chính ốm nghén cũng chính là dấu hiệu xác định tình hình của bé luôn được ổn định.
Hiện tượng ốm nghén xuất hiện do đâu?
Dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu song các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra được lý do chắc chắn nào gây nên hiện tượng này. Tuy nhiên, họ vẫn cho ra được những khả năng cho thấy mẹ có thể bị ảnh hưởng:
- Chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ không theo lịch trình chính xác, hay thay đổi thất thường hoặc ăn những món có hại cho cơ thể
Thịt chế biến sẵn là một trong những món không tốt cho sức khỏe bà bầu
- Tỷ lệ lượng đường có trong máu thấp hơn bình thường
- Hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn khiến mẹ khó chịu với một số mùi đồ ăn gây ra cảm giác buồn nôn
- Tăng nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể tạo nên chứng buồn nôn, ăn khó tiêu
- Di truyền từ người thân trong gia đình
Thai nhi có bị ảnh hưởng bởi tình trạng ốm nghén của mẹ không?
Tình trạng ốm nghén làm cho việc ăn uống của mẹ bị ảnh hưởng không nhỏ. Những món ăn ăn vào đều có thể bị nôn ngược trở lại. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng rằng bé sẽ bị thiếu chất và bị chậm phát triển. Tuy nhiên, tình hình thai nhi như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ ốm nghén của mẹ.
Nếu mẹ chỉ bị ốm nghén nhẹ thì những triệu chứng nghén chỉ lâu lâu mới có. Cho nên, mẹ vẫn cung cấp được dưỡng chất để nuôi em bé như bình thường. Thai nhi vì vậy vẫn khỏe mạnh và tăng trưởng đều đều. Nhưng nếu mẹ bị thai nghén nặng thì không chỉ thai nhi mà ngay bản thân người mẹ cũng bị thiếu chất và kiệt sức.
Kết luận
Tùy vào từng thể trạng của mỗi người phụ nữ mà triệu chứng ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy sẽ khác nhau. Nhưng dù ở trường hợp nào thì mẹ cũng cần chú ý tới sức khỏe của chính mình. Có như vậy, mẹ và thai nhi mới có thể khỏe mạnh cho đến ngày mẹ lâm bồn.
Xem thêm:
Ốm Nghén Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì Ngoài 5 Loại Thực Phẩm Sau Đây
Nguồn tham khảo
- https://www.huggies.com.vn/mang-thai/tam-ca-nguyet-dau-tien/thay-doi-ve-mat-co-the/om-nghen/
- https://www.huggies.com.vn/mang-thai/bien-chung-thai-ky/om-nghen/
- https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/morning-sickness-nausea/