Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai được nhiều chị em phụ nữa lựa chọn hiện nay. Không chỉ bởi sự thuận tiện mà còn có hiệu quả phòng ngừa cao. Tuy nhiên việc dùng thuốc và can thiệp tới nội tiết tố cũng có thể tiềm tàng một số phản ứng nhất định. Đó là lý do nhiều người có chung thắc mắc rằng có hay không việc tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh không? Và câu trả lời là gì – cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Hiểu đúng về tiêm thuốc tránh thai?
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai tạm thời cho các chị em phụ nữ. Thuốc tránh thai được tiêm trực tiếp vào vùng dưới da, bắp tay, cơ mông hoặc mặt trước đùi và sẽ có tác dụng trong 3 tháng; sau thời gian 3 tháng nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng biện pháp này sẽ được tiêm nhắc lại.
Thuốc được tiêm trực tiếp vào mạch máu nên sẽ thẩm thấu và có tác dụng nhanh, nhưng để đảm bảo ngừa thai tuyệt đối các chị em nên sử dụng cách tránh thai khác như bao ca su trong 1 tuần sau khi tiêm để chắc chắn là thuốc đã có tác dụng. Có nhiều loại thuốc tránh thai dạng tiêm nhưng được sử dụng phổ biến nhất là Depo – Provera, Noristerat, Sayana Press.
Sau khi tiêm thuốc loại hooc mon progesterone có trong thuốc sẽ làm ức chế sự rụng trứng đồng thời làm cho chất dịch nhầy trong cổ tử cung dày đặc hơn để ngăn chặn sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng rồi thụ tinh.
Thuốc Depo – Provera và Noristerat thường được tiêm vào cơ sâu là cơ mông; thuốc Sayana Press thường được tiêm dưới da, mặt trước đùi hay vùng bụng. Mỗi người có một thể trạng cũng như cơ địa khác nhau nên việc nên sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp cần được tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Vì Sao Tiêm Thuốc Tránh Thai Ra Máu Và 10 Điều Lưu Ý
Xem thêm: Tiêm Thuốc Tránh Thai Cho Nam Giới – Tại Sao Không?
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tạm thời an toàn, hiệu quả
Những ưu điểm và hạn chế của tiêm thuốc tránh thai.
Phương pháp tiêm thuốc tránh thai hiện đang được các chị em phụ nữ rất tin tưởng và ưu chuộng với khá nhiều đặc tính nổi bật như sau:
Thuốc tiêm được sử dụng với liều lượng cao (150 mg/lần), quá trình hấp thu chậm, kéo dài, chỉ cần tiêm 1 lần có thể tránh thai trong 3 tháng sau đó mà không cần dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào khác;
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý, sự hưng phấn tình dục;
- Với các mẹ bỉm sữa đang cho con bú sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ;
- Có thể khôi phục khả năng sinh sản sau khi dừng sử dụng thuốc mà không có ảnh hưởng gì;
- Hiệu quả của biện pháp gần như là tuyệt đối; lên đến 99,6%; chỉ có một số ít trường hợp có sự thụ thai do những yếu tố khách quan;
- Có thể áp dụng với những chị em vừa sinh, những người bị bệnh van tim chưa biến chứng hoặc đang bị u xơ;
- Không gây các rối loạn về tim mạch, huyết áp.
Ngoài những ưu diểm nổi bật thì tiêm thuốc tránh thai cũng có một số tác dụng phụ khó tránh khỏi như:
Hooc môn có chưa trong thuốc gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện rong kinh, rong huyết; có thể mất trung bình 8 tháng để kinh nguyệt trở lại bình thường;
- Gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mắt, buồn nôn, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, đau nhẹ ở vú;
- Sau khi dừng sử dụng thuốc cần có thời gian để có thể thụ thai lại, thường từ 2 đến 4 tháng, cũng có trường hợp lên đến 6 tháng;
- Có nguy cơ gây loãng xương với các trường hợp tiêm thuốc tránh thai từ 2 năm trở lên;
- Các chị em có thể bị tăng cân nhanh chóng, có trường hợp tăng đến 10kg trong vòng 3 tháng;
- Không có khả năng phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, bệnh lậu.
Thông thường với những triệu chứng đơn giản như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… sẽ xuất hiện sau mũi tiêm đầu tiên và hết dần trong thời gian ngắn nên các bạn không cần quá lo ngại nhưng nếu các triệu chứng đó kéo dài thì các chị em nên đến cơ sở y tế để được tư vấn
Tiêm thuốc tránh thai có thể gây ra những tác dụng phụ cần lưu ý
Như vậy có thể thấy biện pháp tiêm thuốc ngừa thai có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng biện pháp này do nó còn nhiều tác dụng phụ. Các chị em khi muốn áp dụng biện pháp này cần phải biết mình nên tiêm thuốc tránh thai ở đâu, nên tiêm thuốc tránh thai ở bệnh viện nào, tiêm thuốc tránh thai loại nào cho hiệu quả và cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu?
Tiêm thuốc tránh thai có đắt không có lẽ là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm nhất bởi nếu thuốc tiêm có chi phí quá cao thì không phải ai cũng có khả năng để sử dụng.
Hiện tại thuốc tiêm tránh thai đang được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí do đây là một phần nằm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế nếu bạn tiêm tại trạm y tế xã phường hay các trung tâm y tế quận huyện, trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện sản phụ khoa trên cả nước. Khi tiêm tại đây bạn chỉ phải mất thêm tiền công cho dịch vụ tiêm, giá dịch vụ được niêm yết theo quy định của nhà nước, sẽ dao động trong khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng. Ngoài ra còn có thắc mắc như tiêm thuốc tránh thai 3 tháng bao nhiêu tiền hay mỗi lần tiêm nhắc lại có mất tiền không thì câu trả lời là các chị em sẽ được hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc tiêm và chỉ phải thanh toán tiền công dịch vụ của nhân viên y tế trong mỗi lần tiêm.
Với những chị em tiêm thuốc tránh thai tại các phòng khám thì chi phí về thuốc cũng như dịch vụ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu của bản thân cũng như cách thức hoạt động tại phòng khám đó. Trên thực tế có những trường hợp không muốn đến tiêm tại các cơ sơ y tế vì sợ thủ tục rườm rà tốn thời gian và muốn biết thuốc tiêm tránh thai mua ở đâu để tự thực hiện hoặc thuê nhân viên y tế riêng thực hiện. Thuốc tiêm tránh thai là một loại thuốc không được lưu hành công khai, phổ biến trên thị trường, chỉ có những cơ sở y tế, trung tâm y tế cũng như phòng khám đủ điều kiện mới được cấp sử dụng loại thuốc này.
Thuốc tiêm tránh thai được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế
Nên tiêm thuốc tránh thai ở địa điểm nào?
Hiện nay hầu hết tại các cơ sở y tế trong toàn quốc đều có các phòng ban về kế hoạch hóa gia đình; đây là bộ phận giải quyết, tiếp nhận, tư vấn và thực hiện biện pháp tiêm thuốc tránh thai cho các chị em phụ nữ. Đây là một trong những chính sách thực hiện kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế, đã được triển khai rộng rãi nên các chị em có thể đến nhưng cơ sở y tế gần nhà để tiêm như trạm y tế xã phường, trung tâm y tế quận huyện, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa.
Với những chị em muốn tiêm thuốc tránh thai tại các phòng khám tư nhân nên chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cũng như hiệu quả của biện pháp. Một số chị em có băn khoăn rằng tiêm thuốc ngừa thai 3 tháng ở đâu, nếu chỉ tiêm 1 lần và không nhắc lại thì có thể tiêm ở đâu? Với mục tiêu kế hoạch hóa gia đình các cơ sở, trung tâm y tế trên toàn quốc sẽ hỗ trợ, giải quyết tiêm thuốc tránh thai cho bạn trong mọi trường hợp.
Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm thuốc tránh thai
Một số câu hỏi thường gặp về tiêm thuốc tránh thai.
Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Thời gian được cho là có thể quan hệ an toàn phụ thuộc vào thời điểm mà các chị em tiến hành tiêm thuốc tránh thai:
Nếu các chị em tiêm thuốc trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên (ngày xuất hiện kinh) đến ngày thứ bảy của chu kỳ kinh nguyệt thì thuốc sẽ phát huy tác dụng ngay sau khi tiêm. Ở trường hợp này các chị em có thể hoàn toàn yên tâm quan hệ mà không lo sẽ dính bầu.
Nếu thuốc tránh thai được tiêm sau ngày thứ bảy của chu kì kinh nguyệt thì khi quan hệ các chị em nên sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su ít nhất trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiêm để đảm bảo rằng thuốc đã có tác dụng.
Chú ý về thời điểm tiêm thuốc tránh thai để biết có thể quan hệ an toàn ngay sau đó không.
Xem thêm:
Đâu Là Thời Điểm Tiêm Thuốc Tránh Thai Để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất
Tiêm thuốc tránh thai có hại không?
Như đã nêu ở trên ngoài những ưu điểm nổi bật việc tiêm thuốc tránh thai không tránh khỏi những tác dụng phụ như mất kinh, rong kinh, rong huyết, tăng cân nhanh chóng, có nguy cơ loãng xương, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau bụng dưới,…
Thông thường những biểu hiện này chỉ xuất hiện sau khi tiêm mũi đầu tiên sau đó giảm dần triệu chứng và biến mất, nếu bạn thấy những biểu hiện này xuất hiện trong thời gian dài và không có sự thuyên giảm thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời. Ngoài ra thuốc tiêm tránh thai cũng được chống chỉ định với các trường hợp sau: phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai; mắc các bệnh về tim mạch có biến chứng, tăng huyết áp; phụ nữ đã và đang điều trị ung thư vú; người bị tiểu đường; mắc chứng giảm tiểu cầu trầm trọng; mắc các bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, u gan mất bù;…
Tiêm thuốc tránh thai mất thời gian bao lâu, có phải nằm viện không?
Trước khi tiến hành tiêm thuốc tránh thai các chị em sẽ được tiến hành thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tư vấn kĩ lưỡng về loại thuốc cũng như những tác dụng phụ nào có thể gặp phải rồi thực hiện một số xét nghiệm nhỏ để chắc chắn rằng bạn không có thai hay có chống chỉ định sử dụng thuốc tiêm. Sau khi thực hiện đầy đủ các khâu thăm khám, tư vấn, xét nghiệm bạn sẽ được tiêm ngay sau đó, bạn chỉ cần lưu lại cơ sở y tế từ 15 đến 20 phút để theo dõi về các dấu hiệu phản ứng có thể của thuốc.
Biện pháp tránh thai bằng phương pháp tiêm thuốc – cơ chế là gì?
Tiêm thuốc là biện pháp tránh thai hiện đại khá phổ biến, sử dụng cơ chế thay đổi cân bằng nội tiết tố. Thuốc tiêm có chứa hormone progestine được đưa vào người sẽ có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời đây là phương pháp giúp làm dầy chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Nếu sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ, phương pháp tránh thai này có thể có hiệu quả gần như tuyệt đối, lên tới 98%.
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp hiện đại, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ
Các câu hỏi về tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai có kinh không?
Trước hết cần khẳng định rằng, tiêm thuốc tránh thai vẫn có kinh nguyệt bình thường. Đó là nhận định của bác sĩ. Tuy nhiên lại có một số trường hợp mất kinh sau khi dùng thuốc. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng không phải với mọi đối tượng.
Nói cách khác, một số chị em băn khoăn về việc sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh? Nếu được thăm khám và nhận được sự tư vấn cũng như điều trị đúng cách của bác sĩ thì bạn hoàn toàn có thể không phải lo lắng tới vấn đề này.
Nhưng trên thực tế vẫn có xác suất trường hợp bị các tác dụng phụ, trong đó liên quan tới kỳ kinh. Ngoài mất kinh tạm thời còn có thể bị rối loạn chu kỳ, rong kinh hay kinh ra không đều màu.
Tại sao tiêm thuốc tránh thai kinh nguyệt không đều?
Để trả lời cho câu hỏi tại sao khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, trước hết bạn cần hiểu được cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai.
Về bản chất, việc tiêm thuốc tránh thai là đưa vào người một lượng hormone progestin- phiên bản tổng hợp của progesterone. Loại hormone này có tác dụng làm dày chất nhầy ở cổ tử cung, ức chế rụng trứng, ngăn không cho trứng và tinh trùng có điều kiện gặp nhau. Thông thường một mũi tiêm sẽ có tác dụng trong vòng vài tháng. Hết thời gian quy định, thuốc sẽ hết tác dụng. Nếu không tiêm mũi tiếp theo thì việc thụ tinh và có thai lại diễn ra bình thường.
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là phản ứng có thể gặp khi sử dụng biện pháp này
Biện pháp tránh thai bằng thuốc, dù ở dạng nào, cũng được các bác sĩ khuyến cáo có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, loãng xương, nổi mụn hay rối loạn kinh nguyệt. Vậy tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh, hay thậm chí mất kinh tạm thời?
Nếu đã nắm được cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai thì bạn sẽ hiểu rằng việc đưa thêm hormone vào người sẽ làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Lúc này lượng progestin cao hơn estrogen so với tỷ lệ bình thường. Điều này không chỉ dẫn đến ức chế niêm mạc tử cung không phát triển mạnh, không dày lên, bong ra và chảy máu hình thành kinh nguyệt. Cũng có thể kinh nguyệt có ra nhưng ít hơn so với bình thường.
Ngược lại, lại có trường hợp, ở những lần đầu sử dụng thuốc, kỳ kinh lại kéo dài hơn bình thường, lượng máu ra cũng nhiều hơn. Tùy vào cơ địa của từng người mà thuốc sẽ có những phản ứng nhất định. Chứ không phải ai cũng gặp triệu chứng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh.
Tiêm thuốc tránh thai rong kinh bao lâu?
Thông thường, với phụ nữ sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai lần đầu, hiện tượng rong kinh, vô kinh xảy ra trong vòng 3 tháng đầu khi tiêm mũi tiêm thứ nhất. Thậm chí có người còn có thể kéo dài hơn tùy vơ địa. Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài có thể kèm theo triệu chứng mất máu kèm theo các biểu hiện lạ như gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, người mệt mỏi, da xanh xao.
Rong kinh lâu ngày trong thời gian dài cũng tiềm ẩn các nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, nhất là về viêm nhiễm. Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là tâm lý lo lắng của chị em khi tiêm thuốc tránh thái bị rong kinh, mất kinh. Kỳ kinh kéo dài cũng gây bất tiện, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các chị em trong thời gian này.
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là triệu chứng phụ không phải hiếm gặp của thuốc. Tuy nhiên nếu hiện tượng kinh nguyệt rối loạn kéo dài nhiều tháng sau nhiều mũi tiêm và rong kinh với lượng máu lớn thì chị em nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn, tuyệt đối không được chủ quan.
Triệu chứng tiêm thuốc tránh thai bị rong huyết có thể kéo dài trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh thì phải làm sao?
Rong kinh vốn là một biểu hiện bất thường, gây ra nhiều nguy hiểm với chị em phụ nữ. Dù chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trên, bất kể biểu hiện khác thường của chị ems au khi tiêm thuốc tránh thai cần được theo dõi chặt chẽ và xử lí hiệu quả.
Nên hiểu rõ và tìm hiểu kĩ, kinh nguyệt rối loạn gây mất kinh, rong kinh chỉ là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai, không phải một dạng bệnh lý. Bởi vậy chị em hoàn toàn có thể yên tâm rằng tình trạng này sẽ có thể xảy ra và kéo dài khoảng 3 tháng đầu tiên. Sau đó kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Khi đến các cơ sở y tế có uy tín để thực hiện biện pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và làm các xét nghiệm kiểm tra sự phù hợp của cơ thể. Bởi vậy nếu sau khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh thì cũng không phải vấn đề đáng lo ngại.
Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng, sợ hãi khi gặp phải phản ứng này của cơ thể thì có thể cân nhắc tới việc ngừng tiêm thuốc. Thay vào đó là sử dụng các biện pháp khác. Tuy nhiên, khi lựa chọn các cách tránh thai hiện đại thì tốt nhất nên có sự tư vấn từ bác sĩ.
Đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn khi hiện tượng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh diễn ra quá lâu
Nếu hiện tượng rong huyết chảy máu nhiều hoặc chảy máu lắt nhắt diễn ra lâu hơn sự khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm. Xét nghiệm này để loại trừ khả năng bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Trong trường hợp nguyên nhân gây vô kinh, rong huyết là do các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì cần được điều trị ngay để tránh những hậu quả tệ và không mong muốn xảy ra. Trong quá trình điều trị vẫn có thể sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai.
Lưu ý khi tiêm thuốc tránh thai
Biện pháp dùng thuốc tránh thai, dù ở dạng uống hay dạng tiêm, đều không phù hợp với mọi đối tượng. Có những trường hợp được khuyến cáo không sử dụng cách phòng tránh này. Vì vậy điều đầu tiên cần phải nhớ khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào là chị em cần đến các cơ sở y tế có y tín để tiến hành thăm khám và nhận được sự tư vấn cũng như hướng dẫn từ bác sĩ. Hiện tượng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh sẽ được các bác sĩ phổ biến trước khi sử dụng thuốc.
Xem thêm:
4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh
Tại đây, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm lâm sàng để đảm bảo rằng cơ thể bạn đang ở trạng thái phù hợp và sẵn sàng sử dụng thuốc. Ngược lại, nếu cơ thể đang mắc các bệnh sau thì bạn sẽ không thể áp dụng cách ngừa thai này:
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai
- Đang bị ung thu vú. Nghi ngờ bị ung thư vú hoặc có thể tái phát.
- Bệnh cao huyết áp, thể trạng kém
- Các bệnh liên quan tới tim mạch, đau tim, có tiền sử bị tai biến (hoặc trong gia đình có người thân cận bị tai biến), thiếu máu cơ tim,…
- Bệnh lý về máu, lupus ban đỏ
- Bệnh đau đầu kinh niên
- Chảy máu ở âm đạo và chưa rõ nguyên nhân
- Các bệnh về gan, xơ gan cấp độ nặng
- Phụ nữ mắc một số bệnh khác, sức khỏe không ổn định.
Chị em cần chú ý những trường hợp không nên sử dụng thuốc tránh thai
Đối với trường hợp mẹ đang cho con bú, mẹ mới sinh thì sau khoảng 6 tuần là có thể sử dụng thuốc. Việc tiêm thuốc sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc tiêm cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chú ý về thể trạng và bệnh lý (nếu có) của mẹ, đồng thời tìm hiểu và xem xét các biện pháp tránh thai an toàn khác để thực hiện, sao cho phù hợp nhất với hiện trạng của cơ thể mẹ.
Mỗi mũi tiêm chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định, thường là 3 tháng. Bởi vậy chị em cần theo dõi thời gian để kịp thời tiêm mũi tiếp theo. Nếu muốn mang thai lại, có thể ngừng sử dụng thuốc.
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là hiện tượng phản ứng của cơ thể không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chị em cũng không nên chủ quan nếu tình trạng này diễn ra quá lâu, thì nó có thể là dấu hiệu của một dạng bệnh lý. Cần phải thăm khám bác sĩ để nhận được hướng dẫn và tư vấn phù hợp, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời đảm bro an toàn cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm: