Updated at: 29-03-2020 - By: admin

Tránh thai bằng biện pháp nào cho an toàn, hiệu quả mà không có nhiều tác dụng phụ là điều mà các cặp đôi rất quan tâm. Một biện pháp tránh thai tạm thời được các chị em truyền tai áp dụng là đặt vòng tránh thai. Nhưng trên thực tế việc đặt vòng tránh thai đã gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình là làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai cũng như những biện pháp xử lý.

Tránh thai bằng phương pháp đặt vòng – Phổ biến nhưng liệu có hiệu quả cao?

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời áp dụng cho các chị em, khi đó vòng tránh thai (hoặc dụng cụ tránh thai) có hình chữ T bằng nhựa dẻo có chứa nội tiết progestin hoặc chứa chất đồng sẽ được các bác sĩ đặt vào trong tử cung người phụ nữ làm cô đặc chất nhầy trong cổ tử cung, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa trứng với tinh trùng rồi thụ tinh.

Đây là một biện pháp tránh thai có nhiều ưu điểm nổi bật như hiệu quả cao (lên đến 99%, tương đương với phương pháp triệt sản), thời gian kéo dài từ 5 đến 10 năm,phát huy tác dụng ngay sau khi đặt vào tử cung, an toàn, chi phí thực hiện thấp, có khả năng phục hồi sinh sản sau khi dừng sử dụng nhưng cũng có một số nhược điểm như không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, bệnh lậu…Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai

Ngoài ra sau khi đặt vòng tránh thai các chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khí hư nhiều và đặc biệt hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xuất hiện ở rất nhiều các chị em.

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi hiệu quả lâu dài

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai.

Rối loạn kinh nguyệt là một tác dụng phụ thường xuất hiện ở các chị em sau khi đặt vòng tránh thai, đó là việc thay đổi về số ngày chu kỳ, số ngày hành kinh hay một số hiện tượng bất thường, cụ thể gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường (chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày).
  • Lượng máu kinh âm đạo ra nhiều (bình thường mỗi ngày hành kinh ra 40 – 50ml)
  • Rong huyết là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai
  • Có trường hợp máu kinh ra rất ít, gần như không ra (vô kinh), hoặc xuất hiện nhiều cục máu đông.
  • Khí hư nhiều bất thường, màu vàng sậm, có mùi hôi khó chịu.
  • Rong kinh: thời gian hành kinh thông thường sẽ kéo dài 7 ngày nhưng có trường hợp máu kinh dài hơn.
  • Rong huyết: ra máu bất kỳ lúc nào trong tháng, không liên quan đến chu kỳ kinh.
  • Đau bụng dưới âm ỉ kéo dài, đau khi quan hệ tình dục, đau mỏi lưng.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, có thể do bị mất một lượng máu kinh quá nhiều.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai.

  • Có rất nhiều nguyên nhân làm các chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai như:
  • Vòng đặt tránh thai có chứa nội tiết tố hoặc chứa đồng nên khi vào trong cơ thể người phụ nữ sẽ khó thích nghi, gây ức lên cổ tử cung, bong lớp niêm mạc dẫn đến hiện tượng rong kinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thaiVòng tránh thai có thể làm bạn thủng dạ con khi thực hiện sai thủ thuật

  • Vòng tránh thai đặt vào tử cung người phụ nữ gây ra rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố.
  • Hiện tượng xuất huyết, rong huyết sau khi đặt vòng được lý giải do màng trong tử cung bị chèn ép và mài mòn làm huyết quản mở rộng, máu chảy nhiều và mạnh hơn.
  • Các chị em sau khi đặt vòng thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi,căng thẳng, chán ăn, những yếu tố này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ.

Cách xử lý kinh nguyệt bị rối loạn sau khi đặt vòng tránh thai.

Có rất nhiều chị em thắc mắc rằng liệu đặt vòng tránh thai có bị rối loạn kinh nguyệt không, nếu có thì phải làm gì.Trên một cuộc khảo sát về các trường hợp đặt vòng tránh thai, có đến 70% các chị em gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Hiện tượng này thông thường không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe và sẽ trở lại ổn định sau 2 đến 3 tuần nhưng nếu tình trạng này còn kéo dài hơn, lượng máu kinh ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài thì các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời, trường hợp cần thiết bạn sẽ được tháo vòng và khuyên dùng một biện pháp tránh thai khác.Bạn cần theo dõi ít nhất 4 chu kỳ kinh nguyệt liên tục để chắc chắn rằng bạn có đang bị rối loạn kinh nguyệt không.

Bạn đọc muốn hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra nên lưu ý trong việc lựa chọn vòng tránh thai. Vòng tránh thai có hai loại phổ biến, một loại có chứa nội tiết progestin và một loại chứa chất đồng. Loại vòng tránh thai bằng đồng được các bác sĩ khuyến cáo hạn chế sử dụng do nó làm thay đổi nội tiết tố khiến kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra các chị em cũng nên duy trì một lối sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ, không  sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

Hơn nữa việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng là rất quan trọng đối với các chị em khi thực hiện đặt vòng tránh thai; bạn nên đến các trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện tỉnh hoặc các bệnh viện chuyên về phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thaiCần đến gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt kéo dài

Một số câu hỏi liên quan về rối loạn kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai.

Ngoài rối loạn kinh nguyệt đặt vòng tránh thai còn có tác dụng phụ nào không?

  • Phản ứng ở tâm não: đây là phản ứng xuất hiện ở một số ít phụ nữ sau khi đặt vòng; nguyên nhân là do khi đặt vòng tinh thần quá căng thẳng, bị kích thích chỗ đặt vòng quá mạnh dẫn đến các phản ứng ở tâm não. Một số biểu hiện thường gặp như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp, tức ngực, có biểu hiện hưng phấn quá đà… Đây là một tác dụng phụ khá nguy hiểm cho các chị em, trường hợp không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến rối loạn khí huyết, hôn mê, lên cơn co giật.
  • Đau khi quan hệ tình dục: bạn nam sẽ là người có thể bị đau khi quan hệ do đuôi của vòng tránh thai quá dài sẽ chọc vào dương vật, có trường hợp đã bị chấn thương bộ phận sinh dục. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này là cắt ngắn đuôi của vòng để nó nằm gọn trong tử cung.
  • Có nguy cơ thủng mô dạ con: đặt vòng tránh thai là một thủ thuật khá đơn giản nhưng trong quá trình thực hiện có thể làm dạ con bị va chạm và thủng.
  • U nang buồng trứng: đây là một tác dụng phụ ít gặp hơn, nguyên nhân do vòng tránh thai có chứa nội tiết tố progesterone, bệnh này có thể tự biến mất nhưng bạn vẫn nên thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.
  • Bệnh viêm vùng chậu: việc chèn vòng tránh thai vào cổ tử cung người phụ nữ có thể chèn lên vùng xương chậu và gây các bệnh viêm nhiễm.
  • Vòng tránh thai có thể bị tuột ra ngoài: tỷ lệ vòng bị tuột ra ngoài chỉ chiếm từ 5 đến 6% và thường là những chị em vừa mới sinh do tử cung của họ đang co bóp mạnh để phục hồi lại trạng thái ban đầu, khi đó việc co bóp sẽ khiến vòng tránh thai bị tác động và đẩy ra ngoài.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thaiĐau đầu, căng thẳng, mệt mỏi là một tác dụng phụ của vòng tránh thai

  • Mang thai ngoài ý muốn: mặc dù hiệu quả của biện pháp này rất cao, gần như là tuyệt đối (lên đến 99%) nhưng vẫn có trường hợp các cặp vợ chồng quan hệ tình dục vào đúng ngày rụng trứng nên vẫn có hiện tượng thụ thai

Nên sử dụng biện pháp tránh thai nào khi không thể đặt vòng.

Khi bạn không thể tiếp tục sử dụng vòng tránh thai thì việc cần làm là tìm cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, an toàn và hiệu quả, một số gợi ý cho các chị em như sau:

  • Sử dụng bao cao su: đây là biện pháp tránh thai tạm thời phổ biến nhất với các ưu điểm như dễ thực hiện, hiệu quả cao, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của cả hai, phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, bệnh lậu…; tuy nhiên sử dụng bao cao su có thể làm bạn giảm sự hưng phấn tình dục.
  • Xuất tinh ngoài âm đạo: biện pháp tránh thai này là hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự hưng phấn trong cuộc yêu; tuy nhiên để thực hiện được người nam trong cuộc yêu cần làm chủ bản thân để nắm rõ thời điểm xuất tinh ra ngoài âm đạo.
  • Tránh thai bằng chu kỳ kinh nguyệt: một chu kỳ kinh nguyệt được chia làm 3 giai đoạn với mức độ an toàn tránh thai khác nhau; việc của các chị em là xác định chính xác ngày rụng trứng để biết thời điểm an toàn tránh thai; đây cũng là một biện pháp tránh thai tự nhiên, an toàn tuy nhiên hiệu quả chưa cao bởi các chị em có thể nhầm lẫn về ngày rụng trứng hay chu kỳ kinh nguyệt thay đổi không đều.
  • Uống thuốc tránh thai: thuốc tránh thai có hai loại là khẩn cấp và hàng ngày. Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong khoảng 24 đến 72 giờ, tuy nhiên loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có khả năng gây vô sinh cao. Thuốc tránh thai hàng ngày được uống đều đặn mỗi ngày 1 viên vào đúng một giờ, loại thuốc này tiết ra hormone gây ức chế sự rụng trứng, ngăn chặn sự tiếp xúc của trứng với tinh trùng.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thaiUống thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả,dễ thực hiện

  • Thắt ống dẫn trứng: đây là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn (hay còn gọi là triệt sản), khi đó bác sĩ sẽ làm một thủ thuật để thắt hoặc chặn ống dẫn trứng lại nhằm ngăn sự tiếp xúc giữa trứng với tinh trùng; một ưu điểm của biện pháp này là có tác dụng vĩnh viễn, không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác; tuy nhiên thắt ống dẫn trứng gần như không thể khôi phục khả năng sinh sản, ngoài ra có thể để lại một số biến chứng, tác dụng phụ.

Hy vọng rằng bài viết đã giải tỏa được nỗi lo về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai. Việc sử dụng biện pháp tránh thai nào đều phải cẩn trọng, do đó các chị em nên gặp các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn biện pháp hợp lý nhất.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Phá Thai Có Nguy Hiểm Không?

Có Hay Không Rối Loạn Kinh Nguyệt Khi Uống Thuốc Giảm Cân?

https://vicare.vn/bai-viet/7-rac-roi-pho-bien-khi-dat-vong-tranh-thai-ma-cac-chi-em-can-luu-y

Rate this post