Hiện tượng trẻ chậm nói ngày càng phổ biến ở trẻ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học hỏi và phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con mình bị chậm nói, đặc biệt là khi bé đã 2 tuổi. Vậy trẻ 2 tuổi chưa biết nói nguyên nhân do đâu và làm cách nào để bé sớm biết nói như những bạn đồng trang lứa?
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nguyên nhân do đâu
Chậm nói ở trẻ là gì?
Chậm nói ở trẻ là hiện tượng trẻ bị chậm về ngôn ngữ so với những trẻ cùng lứa tuổi. Một đứa trẻ được coi là chậm nói khi trẻ ở giai đoạn từ 18 đến 35 tháng tuổi có thể hiểu được ngôn ngữ do người lớn nói với trẻ nhưng gặp khó khăn trong việc diễn tả do có vốn từ hạn chế.
Nếu bé đã lên 2 tuổi mà không thể dùng nhiều từ hay cụm từ kết hợp, chưa sử dụng được đến 50 từ thì bé được coi là chậm nói. Những bé phát triển ngôn ngữ bình thường thì vốn từ bé học được khá nhiều từ trong giai đoạn từ 18 tháng tuổi đến 20 tháng tuổi, và số từ tăng lên đến trên 50 từ khi bé được 2 tuổi. Trường hợp bé 2 tuổi chưa biết nói nghĩa là tốc độ phát triển ngôn ngữ ở bé quá chậm.
Trẻ 2 tuổi chưa nói nguyên nhân do đâu?
Có một số trường hợp trẻ 2 tuổi chưa biết nói và chưa từng biết nói; và một số rất ít trường hợp trẻ đã từng nói được ít nhiều nhưng vì lý do nào đó mà bé không chịu tập nói. Nguyên nhân của việc bé 2 tuổi chưa biết nói có thể là:
Cấu tạo vòm miệng dị dạng là nguyên nhân trẻ 2 tuổi chưa biết nói
- Trẻ bị vấn đề về cấu tạo lưỡi hoặc vòm miệng, ví dụ như dị tật hở hàm ếch, dính cơ cơ dưới lưỡi…
- Trẻ gặp vấn đề về thính lực, tai trẻ không được hoặc nghe không rõ khiến trẻ khó khăn trong việc tập nói.
- Bé tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, ti vi, máy tính làm bé lười tập nói.
- Bé ít từ ngữ do ít có cơ hội giao tiếp với người lớn, ít tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, do không có người nói chuyện với bé.
- Bé bị bệnh nặng trong thời gian dài hoặc những biến cố tâm lý như tự kỷ, stress, sợ hãi quá mức có thể làm bé ngừng tập nói khi đang trong độ tuổi tập nói.
- Do tiền sử bố hoặc mẹ, hoặc trong gia đình có người chậm phát triển ngôn ngữ.
- Bé bị các chứng câm điếc bẩm sinh, bé bị dị tật Down bẩm sinh, bé bị sinh non thiếu cân hoặc não bộ chậm phát triển làm cho sự phát ngôn ngữ của bé chậm hơn so với bạn đồng trang lứa.
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?
- Theo thống kê, bình quân thế giới có khoảng 15% trẻ bị mắc chứng chậm phát triển khả năng nói do nhiều nguyên nhân. Và phụ huynh không nên quá lo lắng vì thường có đến 50% trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể nói được do được bổ sung từ vụ trong giai đoạn trước 3 tuổi.
- Tuy nhiên, trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của trẻ và gây khó khăn cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ. Thông thường, ở giai đoạn 2 tuổi, bé đã có thể nói được những từ ngữ đơn giản thể hiện nhu cầu bản thân và những phản ứng cho người lớn biết trẻ đang muốn gì.
- Khi trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết nói có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của trẻ có đôi chút khó khăn, bé muốn gì hay cần gì thì phải nói ra thì mới được đáp ứng đúng. Hơn nữa, bé 2 tuổi hoặc bé 2 tuổi rưỡi chưa biết nói có thể gây ảnh hưởng tới kỹ năng ngôn ngữ yếu ở tuổi thiếu niên cũng như trong khi đi học, đọc.
Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?
Khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói, phụ huynh cần xác định đúng nguyên nhân khiến bé chưa biết nói để có cách giải quyết phù hợp nhất. Một số việc có thể cần thiết cha mẹ phải làm khi bé đã 2 tuổi nhưng chưa biết nói như:
Cho bé đi khám chuyên khoa để kiểm tra nguyên nhân
- Cho bé đi khám tai – mũi – họng tại cơ sở y tế chuyên khoa: để kiểm tra các vấn đề liên quan đến thính lực, những dị tật vòm miệng (hở hàm ếch) hoặc dính cơ dưới lưỡi. Nếu bé mắc các vấn đề này thì phải cần sự can thiệp của y tế và kết hợp tập nói lại cho trẻ.
- Trẻ 2 tuổi chưa biết nói khám ở đâu? Lật lại nhật ký xem bé có bị chấm động tâm lý, chứng tự kỷ hay vấn đề sức khỏe như bệnh lý hay thiếu chất dinh dưỡng để giúp bé giải quyết xong thì bé mới có thể tập nói được. Và hãy cho trẻ đi khám chuyên khoa tâm lý ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chuẩn đoán đúng tình trạng của trẻ.
- Cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để kiểm tra xem bé có bị thiếu hụt dinh dưỡng gây chậm phát triển não bộ và tình trạng kém tập trung. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sẽ cho bố mẹ biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ và khuyến cáo cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não, tăng khả năng học hỏi và nhanh biết nói.
Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Khi các vấn đề về bệnh lý đã có cách giải quyết, để giúp trẻ học nói nhanh hơn, cha mẹ cần thực hiện kết hợp một số giải pháp sau:
- Dành thời gian cho tập nói: mỗi ngày cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút để chơi cùng và tập cho trẻ nói. Nên tìm hiểu sở thích của trẻ để tập cho trẻ nói theo sở thích sẽ dễ dàng hơn, bé sẽ có hứng thú khi tập nói.
- Giao tiếp với trẻ nhiều hơn: tạo ra những tình huống hoặc tận dụng những tình huống đơn giản xảy ra hàng ngày như đồ chơi, món ăn, hình ảnh trái cây, con vật hay vật dụng để kích trẻ nói chuyện và phát ra tiếng nói. Trẻ 2 tuổi thường yêu thích những con vật ngộ nghĩnh, do vậy hãy chỉ cho bé tên các con vật và cho bé nhắc nhiều lần để ghi nhớ và tăng thêm vốn từ.
- Cho bé xem sách truyện tranh và đọc sách cùng bé: có cha mẹ sẽ thắc mắc bé chưa biết chữ sao mà đọc được? Thực ra chỉ cần bé chịu nhìn vào sách, nghe được và hiểu được những lời người lớn nói, cha mẹ hãy cho bé xem những quyển truyện tranh ảnh và tập cho bé nói những từ ngữ đơn giản trong tranh ảnh để trẻ có khái niệm về ngôn ngữ. Nếu trẻ yêu thích tranh ảnh thì bé sẽ sớm nói được theo khi người lớn nói những từ thể hiện trong tranh.
- Tránh xa các thiết bị điện tử thông minh: không cho bé xem điện thoại, ti vi hay những thiết bị điện tử thông minh vì chúng có thể khiến trẻ lười tập nói, lười nói. Nhiều trẻ đang trong quá trình tập nói nhưng được cha mẹ cho xem ti vi, điện thoại cho bé đỡ nghịch ngợm, đỡ hiếu động để cha mẹ có thời gian làm việc. Điều này vô tình làm cho trẻ giảm khả năng phát triển ngôn ngữ, trường hợp kéo dài có thể dẫn tới tình trạng bé không biết nói do không được giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Tạo môi trường năng động: tích cực cho bé chơi và tiếp xúc nhiều với trẻ đồng trang lứa, với anh/ chị/ em trong gia đình để kích thích bé học nói, tập phát ngôn theo và sẽ nhanh biết nói.
- Cho trẻ nghe nhạc vui nhộn hoặc những trò chơi có âm thanh để giúp bé ghi nhớ, bắt chước học theo và phát ra âm thanh.
- Tuyệt đối không bắt chước âm thanh do bé nói hoặc những từ bé nói chưa đúng để tránh trường hợp bé hiểu nhầm và phát âm sai.
Chơi cùng trẻ để kích thích trẻ tập nói
Quá trình dạy trẻ tập nói rất cần sự kiên nhẫn của cha mẹ, bởi sự phát triển và tiếp thu ngôn ngữ ở mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ học nhanh và cũng có trẻ học rất lâu mới nói được. Trong quá trình dạy trẻ nói, cha mẹ tuyệt đối không được cáu gắt và luôn vui vẻ để bé không bị stress gây tình trạng càng trở nên trầm trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm nói
Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng chế độ dinh dưỡng cũng gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi trẻ bị thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu có thể làm não bộ kém phát triển và gây mất tập trung ở trẻ, do đó khả năng tập nói ở trẻ cũng có phần bị hạn chế. Do vậy, khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói, ngoài chế độ luyện tập, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển toàn diện và tăng khả năng tập trung học hỏi, giúp trẻ nhanh biết nói.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ trẻ tập nói
Cha mẹ hãy cho trẻ ăn đa dạng các món ăn để trẻ hấp thu đủ các nhóm dưỡng chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết. Lưu ý bổ sung đầy đủ Omega 3, vitamin A, protein, vi khoáng chất (sắt, iốt, kẽm, magie…) để kích thích sự phát triển của não bộ, ngăn ngừa thiểu năng trí tuệ và chứng chậm nói ở trẻ.
Việc chế biến các món ăn cho trẻ 2 tuổi chưa biết nói cần phải luôn đổi vị, giúp bé thích ăn hơn, ăn nhiều hơn và hấp thu được tối đa các dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể và não bộ của trẻ.
Kết luận
Chậm nói có thể không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ nhưng có thể gây cho trẻ những thiệt thòi nhất định trong quá trình phát triển bản thân. Khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói thì phụ huynh phải đặc biệt để ý và cho bé đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để biết được nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Bởi vì giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng để cho trẻ tập nói và phát triển ngôn ngữ. Khi bé đã lớn hơn 3 tuổi thì khả năng phát triển ngôn ngữ của bé sẽ bị chậm lại. Hành trình “đi tìm tiếng nói cho con” không hề đơn giản, do vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn để cho con yêu một tương lai tươi sáng nhất có thể nhé!
Tài liệu tham khảo
https://vn.theasianparent.com/be2tuoichuanoiduoc
https://phunusuckhoe.vn/tre2tuoichuabietnoicodanglongaic21a334217.html
https://trituetreem.vn/trechamphattrien/chedodinhduong/
https://kidshealth.org/en/parents/nottalk.html