Updated at: 05-05-2020 - By: admin

Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, mỗi kỳ kinh nguyệt của chị em thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và thường lặp lại theo chu kỳ.

Nhưng vì lý do nào đó mà chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị thay đổi kéo dài hơn hoặc ngắn hơn, hoặc có những biểu hiện bất thường trong kỳ kinh, đó là những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Vậy, rối loạn kinh nguyệt là gì và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ như thế nào đang là mối quan tâm của nhiều chị em đang trong độ tuổi sinh sản.

Rối loạn kinh nguyệtChu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt là gì

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt mà hầu hết phụ nữ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Các nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) là yếu tố giúp kinh nguyệt ổn định và đều đặn. Do vậy, khi các nội tiết tố nữ bị rối loạn hoặc mất ổn định sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệtRối loạn kinh nguyệt làm thay đổi thời gian kỳ kinh nguyệt

 Kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nằm trong khoảng từ 28 – 32 ngày. Trong đó, mỗi đợt hành kinh thường kéo dài khoảng từ 3 – 5 ngày, lượng máu kinh trung bình từ 50 – 80 ml ở mỗi lần hành kinh. Tuy nhiên, có thời gian kỳ kinh của chị em lại ít hơn 21 ngày, có khi lại nhiều hơn 35 ngày, lượng máu kinh và thời gian hành kinh lúc nhiều, lúc ít thất thường, hay có thể có màu đen khác thường. Khi đó chắc chắn rằng chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt.

Trong độ tuổi sinh sản, nội tiết tố nữ là yếu tố giúp kinh nguyệt ổn định và đều đặn, trong đó estrogen và progesteron đóng vai trò quyết định. Khi các nội tiết tố nữ bị rối loạn, mất ổn định sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt. Hiểu rõ về rối loạn kinh nguyệt là gì sẽ giúp phái đẹp xử trí tình trạng này một cách tốt nhất.

Một số nguyên nhân chính của bệnh rối loạn kinh nguyệt như: độ tuổi, bệnh lý phụ khoa (lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u tử cung, u buồng trứng…), đang cho con bú, stress hoặc do di truyền.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Khi bị mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, chị em thường có những triệu chứng cơ bản sau:

Dậy thì quá sớm hoặc dậy quá thì muộn.

Tuổi có kinh thường bắt đầu ở nữ giới từ tuổi 12 hoặc 13. Tuy nhiên, do yếu tố chế độ dinh dưỡng và môi trường sống có thể làm cho các bé gái có kinh từ rất sớm, có trường hợp chỉ mới 8 tuổi đã xuất hiện máu kinh nguyệt kỳ đầu tiên. Vậy nhưng cũng có những người nữ mãi đến 19 hoặc 20 tuổi mới xuất hiện kinh nguyệt.

Xem thêm:

Những Điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt Tuổi Dậy Thì

Mãn kinh sớm hoặc mãn kinh muộn. 

Mãn kinh bắt đầu được tính từ sau 12 tháng kể từ khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh, thường xảy ra ở những phụ nữ từ 40 –  50 tuổi. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều yếu tố dinh dưỡng và môi trường làm cho đối tượng mãn kinh đang có dấu hiệu trẻ hóa, nhiều người nữ mãn kinh khi còn chưa tới 40 tuổi.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Tiền Mãn Kinh, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Kinh nguyệt không đều

Thường kinh nguyệt có tính chu kỳ, khi bị rối loạn kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể bị thay đổi, khi ngắn hơn, có lúc lại dài hơn vài ngày, lượng dịch kinh cũng không đều, lúc nhiều hoặc ít thất thường.

Hiện tượng vô kinh ở phụ nữ

Nếu người nữ giới từ nhỏ đến lớn chưa từng thấy xuất hiện kinh nguyệt thì đó gọi là trường hợp vô kinh nguyên phát, nếu có kinh được một vài lần rồi tự ngưng từ 6 tháng trở lên mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Trường hợp có thai hoặc mãn kinh được gọi là tình trạng vô kinh sinh lý.

Hiện tượng bế kinh ở phụ nữ

Khi người nữ giới trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc đã có kinh bình thường ở những tháng trước nhưng nay không thấy kinh trong 3 tháng liên tục thì gọi là bế kinh (hoặc tắc kinh).

Hiện tượng rong kinh hoặc rong huyết

Rong kinh ở người nữ giới là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá mức bình thường 80ml. Còn rong huyết lại là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày và không theo chu kỳ nhất định (nhưng không phải rong kinh).

Hiện tượng đa kinh, cường kinh

Khi người nữ giới gặp hiện tượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường (hơn 100ml) thời gian hành kinh quá dài (hơn 7 ngày) được gọi là đa kinh, cường kinh. Hiện tượng đa kinh, cường kinh có thể làm cho người bệnh bị mất máu, thiếu máu.

Hiện tượng thiểu kinh:

Khi lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml hay thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày thì có đó là hiện tượng thiểu kinh.

Hiện tượng thống kinh: 

Hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh gọi là thống kinh, đôi khi đau thành nhiều cơn, có thể truyền cơn đau ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Đồng thời có thể thấy dấu hiệu đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, hoặc buồn nôn, dễ xúc động, nóng tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ trong những ngày hành kinh.

Chu kỳ kinh không rụng trứng

Một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín và hiện tượng phóng noãn không xảy ra gọi là kỳ kinh không rụng trứng. Nếu hiện tượng này thường xuyên diễn ra thì rất dễ dẫn tới vô sinh ở người phụ nữ.

Với những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và tâm lý của người phụ nữ như vậy, chị em có thể tự trả lời được câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt là như thế nào” và “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không” rồi nhé.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau hút thai

Sau khi phá thai hoặc nạo hút thai, thông thường buồng trứng được phục hồi và kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ quay lại trong thời gian từ 4 – 8 tuần. Tuy nhiên, có không ít chị em mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau hút thai trong thời gian dài mà trước đây chưa từng gặp. Và lúc này mới là thời gian chị em loay đi tìm hiểu Rối loạn kinh nguyệt là gì và nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt sau hút thai.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Phá Thai Có Nguy Hiểm Không?

Rối loạn kinh nguyệtNạo hút thai có thể gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau hút thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau hút thai như:

Bị dính tử cung làm cho máu kinh ra ít và có thể có màu đen. Khi dụng cụ y tế hút thai để hút toàn bộ phôi thai và lớp niêm mạc dính vào phôi thai đã làm tổn thương đến lớp niêm mạc tử cung. Khi đó, lớp niêm mạc đó chưa kịp táo tạo lại nên các thành tử cung dễ bị dính lại với nha và làm cản trở hoạt động đẩy máu kinh ra ngoài khỏi cơ thể.

 Bị rối loạn nội tiết tố. Hút thai làm phá vỡ hệ thống nội tiết, có thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Chức năng buồng trứng suy giảm do hút thai, hoạt động của buồng trứng yếu đi làm tử cung dễ bị xuất huyết dẫn tới máu có màu đen.

Viêm nhiễm vùng kín khi hút thai không an toàn hoặc vệ sinh không đúng cách sau khi hút thai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín phát triển. Viêm nhiễm vùng kín kéo dài có cũng có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chị em sẽ thấu hiểu được rối loạn kinh nguyệt là gì.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu

Bản chất của rối loạn kinh nguyệt là do mất cân bằng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Hậu quả của rối loạn kinh nguyệt là như thế nào chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ là người đang chịu đựng sẽ hiểu rõ nhất. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa khó chịu, khó xác định chu kỳ tiếp theo, nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình.

Cũng vì lý do trên mà không ai mong muốn mình mắc phải chứng rối loạn kinh nguyệt. Còn nếu đã bị rối loạn kinh nguyệt thì ai cũng mong nhanh chóng quay lại chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào dinh dưỡng và khả năng tự điều hòa nội tiết tố của cơ thể người phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt sau cai sữa

Cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể sau quá trình mang thai và cho con bú. Sau khi mang thai, nội tiết tố tố nữ estrogen và progesterone trong cơ thể của nữ giới sẽ bị thay đổi, và đây chính là nguyên nhân ngăn cản sự rụng trứng làm cho hiện tượng mất kinh sau sinh và cai sữa.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Có Thai Được Không? 3 Hệ Lụy Khôn Lường

Rối loạn kinh nguyệtThường xảy ra rối loạn kinh nguyệt sau cai sữa

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau cai sữa khá phổ biến ở những chị em nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tượng này sẽ tự mất đi sau một thời gian khi cơ thể được phục hồi và hàm lượng nội tiết tố ổn định mà không làm ảnh hưởng đến sinh sản hay sức khỏe, chị em có thể hoàn toàn yên tâm nuôi con bằng sữa mẹ.

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai

Việc cấy que tránh thai có tác dụng từ 3 đến 7 năm. Trong que tránh thai có chứa thành phần hormone progesterone, đây là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Cấy que tránh thai là cách tránh thai đơn giản, không gây đau đớn nhưng nó lại mang đến cho người dùng 1 số tác hại không mong muốn điển hình là làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em luôn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và chưa bao giờ biết rối loạn kinh nguyệt là gì thì chỉ cần dùng que tránh thai là chị em có thể nhận ra ngay sự thay đổi khác biệt trong cơ thể mình.

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai có ảnh hưởng đến tâm trạng, nhan sắc, và vóc dáng. Cụ thể cho thấy có trường hợp chị em gặp tình trạng da bị nám, khô, sạm, nổi mụn gây ảnh hưởng tới mức độ tự tin trong cuộc sống.

Kết luận

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng rất dễ xảy ra đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do vậy, mỗi chị em phụ nữ nên tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ để phòng tránh.

Khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ được cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ tự động được điều hòa. Tuy nhiên, nếu không thể tự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể gây rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì chị em hãy tìm đến những cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách. 

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Tại sao kháng sinh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

Việc sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa estrogenUống thuốc kháng sinh gây rối loạn kinh nguyệt

Trong 14 ngày đầu tiên của chu kỳ 28 ngày, các nang trứng sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh ra nhiều estrogen hơn. Điều này sẽ giúp nội mạc tử cung dày lên. Khi quá trình rụng trứng kết thúc, hormone estrogen được kết hợp với progesterone trong cơ thể vàng để làm cho niêm mạc tử cung trưởng thành và dày hơn. Nếu phụ nữ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn trước chu kỳ kinh nguyệt, thuốc sẽ tiết ra hormone gonadotrophin của con người (hCG) ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung, làm giảm lượng estrogen. kinh.

Trên thực tế, việc sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa estrogen. Khi kháng sinh có trong gan, chuyển hóa estrogen cũng như progesterone sẽ bị ảnh hưởng. Điều này gây khó khăn cho việc cung cấp estrogen trong máu gây cản trở kinh nguyệt.

Xem thêm:

Uống Kháng Sinh Có Gây Rối Loạn Kinh Nguyệt Không? Và Sự Thật

15 Loại Thực Phẩm Giúp Điều Hòa Kinh Nguyệt Cho Bạn Gái

Tình trạng kinh nguyệt không đều mà nhiều phụ nữ đang phải đối mặt, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày mà còn gây ra mối đe dọa cho các vấn đề sinh sản của phụ nữ sau này. Vậy rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì để tránh những hậu quả xấu?

Xem thêm:

15 Loại Thực Phẩm Nên Ăn Giúp Điều Hòa Kinh Nguyệt Thần Kỳ

Không nên bỏ qua các cách chữa kinh nguyệt bất thường tại nhà

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà bất kỳ chị em nào cũng có thể gặp phải, nó gây ra cho cô nhiều vấn đề và rắc rối. Ngay cả khi tình trạng này là do các bệnh phụ khoa gây ra, nó sẽ có tác động đáng kể đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà bạn có thể tham khảo

Xem thêm:

Nguyên Nhân Và Các Cách Điều Trị Kinh Nguyệt Không Đều Hiệu Quả

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai.

  • Có rất nhiều nguyên nhân làm các chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai như:
  • Vòng đặt tránh thai có chứa nội tiết tố hoặc chứa đồng nên khi vào trong cơ thể người phụ nữ sẽ khó thích nghi, gây ức lên cổ tử cung, bong lớp niêm mạc dẫn đến hiện tượng rong kinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai có thể làm bạn thủng dạ con khi thực hiện sai thủ thuật

  • Vòng tránh thai đặt vào tử cung người phụ nữ gây ra rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố.
  • Hiện tượng xuất huyết, rong huyết sau khi đặt vòng được lý giải do màng trong tử cung bị chèn ép và mài mòn làm huyết quản mở rộng, máu chảy nhiều và mạnh hơn.
  • Các chị em sau khi đặt vòng thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi,căng thẳng, chán ăn, những yếu tố này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Đặt Vòng Tránh Thai, Bạn Nên Làm Gì?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì để điều trị hiệu quả?

Việc điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì khiến nhiều người mong muốn tìm hiểu. Điều trị triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể kết hợp các phương pháp khác nhau. Các bài thuốc đông y và tây y có nhiều hiệu quả khi điều trị rối loạn kinh nguyệt. Cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn cho mình các bài thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.

Rối Loạn Kinh Nguyệt – Uống Thuốc Gì Để Điều Trị An Toàn? 1

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt – Uống Thuốc Gì Để Điều Trị An Toàn?

Thuốc giảm cân – kiểm soát cân nặng nhưng liệu có tốt cho kinh nguyệt?

Thuốc giảm cân (hay còn gọi là thực phẩm chức năng giảm cân, viên nang giảm cân, viên uống giảm cân) là những loại thuốc được sản xuất từ những nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược, trong đó có các chất như Phentermin, Phedimetrazin, Dethylpropion hay Methycellulose, Sterculia. Đây đều là các chất gây hạn chế thèm ăn, chán ăn, tạo cảm giác no hay làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể,…

Tuy nhiên, thuốc giảm cân đem lại nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Điển hình của nó là cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon, và bên cạnh đó là gây rối loạn kinh nguyệt, làm ảnh hưởng đến nội tiết tố của chị em phụ nữ. Như vậy, uống thuốc giảm cân rối loạn kinh nguyệt là một điều rất phổ biến và thường thấy mà hầu như người dùng nào cũng gặp phải.

Xem thêm:

Có Hay Không Rối Loạn Kinh Nguyệt Khi Uống Thuốc Giảm Cân?

Xem thêm:

Tiền Sản Giật Là Gì, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chẩn Đoán Chuẩn

Tài liệu tham khảo

https://suckhoewiki.com/roiloankinhnguyetlaginguyennhantrieuchungcachdieutri.html

https://www.chuabenhvosinhhiemmuon.com/caisuaxongbiroiloankinhnguyet/

https://dakhoaauahcm.vn/kinhnguyetkhongdeusaukhicaisua.html

http://www.humanillnesses.com/original/KidMen/MenstrualDisorders.html

5/5 - (1 vote)